Tag Archive | 117 Chuyện kể về Bác

Người Pháp, người Mỹ

Chuyện kể về NgườiTuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về Bác Hồ.

Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ quần áo kaki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời:

Tiếp tục đọc

Advertisement

Đi làm ruộng với nông dân

Chuyện kể về NgườiBác sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà nho, nhưng là nhà nho có nguồn gốc nông dân. Thời gian dài từ tấm bé đến tuổi học trò Bác sống ở quê giữa những người nghèo khổ một nắng hai sương ngoài đồng nên Người hiểu sâu sắc nỗi khổ, nỗi vất vả của người nông dân. Những việc của nghề nông đối với Bác cũng không có gì xa lạ. Thời kỳ hoạt động cách mạng ở nước ngoài, khi Người được bầu vào Ban chấp hành Quốc tế nông dân, có người thắc mắc, hoài nghi vì Bác khai trong lý lịch là xuất thân nhà nho, trí thức. Nghề nghiệp chính là thuỷ thủ, họ e rằng Bác sẽ không có điều kiện để am hiểu các vấn đề nông dân. Tiếp tục đọc

Tình thương yêu bao la

Chuyện kể về NgườiĐoàn chuyên gia y tế Cộng hoà Dân chủ Đức chúng tôi sang tới thủ đô Hà Nội vào ngày 2 tháng 2 năm 1956, sau một thời gian ngót ba tuần đáp tàu liên vận quốc tế từ thành phố Béclin. Chúng tôi cả thảy gồm 35 người, do giáo sư tiến sĩ Kiếcsơ, nhà giải phẫu xuất sắc làm trưởng đoàn. Tất cả chúng tôi sang Việt Nam lần đầu và đã tự hào nhưng cũng đều lo lắng, hồi hộp trước nhiệm vụ mà Hội đồng toàn quốc Mặt trận dân tộc đã giao cho là giúp trang bị nhà thương Phủ Doãn, tức Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hoà Dân chủ Đức sau này, bằng những máy móc và dụng cụ y tế do nhân dân nước chúng tôi gửi tặng nhân dân Việt Nam anh em. Riêng tôi và một vài anh chị em nữa, trong đó có đồng chí Thítxkê, Tôn man, Đvêsơ, Vítxtuba có nhiệm vụ hoàn thành xưởng làm chân tay giả cho các đồng chí thương binh Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ quan tâm đến nữ phóng viên

Chuyện kể về NgườiTrong Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ ba, tôi là phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam được vào Phủ Chủ tịch chụp ảnh, đưa tin và viết về cuộc gặp gỡ giữa Bác Hồ với các đại biểu phụ nữ trong và ngoài nước.

Đại biểu tỉnh nào cũng muốn chụp ảnh chung với Bác, nhưng Bác dành ưu tiên cho các đại biểu miền núi và đại biểu quốc tế. Vừa lúc Bác đang cầm điếu thuốc chưa kịp hút thì các chị đại biểu dân tộc vừa tập hợp nhau, quần áo đủ màu sắc xin chụp ảnh chung với Bác.

Tiếp tục đọc

Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc

Chuyện kể về NgườiHơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Tiếp tục đọc

Tấm lòng của Bác

Chuyện kể về NgườiTrong những ngày ra thăm miền Bắc, đoàn anh hùng, dũng sĩ miền Nam được Bác chăm lo, ân cần như cha đối với con. Bác bảo tôi (vì tôi được phụ trách theo dõi sức khoẻ và đời sống của đoàn):

– Cô Bi phải chăm sóc các cô, các chú ấy thật tốt, đừng để các cô các chú ấy ốm.

Một bữa, đồng chí Huỳnh Văn Đảnh bị sốt rét, Bác biết được, gọi tôi lên hỏi:

Tiếp tục đọc

Bác Hồ với chiến sĩ người dân tộc

Chuyện kể về NgườiBác của chúng ta yêu quý mọi chiến sĩ. Đối với các chiến sĩ gái, chiến sĩ người dân tộc, Bác còn chăm sóc hơn vì đây là những người làm cách mạng khó khăn hơn chiến sĩ trai, chiến sĩ người Kinh nhiều.

