Mục đọc sách – Những hiểu biết cơ bản về quân sự.Bài giảng của Uỷ viên trưởng

1- Tổ chức: Biên chế và đội hình.

Quân đoàn, sư đoàn đến trung đội, tiểu đội là hình thể của tổ chức.

Mệnh lệnh, điều lệnh, các nhiệm vụ là nhiệm vụ của tổ chức.

Tổ chức cần phải chặt chẽ, thống nhất.

2- Kỷ luật cần nghiêm minh. Tổ chức là cơ thể của quân sự.

Kỷ luật là sinh mệnh của quân sự.

3- Kế hoạch cần rất tỉ mỉ, đầy đủ. Điều kiện: 1- Đối tượng; 2- Hoàn cảnh, địa hình, giao thông, vệ sinh, quân đội bạn, lực lượng ta, lực lượng kẻ thù; 3- Nhiệm vụ và mục đích của ta; 4- Công việc chuẩn bị: lương thực, súng đạn, giao thông, vệ sinh.

4- Mệnh lệnh cần đơn giản, rõ ràng, thiết thực, chu đáo. Chú ý thời gian, địa điểm, tình hình địch, hoàn cảnh, nhiệm vụ và mục đích bản thân công việc chuẩn bị.

5- Động tác như đứng nghiêm, v.v., cần nhanh chóng, xác thực. Đứng nghiêm: thân, tâm, khí, thế đều ổn định.

6- Hành động cần phải đều rǎm rắp, cùng nhất trí, nhanh chóng xác thực. Bí quyết nhanh chóng: đơn giản, tiết kiệm không gian, thời gian và tài lực, vật lực.

7- Sinh hoạt cần chỉnh tề, sạch sẽ, đơn giản, chất phác. Thời chiến bình tĩnh như thời bình. Thời bình khẩn trương, chịu đựng khắc khổ như thời chiến.

8- Quản lý người, việc, địa điểm, vật dụng, thời gian.

9- Tính chất trong sạch, đáng kính; cơ động, bí mật, diện: lường đến những việc có thể xảy ra, tích cực.

10- Hiệu quả và mục đích 1 : thân ái đoàn kết, muôn người một lòng.

11- Điều kiện thành công 2 : cẩn thận, sẵn sàng, kiểm thảo.

HUẤN LUYỆN

Tính chất huấn luyện dựa trên cǎn bản phải xem xét và giao trách nhiệm cho những người có tài nǎng để huấn luyện. Nghĩa là nói rồi thì phải đi làm, đã nói thì phải làm được. Xem xét tình hình, phẩm cách, kinh nghiệm, ưu điểm và khuyết điểm. Tổ chức nhân tài. Dạy làm người, làm việc. Thân ái đoàn kết. Không cẩu thả, không dối trá. Cán bộ. Nghiên cứu, phê bình, thảo luận, thi đua, hỗ trợ. Tự giác, tự động. Sáng tạo, phụ trách. Đầu óc, miệng, mắt, tay, chân đều đạt. Giữ kỷ luật, tiếc thời gian.

Phân biệt sự vật, có cái nặng, cái nhẹ, cái gấp, cái không gấp.

Trao đổi kinh nghiệm. Giao công tác thực tế. Giải đáp thắc mắc.

Phân công việc không tiến thì lùi. Một chỗ buông lơi, trǎm chỗ lười biếng.

Tinh thần càng dùng càng nhạy bén, trí tuệ càng dùng càng minh mẫn.

Cái cần lúc đầu là dũng khí.

Mới, không ngừng tiến thủ, cần có bản lĩnh độc lập. Tự mình làm lấy, tự giác, tự động, tự chủ. Lao động, sáng tạo, quyết đoán. Mỗi ngày một mới. Cần theo dõi, kiểm tra, khảo sát, chỉ đạo, hội báo.

Quyết tâm trở thành người tốt là phải không sợ khổ, không sợ khó, nhất định làm đến cùng những điều chúng ta thấy đáng làm, cho dù chưa chắc thành công vẫn ra sức làm dù gặp phải gian nan nguy hiểm gì, cùng cực càng phấn đấu, không lùi bước, phải làm thực sự, làm nhanh, làm một cách kiên quyết.

Liên hợp với các quốc gia dân tộc đồng tình với ta để cùng đấu tranh cho hoà bình và chính nghĩa của thế giới…

Từ nay về sau, chúng ta hy vọng: tất cả các dân tộc nhỏ yếu trên thế giới nên lấy nhiệt tình đòi độc lập tự do của dân tộc mình giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc. Các quốc gia, dân tộc bị chủ nghĩa bạo lực, bị đế quốc Nhật thôn tính… từ nay về sau đều phải liên hợp lại (tháng 6-1927).

Thái độ: lễ, quy, củ. Kỷ luật: nghiêm, chính. Hành vi: nghĩa, chính, đương. Hy sinh: khảng khái. Phân biệt: liêm, thanh, sở. Tiết kiệm: thực, tại. Giác ngộ: sĩ, thiết, thực. Phấn đấu: dũng, liệt.

Một vật dùng như hai vật. Một người làm việc của hai người. Một ngày làm công của hai ngày. Nói ít, bắt đầu bằng hành động. Tiến bộ.

Qua ba nǎm kháng chiến, mất Bắc Bình, Thiên Tân: 4-8-1937; Trương Gia Khẩu: 25-8-1937; Thạch Gia Trang: 10-10-1937; Thái Nguyên: 9-11-1937; Tuy Viễn: 13-11-1937; Thượng Hải: 13-8 đến 9-11-1937; Nam Kinh: 13-11-1937; Tế Nam: 27-12-1937; Từ Châu: 19-5-1938; Hàng Châu: 25-11-1938; Vũ Hán: 12-6 đến 25-10-1938; Quảng Châu: 21-10-1938; Hải Nam: 10-2-1939; Nam Ninh: 24-2-1939; Nam Xương: 27-2-1939.

Sư đoàn thứ tám Trung Điều Sơn tấn công từ tháng 5 đến tháng 7-1939. Địch khoảng 35 sư đoàn. Hà Bắc, Cáp Nhĩ Tân, Tuy Viễn, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Giang Tô, Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Hà Bắc, Quảng Đông, Hồ Nam, Phúc Kiến, Quảng Tây, cộng tất cả 16 thành phố, 1.170 huyện, địch chiếm 15 thành phố, 533 huyện. Đến hết tháng 3-1940, có tất cả 179.000 quân nguỵ và quân chính quy. Lấy lại Nam Ninh ngày 30-10-1940.

Địch vào Việt Nam tháng 9-1940.

ý nghĩa của vǎn hoá: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, vǎn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ǎn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vǎn hoá. Vǎn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

Nǎm điểm lớn xây dựng nền vǎn hoá dân tộc.

1- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

2- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

4- Xây dựng chính trị: dân quyền.

5- Xây dựng kinh tế.

Tài liệu chữ Hán,
viết trong bản thảo
Nhật ký trong tù.
cpv.org.vn

Advertisement