1. Nhân dân Đông Dương 90% là nông dân. ở các thôn xã, ngoài bọn đại địa chủ ra, toàn bộ nông dân là tá điền. Cǎn cứ vào tư liệu sản xuất có thể phân loại nông dân ra nhiều tầng lớp.
A- Bần nông: không có hoặc có rất ít ruộng đất nên phải đi làm thuê cho đại địa chủ hoặc làm thêm một nghề phụ mới đủ sống;
B- Trung nông: có đủ ruộng đất tự cày cấy lấy, họ không bóc lột ai;
C- Phú nông: có nhiều ruộng đất, một phần do mình canh tác, một phần thuê người làm, phần còn lại cho lính canh;
D- Cố nông (1) : làm thuê cho đại địa chủ, chủ đồn điền và phú nông.
Đa số nông dân Đông Dương là cố, bần nông.
2. Do tập quán phong kiến, lại bị đế quốc áp bức, nông dân bị ba tầng bóc lột:
a) Bị đại địa chủ bóc lột:
Phần lớn ruộng đất tốt, đều nằm trong tay bọn tư sản. Chúng cho nông dân lĩnh canh từng thửa thu tô rất cao (lấy một nửa hoa màu hoặc thu bằng tiền) bắt buộc nông dân phải thuê nông cụ của chúng. Có nhiều nơi, địa chủ cho bọn “quá điền” lĩnh canh, bọn này chia nhỏ ruộng đất đem phát canh lại cho nông dân. Bằng thủ đoạn ấy chúng càng nâng cao tô ruộng đất lên hơn nữa, nên người nông dân nghèo bị trói chặt với chúa đất gần như nông nô trước kia. Ǎn đã không đủ no vì địa tô quá nặng, những ngày lễ bái hoặc khi địa chủ mở tiệc tùng, người bần nông còn phải đem lễ vật đến kính biếu và làm công không cho chủ. Khi phải vay mượn, họ phải trả lời rất cao (ít nhất là 100%) hoặc phải bán hoa màu non lấy có một nửa tiền hoặc đem cầm cố ruộng nương cho bọn vay ǎn lãi.
b) Bị tư bản bóc lột:
Cố nông làm việc suốt ngày không hạn định giờ giấc, mà vẫn không đủ nuôi thân và gia đình. Những người đi ở mỗi nǎm chỉ được nhận 10 đồng. Còn anh em phu đồn điền (cao su, cà phê, bông, v.v.), thì bị đưa đi những nơi xa xôi, nước độc, ǎn ở trong những lán trại bẩn thỉu, được trả công một phần bằng tiền, một phần bằng gạo. Thường thường công xá của những anh em đó bị cúp phạt hết. Khi làm việc họ lại bị đối xử đánh đập như con vật.
Chủ đất làm chúa trong đồn điền, chúng có lính và có người canh gác. Nếu công nhân nổi dậy thì bị chủ hành hạ hết cách.
c) Bị đế quốc bót lột:
Ngoài việc bóc lột nông dân về kinh tế, bọn đế quốc Pháp còn bắt dân cày chịu biết bao thứ thuế nặng nề: thuế thân, thuế chợ, thuế ruộng đất, thuế xây dựng trường, v.v.. Hằng nǎm mỗi người phải đi xâu 6 ngày không công cho chính phủ hoặc phải nạp một số tiền tương đương. Đặc biệt hai nǎm nay thuế má lại tǎng lên rất nhiều. Bọn đế quốc Pháp để cho bọn quan lại và tư sản bóp nặn áp bức nông dân, chúng tìm hết cách để giữ vững chế độ thuộc địa của chúng.
3. Bọn đế quốc và tư sản cướp dần hết ruộng đất canh tác, áp bức và bóc lột nông dân thậm tệ, lại chồng chất thêm nạn thất nghiệp và đói rét. Không khác gì nô lệ, người nông dân phải bán sức lao động đi làm phu ở các đồn điền trong nước hoặc ở ngoài nước. Hoàn cảnh đói khổ đó ngày càng kích động nông dân tiến lên đấu tranh chống bọn địa chủ, tư sản và đế quốc.
Do đó ở nông thôn đã hình thành hai phe đối địch, một bên là hầu hết tất cả anh chị em nông dân, còn một bên là bọn phong kiến đế quốc. Hiện nay ở Trung Kỳ, Nam Kỳ và Bắc Kỳ, nông dân đang sôi sục đấu tranh. Vô sản là đội quân của cách mạng ruộng đất và cách mạng phản đế ở Đông Dương. Hiện nay phong trào cách mạng đang lên mạnh, phải tránh làm sao cho vô sản khỏi phạm những sai lầm có thể đưa cách mạng đến thất bại.
Cho nên phương thức lãnh đạo quần chúng vô cùng quan trọng. Đảng phải hết sức quan tâm.
Sai lầm và khuyết điểm trong phong trào cách mạng của nông dân.
