Thư viện

Điện vǎn gửi Đô đốc Đácgiǎngliơ

Tôi xin cảm ơn Ngài đã sǎn sóc về việc khởi hành sang Pháp của tôi và tôi thành thực cảm ơn Ngài đã viết thư chúc tôi trong lúc tôi lên đường. Tôi sẽ hy vọng và quả quyết rằng cuộc đàm phán chính thức ở Ba Lê sẽ được tốt đẹp và nhờ đó hai dân tộc Pháp-Nam sẽ cộng tác một cách chặt chẽ.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 258, ngày 5-6-1946.
cpv.org.vn

Advertisement

Những bức điện gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đường sang Pháp

Đến Carasi (Karachi) 12 giờ ngày 5 tháng 6. Tôi vẫn khoẻ. Tướng Xalǎng và tôi là thượng khách của Chính phủ ở đây. Tôi lại khởi hành buổi sáng thứ ba.

Hồ Chí Minh

Ngày 7 tháng 6 đến Lơ Ke (Le Caire). Tất cả đều như thường. Cho chúng tôi biết ngày khởi hành của hai đại biểu và tin tức trong nước. Gửi cho phái đoàn ngoại giao. Chuyển lời chào thân ái của tôi cho các vị uỷ viên Pháp, tướng Lơcléc và tướng Valuy.

Hồ Chí Minh

Rời Lơ Ke 11 giờ sáng. Tất cả đều như thường. Từ khi rời Hà Nội, không được biết tin tức gì cả. Đánh điện cho biết ngay. Chào thân ái.

Hồ Chí Minh

Thứ tư ngày 11, chúng tôi tới Biarít (Biarritz), gặp Mạnh Hà, Trần Ngọc Danh, Bửu Hội và nhiều đại biểu của các đoàn thể kiều bào. Chúng tôi ở đây vài ngày để đợi Chính phủ Pháp thành lập. Nhắc những vị đại biểu còn thiếu đi ngay và cho chúng tôi biết ngày đi.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 269, ngày 18-6-1946
cpv.org.vn

Điện mừng nhân dịp nước Cộng hoà Phi Luật Tân tuyên bố độc lập

Nhân dịp nước Cộng hoà Phi Luật Tân tuyên bố độc lập, Chính phủ và dân tộc Việt Nam gửi lời chào mừng Chính phủ và các dân tộc Phi Luật Tân được hưởng hạnh phúc và ngày thêm thịnh vượng.

Nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam vui mừng chào đón ngày 4 tháng 7 nǎm 1946 là một ngày kỷ niệm trong lịch sử giải phóng các dân tộc Đông Nam châu á, dân tộc Phi Luật Tân đã khôi phục quyền tự do bằng một con đường hoà bình nó làm vinh dự đặc biệt cho Hợp chủng quốc Mỹ.

Nhiều dân tộc khác không may mắn bằng Phi Luật Tân còn đang tranh đấu chống đế quốc để giành quyền độc lập. Nhưng hết thảy các dân tộc cũng đã trải qua những nỗi đau đớn chung, rồi đây sẽ liên hợp với nhau để tiến tới một nền hoà bình lâu bền và một nền dân chủ chân chính.

Nước Việt Nam quốc gia tự do, mong mỏi sự hợp tác đó sẽ thành công rực rỡ.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 286, ngày 8-7-1946.
cpv.org.vn

Điện gửi Chính phủ Việt Nam

Thứ bảy 20-7. – Uỷ ban chính trị họp, vấn đề ngoại giao là đầu đề bản thuyết trình của ông Banhđê (Bindet). Thái độ của Pháp tiến bộ hơn ở Hội nghị Đà Lạt.

Vấn đề ngoại giao đã giao cho một tiểu ban xét rồi sẽ đem ra thảo luận tại Uỷ ban chính trị hôm thứ ba, 23. Đã nhận được điện vǎn và các điện vǎn trước. ở đây mấy hôm nay không có tin tức gì ở bên nước nhà.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 308, ngày 2-8-1946.
cpv.org.vn

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm ngày độc lập của Nam Dương

Nhân dịp kỷ niệm nền độc lập của Nam Dương, Chính phủ và dân chúng Việt Nam lấy làm hân hạnh chúc Chính phủ và dân Nam Dương được hạnh phúc và thịnh vượng.

Chúng tôi rất mong rằng vì hai dân tộc ta cùng chịu đựng một thống khổ, cùng chiến đấu để giành độc lập, có thể cộng tác với nhau chặt chẽ hơn bao giờ hết để thực hiện hoà bình và dân chủ ở miền Đông Nam châu á.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 324, ngày 21-8-1946.
cpv.org.vn

Điện gửi ông Nêru, chúc mừng Chính phủ lâm thời Ấn Độ

Tôi rất sung sướng được tin Chính phủ Ấn Độ tự do đầu tiên đã thành lập.

Thay mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, tôi gửi lời mừng và chúc ông những sự tốt lành nhất. Tôi tin chắc rằng những dây thân ái giữa hai nước chúng ta sẽ giúp cho việc gây hạnh phúc chung cho hai dân tộc chúng ta. Tôi yêu cầu ông chuyển đạt cho nhân dân nước ấn Độ mới những cảm tình nồng nàn và lòng đoàn kết cảm thông của nhân dân Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 333, ngày 31-8-1946
cpv.org.vn

Điện gửi Chính phủ Việt Nam

Bản thoả hiệp tạm thời (Modus vivendi) đã ký ngày 14-9 với Chính phủ Pháp (42) . Bản sao sẽ gửi về bằng máy bay. Gửi lời chào thân ái cụ Huỳnh, các nhân viên trong Chính phủ, Quốc hội và đồng bào toàn quốc.

Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc,
số 355, ngày 24-9-1946.
cpv.org.vn

—————————-

42. Tạm ước 14-9: Sau khi Hội nghị Phôngtennơblô không đi đến kết quả, để kéo dài thêm thời gian hoà hoãn và để tỏ thiện chí của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đang có mặt ở Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, đã tranh thủ dàn xếp ký với Chính phủ Pháp bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tại Pari. Nội dung của Tạm ước là sự thoả thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính chất bộ phận: Chính phủ Pháp thi hành các quyền tự do, dân chủ và ngừng bắn ở Nam Bộ. Chính phủ ta nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và vǎn hoá của Pháp ở Việt Nam.

Tạm ước 14-9 là một sách lược ngoại giao tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm làm cho nhân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp xâm lược. Tr.293.

Những bức điện gửi ngày 24-9-1946

Điện gửi Bộ trưởng phụ trách
Lục quân Pháp Misơlê

Gửi ngài Misơlê, Bộ trưởng phụ trách lục quân. Pari.

Tôi đang ở trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin. Thuyền trưởng Ônây (Oneil) và đoàn thuỷ thủ đều rất đáng mến.

Xin gửi Ngài những lời cảm ơn chân thành và hữu nghị.

Nhờ Ngài chuyển lời chúc mừng của tôi đến phu nhân Misơlê và hôn các cháu.

H.C.M.

Điện gửi tướng Gioăng,
Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp

Gửi Tướng quân Gioǎng, Tổng tham mưu trưởng. Pari.

Tôi rất mạnh khoẻ trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin. Thuyền trưởng Ônây và nhân viên trên tàu đều rất đáng mến.

Xin gửi Ngài những lời cảm ơn chân thành và hữu nghị.

Xin gửi lời chúc mừng tới tướng quân phu nhân và hôn các cháu.

H.C.M.

Điện gửi Đô đốc Muydơlia

Gửi Đô đốc Muydơlia (Muselir). Pari.

Chúng tôi rời Cảng Xa-it hôm nay. Xin gửi Ngài những lời cảm ơn chân thành và hữu nghị.

H.C.M.

Điện gửi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Gửi Chính phủ Việt Nam. Hà Nội.

Chúng tôi rời Cảng Xa-ít ngày 24 tháng 9. Mọi người đều khoẻ mạnh. Gửi lời chào thân ái tới Cụ Huỳnh, Cụ Tố, Chính phủ và toàn thể đồng bào.

H.C.M.

Bút tích tiếng Pháp,
bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
cpv.org.vn

 

 

 

Những bức điện gửi trên đường về nước

Điện gửi Tổng chỉ huy
Lực lượng Hải quân Lơmonniê

Gửi Ngài Lơmonniê (Lemonnier),

Tổng chỉ huy lực lượng Hải quân. Pari.

Cuộc hành trình tuyệt diệu trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin. Thuyền trưởng Ônây và đoàn thuỷ thủ rất đáng mến.

Xin gửi Ngài những lời cảm ơn chân thành và hữu nghị.

H.C.M.

Điện gửi Cụ Huỳnh Thúc Kháng
và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Gửi Cụ Huỳnh và Chính phủ Việt Nam. Hà Nội.

Chúng tôi qua Hồng Hải. Mọi việc đều tốt đẹp. Nếu đã nhận được bản sao Tạm ước, yêu cầu giải thích cho đồng bào và bắt đầu ngay những việc cần thiết để thực hiện Tạm ước đó.

Gửi lời chào thân ái đến Chính phủ, Quốc hội và toàn thể đồng bào.

H.C.M.

Điện gửi Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Chúng tôi ở lại Gibuti (Djibouti) đến 30 tháng 9, sau đó ở Tơranhcômali, Xâylan (Trincomali, Ceylan) 1 từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10. Yêu cầu cho biết tình hình chung trong nước.

Địa chỉ: Chiến hạm Đuymông Đuyếcvin.

H.C.M.

Điện gửi Tiến sĩ Anây
Đại diện Chính phủ Ấn Độ tại Côlômbô

Gửi tiến sĩ Anây,

Đại diện Chính phủ ấn Độ tại Côlômbô,

Tôi gửi Ngài tấm ảnh của tôi và xin cảm ơn Ngài. Thư ký của tôi đã ghi sai tên họ của Ngài. Mong Ngài thứ lỗi. Gửi tới Ngài những lời chúc tốt đẹp nhất.

H.C.M.

Điện gửi Thủ tướng Ấn Độ Păngđi Nêru
(PANDIT NEHRU), Chính phủ Ấn Độ, Niu Đêli

Tôi đã gặp tiến sĩ đáng kính Anây (Aney). Xin cảm ơn tình hữu nghị của Ngài. Thay mặt nhân dân Việt Nam, tôi gửi lời chào anh em tới Ngài, Chính phủ và nhân dân của dân tộc ấn Độ vĩ đại.

H.C.M.

Điện gửi Cao ủy Pháp tại Sài Gòn

Điện mật.

Gửi Cao uỷ Pháp tại Sài Gòn.

Cảm ơn bức điện quý mến của Ngài. Tôi sẵn sàng gặp gỡ các Ngài, tuỳ theo sự sắp xếp của các Ngài.

H.C.M.

Điện gửi Mahátma Găngđi

Gửi Mahátma Gǎngđi (Mahatma Gandi)

Nhờ Chính phủ ấn Độ tại Đêli chuyển giúp.

Xin gửi tới Ngài lời chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân kỷ niệm lần thứ 77 ngày sinh của Ngài và chúc Ngài trường thọ hai lần 77 tuổi.

Chủ tịch nước Việt Nam
Hồ Chí Minh
Trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin

Điện gửi tướng Gioăng,
Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp

Gửi Tướng Gioǎng,

Thưa Tướng quân, người bạn thân mến,

Chúng tôi vừa rời Cảng Xtơranhpôli ngày hôm nay. Còn chừng mươi ngày nữa là tôi sẽ về đến nước tôi.

Tôi vẫn rất khoẻ trên chiến hạm Đuymông Đuyếcvin. Tôi thành thật cảm ơn Ngài về điều đó.

Trung tá Tuytǎnggiơ (Tutenges), đã cùng tôi lượt đi, bây giờ lại cùng về với tôi, là một người can đảm. Nhân dịp này tôi phải báo để Ngài quan tâm tới trung tá.

Ngay khi về nước, tôi sẽ làm hết sức mình để củng cố tình hữu nghị và hợp tác giữa hai dân tộc chúng ta.

Tôi gửi Ngài những tình cảm hữu nghị quý báu nhất và nhờ Ngài chuyển lời chúc mừng của tôi tới tướng quân phu nhân và hôn các cháu.

H.C.M.

Bút tích tiếng Pháp, bản chụp
lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
cpv.org.vn

 

 

 

Điện gửi ông M.Hêtơrích

Gửi ông Hêtơrích thân mến,

Tôi vừa đọc lướt cuốn sách “Độc lập” của ông. Ngoài một vài điều cân nhắc, tôi phải nói rằng cuốn sách đó là khách quan và chân thật.

Khi nói về Việt Minh và sự hợp tác Pháp – Việt, ông viết:

“Dù muốn hay không muốn, dù có những sai sót… Việt Minh đang đại diện cho tâm hồn hiện tại của Đông Dương, của Việt Nam. Ngọn gió độc lập đang thổi trên toàn châu á…

“… Một nhân dân như nhân dân Việt Nam, nếu họ có phải học tất cả để có thể tự quản lý mình, họ cũng sẽ không bao giờ chịu rơi vào sự thác quản nữa.

“Và cuối cùng, lý tưởng của Việt Nam trước hết là sự thống nhất của Việt Nam, sự thống nhất của cả ba xứ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ mà dân chúng ở đây đều cùng chung một nòi giống và nói chung một thứ tiếng…

“Chỉ có một cuộc trưng cầu ý kiến trung thực mới có thể giải quyết được vấn đề. Nếu việc thống nhất của Việt Nam được thực hiện, thì với sự thoả thuận, một sự thoả thuận thẳng thắn với họ, nền hoà bình ở Đông Dương sẽ có chỉ trong vài tuần lễ. Đó là sự hợp tác để tái thiết.

“Nếu bằng những thủ đoạn ít nhiều ranh mãnh, chúng ta định xoá bỏ và tách Nam Kỳ ra khỏi khối Việt Nam, chắc chắn chúng ta không bao giờ có được sự hợp tác của nhân dân Việt Nam. Điều đó có nghĩa rằng Hồ Chí Minh dù có cúi mình trước bạo lực, tình trạng mất ổn định vẫn sẽ xảy ra cho đến ngày mà những sự nổi dậy mới dẫn đến những hy sinh mới”.

(Thưa tác giả thân mến, tôi phải nói với ông rằng, tôi phải nói với nhân dân Pháp và nhân dân Việt Nam rằng Hồ Chí Minh không bao giờ chịu cúi mình trước bạo lực vì Hồ Chí Minh là một phần không thể chia cắt của nhân dân ông ta, ông ta mong muốn những gì mà nhân dân mong muốn, ông ta hành động điều mà cả nhân dân ông hành động).

“Là những kẻ chiến thắng hay mãi mãi là những người bạn, nước Pháp chọn điều nào?”.

Về điểm này, ông đã tiếp cận được chân lý. Và tôi tin chắc rằng chân lý sẽ chiến thắng.

Rất thân ái,
Hồ Chí Minh

Bút tích tiếng Pháp,
bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
cpv.org.vn

Điện vǎn gửi Chủ tịch nước Trung Hoa dân quốc Tưởng Giới Thạch

Nhân dịp lục tuần đại khánh của Ngài, tôi là Hồ Chí Minh, xin thay mặt Chính phủ và toàn thể quốc dân Việt Nam, kính chúc Ngài vạn thọ vô cương (1 )

Chủ tịch Chính phủ Việt Nam
Hồ Chí Minh

Báo Sự thật, số 60,
Ngày 1-11-1946.
cpv.org.vn

———————————

1. Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9-1945, tại Vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, tuyên bố trước đồng bào cả nước và nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong vǎn kiện lịch sử này, sau khi tố cáo những tội ác tầy trời của bọn thực dân và phong kiến tay sai trong gần một thế kỷ qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Kết tinh truyền thống lịch sử kiên cường bất khuất của dân tộc ta, Tuyên ngôn Độc lập là tác phẩm bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là bản anh hùng ca mở đầu một kỷ nguyên mới của dân tộc – Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Tr.1.

Điện vǎn gửi Thống chế Xtalin nhân dịp kỷ niệm lần thứ 29 Cách mạng Tháng Mười

Nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười(45) , nhân danh dân chúng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và riêng cá nhân tôi, kính gửi dân chúng Liên bang Xôviết và kính gửi Ngài lời khánh chúc nhiệt thành của chúng tôi.

Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Hồ Chí Minh

Báo Cứu quốc, số 400,
ngày 9-11-1946.
cpv.org.vn