– Ngày 12/7/1951, trong bài viết nhan đề “Phê bình” đăng trên báo “Nhân Dân”, Bác mở đầu bằng quan điểm tự phê bình đi đôi với phê bình chính là thực hiện cái nguyên lý cổ điển “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” (trước trách mình, sau trách người)..
Về “phê bình”, tác giả phân tích: “Thuốc đắng dã tật, nói thật được việc. Phê bình là thuốc để chữa các bệnh khuyết điểm… Chúng ta vì dân vì nước mà làm cách mạng.
Muốn cách mạng thành công, ắt phải đoàn kết và tiến bộ. Muốn đoàn kết càng chặt chẽ, tiến bộ càng mau chóng thì mọi người phải sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.
Mà muốn được như thế thì không có cách gì hơn là thật thà tự phê bình và phê bình. Mục đích phê bình là cốt lợi cho việc chung.
Tháng 7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa sở Nông lâm Hà Nội
Phê bình là cốt giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, cho nên thái độ của người phê bình phải thành khẩn, nghiêm trang, đúng mực… Thuốc phải nhằm đúng bệnh. Tuyệt đối không nên có ý mỉa mai, bới móc, báo thù. Không nên phê bình lấy lệ. Càng không nên “trước mặt không nói, soi mói sau lưng…”
Phê bình là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi người, là thực hành dân chủ. Cấp dưới có quyền phê bình cấp trên. Nhân dân có quyền phê bình cán bộ, phê bình chính quyền, Đảng và các đoàn thể. Mọi người có quyền phê bình nhau để cùng nhau tiến bộ.
Không phê bình tức là bỏ mất một quyền dân chủ của mình…Dìm phê bình hoặc phớt phê bình là khinh rẻ ý kiến nhân dân, là trái với dân chủ và rất có hại, cũng như có bệnh mà từ chối uống thuốc…
Người ta luôn luôn cần không khí để sống. Người cách mạng và đoàn thể cách mạng cần phê bình và tự phê bình thiết tha như người ta cần không khí…”
X&N
bee.net.vn