“Tôi chẳng sợ chết, cũng chẳng sợ tù đầy”

– “Tôi thích làm chính trị thì tôi chẳng sợ chết cũng chẳng sợ tù đầy. Trong đời này, chúng ta chỉ chết có một lần, tại sao lại sợ? …Tôi vẫn luôn luôn có ý thành lập một tổ chức dưới hình thức hội thân hữu để tất cả những người Đông Dương tại Pháp gặp gỡ nhau, học hỏi về chính trị”.

Ngày 14/1/1920, Nguyễn Ái Quốc lúc này là Thư ký “Nhóm người cách mạng An Nam” tại Pháp, có một cuộc diễn thuyết vào 20h30 tại số 3 đường Chateau, Paris với đề tài: “Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc vùng châu Á và những lời yêu cầu của xứ An Nam”.

Ngày 14/1/1961, nhân Tết Tân Sửu, Bác thăm Khu tập thể Nhà máy Rượu Hà Nội tai Thọ Lão, Lò Đúc, Hà Nội

Theo báo cáo của mật thám Pháp, vài ngày hôm sau (19/1), trả lời câu hỏi của một người đồng bào tên là Lâm e ngại việc làm của Nguyễn Ái Quốc là quá mạnh, nhà cách mạng trẻ thẳng thắn trả lời: “Nếu ai hỏi tôi là “Nhóm người cách mạng An Nam” ở đâu, tôi sẽ trả lời là 20 triệu người ở trong nước, họ đã phản đối hàng ngày, nhưng bị đàn áp, bị dìm đi. Nói cho cùng, ai làm gì tôi? Lưu đầy tôi ư? Hoặc cắt đầu tôi? Điều ấy có xảy đến tôi cũng bất cần!”.

Ngày 31/12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thànhn phố Tours, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định lựa chọn con đường chính trị của mình là theo Quốc tế III, bởi lẽ đó là tổ chức duy nhất ủng hộ giải phóng các dân tộc thuộc địa.

Ngày 14/1/1921, Nguyễn Ái Quốc vào Bệnh viện Côsanh ở Paris để mổ áp xe ở vai. Ca mổ thực hiện vào ngày 19/1 và Nguyễn Ái Quốc phải điều trị tại đó cho đến 25/3/1921. Trong thời gian này, mật thám Pháp luôn theo dõi sát sao những tiếp xúc của nhân vật đã gây ấn tượng trong Đại hội Tours cuối năm trước. Dưới đây là một đoạn trích trong đối thoại của Nguyễn Ái Quốc với tên mật thám giả danh là khách đến thăm:

“…Tại sao ông lại thích làm chính trị ? Ông không sợ bị theo dõi, không sợ người ta làm hại?

Nguyễn Ái QuốcChẳng hề chi. Tôi thích làm chính trị thì tôi chẳng sợ chết cũng chẳng sợ tù đầy. Trong đời này, chúng ta chỉ chết có một lần, tại sao lại sợ ? …Tôi vẫn luôn luôn có ý thành lập một tổ chức dưới hình thức hội thân hữu để tất cả những người Đông Dương tại Pháp gặp gỡ nhau, học hỏi về chính trị. Không cần đông lắm. Để thành một lực lượng mạnh mẽ, điều cần thiết là phải đồng ý với nhau về quan điểm và có tinh thần yêu nước…”

Cũng trong câu chuyện này, Nguyễn Ái Quốc cho biết mình đã được cả 2 nhân vật cai trị có vai vế là P. Pasquier (người sau này là Toàn quyền Đông Dương thời 1930-1931) và A. Sarraut, lúc này đang là Bộ trưởng Bộ Thuộc địa mời đến tiếp kiến.

Pasquier hỏi ông Nguyễn có cần giúp đỡ gì không, thì nhận được câu trả lời là, nếu ông thực thi “Bản yêu sách 8 điểm gửi Hoà hội Versailles” (1919) thì sẽ nhận được lời biết ơn.

Còn trả lời quan đỉểm của A,Saraut là Đông Dương chưa thể độc lập được vì nó chưa có lực lượng vũ trang, Nguyễn Ái Quốc thẳng thắng nói :

Thưa ông Bộ trưởng, xin ông hãy xem nước Xiêm và nước Nhật. Hai nước này không có nền văn minh lâu đời hơn chúng tôi mà họ được đứng trong số các quốc gia trên thế giới. Nếu nước Pháp trả lại nền độc lập cho chúng tôi, ông sẽ thấy là chúng tôi biết cầm quyền cai trị”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement