“Chúng ta cùng theo đuổi lý tưởng: Tự do-Bình đẳng-Bác ái”

 – “Các bà yêu đất nước mình, các bà mong muốn nước mình được độc lập và thống nhất… Chúng tôi cũng thế, chúng tôi yêu Tổ quốc Việt Nam của chúng tôi, cũng muốn Tổ quốc của chúng tôi độc lập và thống nhất… Người Pháp đã đau khổ vì bị chiếm đóng trong 4 năm.

Trong bốn năm ấy, các bà đã tiến hành cuộc kháng chiến và đánh du kích. Người Việt Nam chúng tôi cũng đã đau khổ vì bị chiếm đóng 80 năm, chúng tôi cũng đã kháng chiến và đánh du kích… Nếu những thanh niên Pháp đến Việt Nam như những công nhân kỹ thuật viên hoặc nhà bác học, thì tôi xin bảo đảm với bà rằng họ sẽ được đón tiếp nồng nhiệt như những người bạn, những người anh em… Nhưng một khi những người này đến với tư cách là những kẻ đi chinh phục có võ trang… thì sự đối địch là điều không thể tránh khỏi…

d


Trong khi một bà mẹ Pháp thương khóc đứa con của mình thì có biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam vừa khóc thương những người con bị chết lại vừa đau xót vì nỗi nhà tan cửa nát… Phải chấm dứt cuộc huynh đệ tương tàn này. Người Việt Nam và người Pháp chúng ta cùng theo đuổi một lý tưởng giống nhau: Tự do-Bình đẳng-Bác ái. Chúng ta có cùng một mục đích giống nhau là chế độ dân chủ. Chúng ta cần nhờ cậy lẫn nhau. Người Việt Nam chúng tôi cũng yêu mến nước Pháp và những người Pháp bạn hữu… Nhưng chính để thực hiện sự hợp tác bình đẳng và hữu nghị ấy, chúng tôi quyết dùng tất cả sức mình để giành được nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi.

Chỉ cần nước Pháp công nhận nền độc lập của chúng tôi thì nước Pháp sẽ chiếm được trái tim và tình cảm của tất cả những người Việt Nam… Theo tinh thần bốn bể đều là anh em, tôi yêu mến thanh niên Pháp cũng như yêu mến thanh niên Việt Nam… Đối với tôi, sinh mệnh một người Pháp hay sinh mệnh một người Việt Nam đều đáng quý như nhau. Tôi thành thực mong muốn thanh niên Pháp và thanh niên Việt Nam hiểu biết lẫn nhau và yêu mến nhau như anh em”. Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 22/9/1946, trên tàu biển đang trở về nước, để trả lời bức thư của bà Chossis, một phụ nữ Pháp có con trai đang cầm súng trong quân đội Pháp tại chiến trường Việt Nam.

“Phải lấy việc giáo dục làm đầu, phải đánh thông tư tưởng cho quần chúng. Dân hiểu, dân làm, thì việc khó đến đâu cũng làm được”. Bác nói chuyện với lãnh đạo 2 tỉnh Lap Kay và Yên Bái trong chuyến thăm ngày 22/9/1958.

“Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của một con người… có quan hệ với nhau rất khăng khít… Thanh niên phải rèn luyện đạo đức cách mạng… tóm tắt trong mấy điểm: trung thành, dũng cảm và khiêm tốn… Bác có ý giao cho thanh niên làm chủ lực trong phong trào trồng cây gây rừng …”. Bác nói chuyện với Hội nghị Đoàn Thanh niên Lao động VN toàn miền Bắc, ngày 22/9/1962.

X&N
bee.net.vn

Advertisement