Anh hùng La Văn Cầu, dân tộc Tày mãi mãi không quên bữa cơm của Bác “đãi” với rau, thịt gà… những “sản phẩm” do chính Bác nuôi, trồng. Bác hỏi thăm mẹ Cầu, gửi quà cho mẹ, dặn cán bộ tạo mọi điều kiện để Cầu về thăm mẹ, giúp đỡ gia đình.

Tiếp tục đọc

Để Bác quạt

Chuyện kể về NgườiNăm ấy, Bác đến thăm trại điều dưỡng thương binh ở Hà Nội.

Tin Bác đến nhanh chóng lan ra khắp trại. Anh chị em thương binh ai cũng muốn len vào gần Bác, quên cả nạng phải dùng để đi.

Đang lúc Bác thăm hỏi sức khỏe thương binh bỗng một đồng chí hỏng mắt nhờ một y tá dẫn đến xin đứng bên Bác. Đồng chí Ninh đi với Bác định bước lại đỡ đồng chí ấy nhưng Bác đã đi tới, giơ hai tay ra đón. Đồng chí thương binh ôm chầm lấy Bác nghẹn ngào ”Bác ơi!”. Bác lặng đi giây lát rồi mới tiếp tục câu chuyện thăm hỏi.

Tiếp tục đọc

Chú làm như thế là không được

Chuyện kể về Người

Vào khoảng năm 1947 bác sĩ Chánh được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe Bác Hồ. Lần đầu tiên đến gặp Bác, bác sĩ thấy Bác đang nằm trên võng ở cửa đình Hồng Thái. Thấy bác sĩ đến, Bác ngồi dậy hỏi:

– Chú đi đâu đấy?

– Thưa Bác, cháu là bác sĩ được phân công sang phục vụ Bác.

Tiếp tục đọc

Chú để Bác thuyết minh cho

Chuyện kể về NgườiKhi còn hoạt động ở chiến khu Việt Bắc, Bác thường xem phim cùng các đồng chí phục vụ trong cơ quan. Đó là những giờ phút thoải mái sau hàng tuần, hàng tháng làm việc trong hoàn cảnh thiếu thốn, căng thẳng.

Một lần, máy chiếu phim đã chạy đều đều, trên màn ảnh diễn ra những cảnh nối tiếp nhau, tiếng đối thoại của các nhân vật sôi nổi… nhưng người xem không ai hiểu gì cả, vì đó là phim nước ngoài, không có thuyết minh tiếng Việt.

Tiếp tục đọc

Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ

Chuyện kể về NgườiĐối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.

Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.

Tiếp tục đọc

Ăn no rồi hãy đến làm việc

Chuyện kể về NgườiAnh em, bạn bè, họ hàng lâu ngày gặp nhau, cùng uống một chén rượu, ăn với nhau một bữa cơm cũng là việc thường tình. Cái chính là ở tấm lòng trung thực, tình nghĩa, kính trọng, yêu thương nhau chứ không nên “khách một khứa mười” tranh thủ chi tiêu “tiền chùa” xả láng. Khách không nên vì cương vị “gợi ý” khéo để chủ nhà “nghênh tiếp”.

Anh em ở gần Bác cho biết, dù trong kháng chiến ở Việt Bắc, hay khi đã về Hà Nội, kể cả trong những năm chống Mỹ, cứu nước, hễ đi công tác xa, gần, là nhất định Bác “bắt” mang cơm đi theo. Khi cơm nắm, độn cả ngô, mì. Khi là bánh mì với thức ăn nguội. Chỉ có canh là cho vào phích để đến bữa, Bác dùng cho nóng.

Tiếp tục đọc