Trong cuốn Hồi ký do Nxb Grosset and Dunlap, New York (Mỹ ) ấn hành năm 1978 tại trang 730, Nixon đã thú nhận về cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội: “Lệnh ném bom lại trước Noel là quyết định khó khăn nhất của tôi trong cuộc chiến tranh này nhưng cũng là một quyết định dứt khoát nhất và cần thiết nhất” (Noel 1972-NV). Và, quả đúng đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Nixon trong cuộc đời làm Tổng thống của ông ta, dẫn đến thất bại trên bàn đàm phán Paris.
Những hố bom và sự tàn khốc của B52
không làm người dân Hà Nội run sợ
Ảnh: Internet
Ngày 18-12-1972, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ về đến Hà Nội cũng chính là thời điểm máy bay chiến lược B52 của Mỹ ném bom rải thảm Hà Nội, mở đầu cuộc tập kích mang tên Linebacker II tàn bạo nhất, quy mô nhất của không quân Mỹ vào Thủ đô của Việt Nam kể từ đầu cuộc chiến tranh.
Chúng ta không bất ngờ vì đã quá hiểu Mỹ. Trước ngày 18-12-1972, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, quân và dân ta đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt đánh trả hành động phiêu lưu quân sự cao nhất của Mỹ. Đảng đã chỉ đạo Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu tập trung tối đa lực lượng, vũ khí, phương tiện, khí tài của bộ đội phòng không, không quân và các lực lượng khác cho trận đánh quyết định này. Ngày 21-12-1972, vừa chỉ đạo quân và dân Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương đánh trả cuộc ném bom, đánh phá tàn bạo do đế quốc Mỹ gây ra, Đảng, Chính phủ ta ra Tuyên bố lên án chính quyền Nixon leo thang chiến tranh, trì hoãn ký Hiệp định, đồng thời lệnh cho các đơn vị tập trung toàn lực chiến đấu, bắn rơi nhiều máy bay Mỹ hơn nữa, làm thất bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược của kẻ thù.
Đây là điều Mỹ không ngờ tới, cũng trong cuốn Hồi ký kể trên của mình ở trang 733, Nixon thú nhận: “Nỗi lo nhất của tôi, trong cái tuần lễ đầu này, không phải là làn sóng phê phán nổi lên ở trong nước cũng như ngoài nước như đã dự kiến, mà là sự tổn thất lớn về máy bay B52”. Trong bối cảnh bị dư luận trong nước Mỹ và thế giới lên án, bị tổn thất nặng nề về máy bay và giặc lái, lại không khuất phục được ta, ngày 22-12, phía Mỹ lại gửi tiếp một công hàm đề nghị Kissinger và Lê Đức Thọ gặp nhau vào ngày 3-1-1973 và nếu Việt Nam chấp nhận, Mỹ sẽ ngừng ném bom từ phía Bắc Vĩ tuyến 20 trở lên từ ngày 30-12-1972. Tuy nhiên, không vồ vập trước đề nghị này mà đến ngày 26-12, Chính phủ Việt Nam mới trả lời Mỹ, đồng ý nối lại cuộc họp cấp chuyên viên bàn về các Nghị định thư và cuộc họp giữa Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ, Trưởng đoàn Xuân Thủy với Kissinger sẽ tiến hành vào ngày 8-1-1973. Chủ trương của Đảng ta là đập tan hành động chiến tranh của Mỹ bằng các hoạt động quân sự, coi đó là đòn quyết định, đánh trước, đàm phán sau, buộc Mỹ phải chấp nhận thất bại hoàn toàn.
Thông báo của Ban Bí thư số 08/TB/TW ngày 30-12-1972, về tình hình trước mắt của cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước, đã nêu rõ: “Trong thời gian qua, từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12, đế quốc Mỹ đã điên cuồng leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, đánh phá rất ác liệt và tập trung vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, nhiều khu công nghiệp và vùng đông dân khác. Chúng mong tạo “thế mạnh” để ép ta nhân nhượng trong cuộc thương lượng ở Paris, nhưng chúng đã bị thất bại nặng cả về quân sự và chính trị, không quân chiến lược Mỹ đã bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt, chúng đã bị thiệt hại lớn nhất về máy bay và giặc lái trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta.
Trong thế thua và lúng túng, trước thất bại to lớn mới, phía Mỹ đã đề nghị nối lại cuộc thương lượng. ta đã lên án hành động chiến tranh mới của Mỹ, đòi chúng phải trở lại tình hình trước
Mốc son trong cuộc đàm phán tháng 1-1973. Ngày 15-1-1973, Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mọi hành động chiến tranh bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Ngày 23-1-1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger ký tắt vào văn bản Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris đã được các Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa ký chính thức tại Paris. |
ngày 8-12, phải từ bỏ chính sách đàm phán trên thế mạnh…Lập trường đàm phán của ta vẫn là giữ những nguyên tắc của dự thảo Hiệp định ngày 20-10, chỉ mềm dẻo trên một số điểm không trái với các nguyên tắc cơ bản của ta mà ta có thể chấp nhận được.” Căn cứ chỉ đạo của Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trong các cuộc gặp từ ngày 8-1 đến ngày 13-1-1973, Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy cùng các thành viên của Đoàn đã tận dụng thắng lợi to lớn, oanh liệt vừa giành được trong 12 ngày đêm cuối 1972, buộc Kissinger và phía Mỹ phải chấp nhận cơ bản những nội dung đã thỏa thuận trong dự thảo Hiệp định ngày 20-10.
Chủ trương của Đảng phối hợp giữa hoạt động quân sự giành thắng lợi trên chiến trường, tạo cơ sở cho hoạt động ngoại giao giành thắng lợi trước, trong và sau sự kiện 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã thành công. Bằng thắng lợi quân sự to lớn trên chiến trường hai miền Nam, Bắc, đặc biệt là đánh bại cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phối hợp với hoạt động ngoại giao và cuộc đấu tranh không kém phần quyết liệt trên bàn đàm phán, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân Mỹ về nước, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi tiến lên đánh đổ nhào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành lại độc lập, thu giang sơn về một mối.
Đoạn kết có hậu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được đánh dấu bằng sự phối hợp nhịp nhàng hiệu quả và tuyệt đẹp của hai mặt trận quân sự và ngoại giao, đưa tới thắng lợi cuối cùng. Đây là sự thành công mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh của Đảng ta.
PGS.TS.Nguyễn Mạnh Hà
Viện Lịch sử Đảng
Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh