– Ngày 30/1/1919, Văn phòng Tổng giám đốc Sở An ninh Pháp viết một bản báo cáo về phong trào đòi độc lập của người Đông Dương đang cư ngụ ở Pháp. Bản báo cáo cho biết: Nguyễn Ái Quốc dùng tiền riêng của mình thuê in 6000 bản “Những yêu sách của nhân dân An Nam” (Les Revendications du Peuple d’ Annam) để phân phát trong các cuộc mít tinh ở Paris và một số thành phố khác.
Đây là văn bản của “Nhóm những người yêu nước An Nam” ở Pháp bao gồm 5 nhân vật chủ chốt được đồng bào tôn là “Ngũ Long” (5 con rồng) bao gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành. Bản yêu sách đòi hỏi với việc nước Pháp chiến thắng trong cuộc Đại chiến I nên: “Một thời đại công lý và chính nghĩa nhất định là phải đến với những dân thuộc địa”, đồng thời đưa ra 8 yêu sách cụ thể là:
Ngày 30/1/1965, Bác Hồ dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đảng Lao động Việt Nam.
1.“Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xoá bỏ hòn toàn các tờ án đặc biệt làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ”.
Cuối văn kiện này kêu gọi nước Pháp sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình với một nước Pháp văn minh và đối với nhân loại.
Văn bản này được ký bằng cái tên chung là: “Nguyễn Ái Quốc”. Tuy nhiên, kể từ khi Bộ trưởng Thuộc địa, vốn là Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut yêu cầu tác giả “Nguyễn Ái Quốc” lên gặp tại văn phòng thì chỉ có Nguyễn Tất Thành đến và kể từ đó tên gọi này đã trở thành một biệt danh đầy tính chiến đấu và kiên cường cách mạng của nhân vật sau này trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Và gần nửa năm sau, ngày 18/6/1919, Văn bản này đã được Nguyễn Ái Quốc gửi tới Tổng thống Hoa Kỳ Wilson lúc này đang có mặt tại Paris để tham dự Hội nghị Versailles, nơi các nước thắng trận phân chia quyền lực kẻ bại trận và thế giới.
Mặc dầu những nội dung của bản yêu sách này mới đề cập tới những đòi hỏi còn thấp so với quyền độc lập tự do, những trong bối cảnh lúc đó, văn bản này thực sự là một dấu hiệu mang tính chất một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và kể từ đó trên vũ đài chính trị quốc tế và trong lịch sử hiện đại Viêt Nam xuất hiện tên tuổi “Nguyễn Ái Quốc” như biểu tượng của cuộc sự nghiệp Cách mạng giải phóng dân tộc xuyên suốt nửa đầu thế kỷ XX.
X&N
bee.net.vn