4. Nông hội đang trên đà phát triển mạnh, nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu. Nguyên nhân là vì những đồng chí chịu trách nhiệm tổ chức nông dân ở thôn xã còn phạm nhiều sai lầm thiếu sót chủ yếu sau đây:
a) Về tổ chức – nguyên tắc tổ chức Nông hội không rõ ràng. Tổ chức tiến hành chậm.
Nông hội chưa biểu hiện hết tính chất độc lập của nó. Nông hội phải nêu rõ vai trò của mình để thu hút quần chúng. Nhưng lề lối tổ chức Nông hội chưa tốt, hầu hết mọi công việc đều do đảng viên bao biện, các đồng chí này không biết chọn lấy cán bộ ở trong hàng ngũ nông dân. Các Ban phụ trách phụ nữ và thanh niên cũng chưa thành lập. Các cuộc hội họp thì không thống nhất.
b) Việc tuyên truyền trong nông dân yếu và phạm vi tuyên truyền lại quá hẹp. Chỉ tuyên truyền phản đế và tuyên truyền một ít chống đại địa chủ và tư sản. Một mặt phải đấu tranh mạnh hơn nữa chống những định kiến cho rằng: “Tay không làm sao mà đấu tranh được, hoặc chúng ta không nên gây ra một cuộc chiến tranh nhỏ”, nhưng mặt khác lại phải chống xu hướng khủng bố. Chúng ta cũng chưa quan tâm đầy đủ đến cuộc đấu tranh của cố nông 1 chống lại phú nông, địa chủ 2 . Phải nhân mọi tình trạng bối rối chung này mà lôi cuốn quần chúng đấu tranh; ngày 1-5 chẳng hạn, đáng lẽ phải kêu gọi anh chị em nông dân Thái Bình “Hãy tiến lên, đây là cơ hội các bạn phải vùng dậy”. Nếu không làm như vậy thì chỉ có ép buộc họ đấu tranh mà thôi. Người chỉ huy thiếu khả nǎng và không biết chuẩn bị các cuộc đấu tranh, sau mỗi cuộc đấu tranh, giải tán tự vệ là sai lầm. Phải tổ chức đấu tranh ban đêm.
Nông hội là một tổ chức đấu tranh có trách nhiệm đưa cuộc cách mạng ruộng đất đến thắng lợi, cho nên trong công tác vận động và tuyên truyền, hội viên Nông hội luôn luôn phải nhớ những điều sau đây:
a) Những sự áp bức và bóc lột hàng ngày (như thuế má, bắn giết, chế độ lĩnh canh, tước đoạt ruộng đất, quan lại và tư sản áp bức, v.v.) làm cho quần chúng nông dân nhận thức rõ tình cảnh của mình và thấy cần phải đấu tranh chống địa chủ, tư sản và đế quốc.
b) Giáo dục quần chúng về ý nghĩa cuộc cách mạng ruộng đất (tịch thu ruộng đất của địa chủ bản xứ và người ngoại quốc đem chia cho bần và trung nông), đồng thời cũng phải giải thích cho họ hiểu mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân chủ.
c) Giải thích cho quần chúng thấy cần thiết phải liên minh với giai cấp vô sản, cần phải được vô sản và Đảng Cộng sản, đội tiên phong của vô sản lãnh đạo.
d) Phải tuyên truyền phản đối Hội đồng cải lương, phản đối mọi cải cách, mọi nhóm và đảng phái có tính chất quốc gia. Nông hội phải xuất bản một tờ báo và khuyến khích nông dân viết bài đǎng báo.
đ) Làng là cơ sở của tổ chức Nông hội.
Tổ chức nông dân bao gồm Nông hội làng, Nông hội tổng, Nông hội tỉnh và Tổng Nông hội Đông Dương.
Phải tổ chức bần nông và trung nông vào Nông hội. Trong thời kỳ đầu của phong trào cách mạng, có thể có những phú nông cùng đi với bần, trung nông, nhưng về sau họ sẽ chống lại cách mạng. Cho nên ngay từ bước đầu phải loại trừ ra khỏi Nông hội, và gạt ảnh hưởng của họ đối với bần, trung nông. Chính bọn họ – phú nông và một số đại địa chủ đã tìm cách lọt vào Nông hội để lũng đoạn và phá hoại. Nông dân phải đảm nhận lấy phần lớn những trách nhiệm quan trọng.
Trong Nông hội, những anh chị em nông dân dưới 23 tuổi, phải do một ban thanh niên nông dân lãnh đạo, để dễ gây phong trào thanh niên.
Thanh niên phải tham gia lãnh đạo Nông hội. Nông hội cũng phải thành lập một Ban phụ nữ để vận động chị em phụ nữ tham gia cuộc đấu tranh chung.
Thợ thủ công và công nhân nông nghiệp phải tổ chức thành Công hội. Những Công hội này phải thường xuyên liên lạc với các tổ chức vô sản thành thị và liên hệ thật chặt chẽ với Nông hội.
Tổ chức tự vệ của nông dân rất quan trọng trong các cuộc đấu tranh ở thôn xã. Nông hội phải tuyên truyền giải thích trong quần chúng ý nghĩa việc thành lập một đội tự vệ để bảo vệ và kêu gọi quần chúng tham gia.
7 (1) . Nông hội phải liên hệ chặt chẽ với Công hội. Nông dân và công nhân chịu sự lãnh đạo tối cao về chính trị của Đảng, nhưng phải phân biệt Đảng với các tổ chức Nông hội và Công hội. Đảng tuyên truyền đường lối thông qua những cán bộ của mình. Khi tuyên truyền chính sách của Đảng, cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ không được dùng mệnh lệnh và phải ra sức làm cho quần chúng nông dân tin tưởng ở Đảng.
8. Đường lối chung của cách mạng nông dân hiện nay nhằm:
– Tập hợp, tổ chức trung, bần nông và kích động họ đấu tranh giành lấy chủ quyền cho nhân dân;
– Chứ không phải để tiến hành một cuộc khởi nghĩa địa phương (khởi nghĩa có nghĩa là nổi dậy giành chính quyền). Đảng viên phải cǎn cứ vào đường lối chung đó mà lãnh đạo nông dân đấu tranh. Đánh vào giai cấp thống trị, đánh vào địa chủ và tư sản tức là chúng ta phải kích động nông dân đấu tranh phản đối thu thuế, phản đối chế độ phát canh, phản đối những quy tắc luật lệ của tư sản, v.v., và phải kết hợp đấu tranh kinh tế và chính trị, lợi dụng mọi cơ hội để phổ biến tư tưởng cách mạng ruộng đất và khuyến khích tổ chức một đội tự vệ nông dân.
Chuẩn bị đấu tranh trước hết phải tuyên truyền mạnh mẽ để lôi cuốn đa số quần chúng tham gia; khi có điều kiện tổ chức những cuộc đấu tranh lớn mà chỉ phát động đấu tranh lẻ tẻ thì ảnh hưởng chính trị không tốt.
Để chống lại đàn áp, cần phải chuẩn bị thật chu đáo và lãnh đạo có kế hoạch mọi cuộc đấu tranh, phải phát triển và huấn luyện đội tự vệ nông dân.
Cần làm cho nông dân nhận thức rõ lực lượng và vai trò của mình. Họ phải hiểu được rằng hành động cá nhân hoặc mỗi xu hướng khủng bố đều trái với cương lĩnh hành động của mình.
Đồng thời, phải giải thích cho nông dân hiểu rằng chỉ có một lực lượng mạnh mẽ và có tổ chức mới có thể đương đầu chống khủng bố trắng được. Lãnh đạo nông dân có nghĩa là nghiên cứu tình hình địa phương để rồi phát động phong trào quần chúng. Mỗi cuộc đấu tranh đều nhằm mở rộng ảnh hưởng của Nông hội và của Đảng và nhằm thu hút quần chúng vào Nông hội.
9. Những yêu sách của nông dân
a) Về chính trị – Đòi tự do lập hội, tự do hội họp, tự do ngôn luận và đòi bỏ chế độ kiểm duyệt; phản đối khủng bố trắng, phản đối Hội đồng cải lương; phản đối đưa nông dân đi làm phu đồn điền và đưa họ sang các thuộc địa khác.
b) Về kinh tế – Đòi giảm sưu thuế – đòi bỏ thuế thân, đòi giảm tô ruộng đất, bỏ chế độ phát canh, bỏ chế độ lao dịch. Đối với cố nông: phải tǎng công xá, bớt giờ làm việc. Đòi bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ (tết, kể cả ngày kỷ niệm cách mạng) được trả công.
Báo cáo vào khoảng nǎm 1930.
Tài liệu tiếng Pháp, bản chụp lưu tại Viện lịch sử Đảng
cpv.org.vn
——————————
1. Sự kiện thành lập Đảng: Vào những nǎm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục dâng lên khắp đất nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá mạnh mẽ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một trào lưu cách mạng mới xuất hiện, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân.
Những phần tử tiên tiến trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình đó và đã đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên.
Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội. Đông Dương Cộng sản Đảng ra Chánh cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước tiến mạnh. Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng cũng được thành lập. Tháng 9-1929, những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là yêu cầu phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác – Lênin không cho phép tồn tại tình hình là trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Vì vậy tổ chức một Đảng duy nhất của giai cấp công nhân là yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc đó.
Nhận được tin có các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các tổ chức cộng sản này thống nhất lại.
Sau khi nắm được tình hình trên, Nguyễn ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại biểu đến dự Hội nghị. Riêng Đông Dương Cộng sản liên đoàn, không kịp cử đại biểu đến dự được, sau Hội nghị này đã xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tr.10.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.