Cuộc đàm phán bước sang một giai đoạn mới là giải quyết vấn đề quân sự và chính trị ở miền Nam Việt Nam. Hai bên đều cho rằng để giải quyết vấn đề này phải có mặt các bên miền Nam Việt Nam.
Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) đề nghị có mặt của đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPNMVN). Phía Mỹ đề nghị có mặt của Cộng hòa Việt Nam tức chính phủ Sài Gòn. Hội nghị 2 bên đã trở thành hội nghị 4 bên. Vì thế, cuộc tranh cãi về hình thù cái bàn kéo dài đến 2 tháng, từ 1-11-1968 đến tháng 1-1969 mới họp được phiên đầu tiên của Hội nghị 4 bên là VNDCCH, Mỹ, MTDTGPMNVN và Chính phủ Sài Gòn.
Trước khi đến Bắc Kinh để nhận nhiệm vụ Đại sứ Pháp do De Gaulle bổ nhiệm, Etienne Manac’h (Vụ trưởng Vụ châu Á-Bộ Ngoại giao Pháp) tham gia các cuộc thảo luận dưới hình thức bàn đàm phán. Ngoài tính chất giai thoại, vấn đề chiếc bàn trên thực tế động chạm đến bản chất của đàm phán bởi vì nó đặt ra vấn đề về vị trí và thân phận các đồng minh của Mỹ và VNDCCH: Ở đây là Chính phủ Sài Gòn và MTDTGPMNVN. Đề xuất của trung gian Pháp về một loại bàn hình kim cương có thể đáp ứng được cả ý muốn của Mỹ- đàm phán 2 bên bên 2 bàn chữ nhật- và của miền Bắc Việt Nam- đàm phán 4 bên bên 4 bàn hình vuông- xuất hiện sau đề xuất của Liên Xô và cuối cùng phương án được chấp nhận là: Một bàn tròn cho phía Mỹ và miền Bắc Việt Nam, hai bên có hai bàn nhỏ hình chữ nhật cho chính phủ Sài Gòn và cho MTDTGPMNVN.
Nguyễn Thế Mai
(dịch và biên tập từ tài liệu: NướcPháp,
bên thứ năm trong đàm phán?)