Tag Archive | Lãnh tụ vĩ đại

Với danh dự và ý chí kiên quyết, Cụ Hồ đã bảo vệ quyền thiêng liêng của các dân tộc được sống trong độc lập tự do

Con người sống phải có mục tiêu, có lý tưởng và thời nào cũng vậy, những con người chân chính bao giờ cũng có một lý tưởng sống. Lý tưởng cao đẹp ấy, có lẽ nằm trong 4 chữ: “Vì nước vì dân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại là con người suốt đời vì nước vì dân.

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được nghe những người bạn của bố mình như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý… nói về nỗi nhục mất nước. Tuổi trẻ của Nguyễn Tất Thành đã từng biết đến sự kiện Phan Đình Phùng chống Pháp, rồi mất ở trên núi khi mới 49 tuổi và Vua Thành Thái vì yêu nước đã bị Pháp đưa vào Ô Cấp, Vũng Tàu để mấy năm sau đưa đi đày ở nước ngoài.

Cụ Nguyễn Sinh Sắc người cha rất yêu quý của Nguyễn Tất Thành, khi đỗ Phó bảng, vua cho vinh quy về làng, đã nhất định không chịu nằm lên cái võng mà dân làng nô nức kéo nhau ra đón. Cụ chắp tay nói: Tôi đã làm được việc gì có ích cho dân làng đâu, mà dám nằm lên cái võng này! Rồi sau đó cùng bà con đi bộ về làng. Khi nhân dân làm cho ngôi nhà để ở, cụ Phó bảng đã viết lên xà nhà dòng chữ “Vật dĩ quan gia, vi ngô phong dạng” nghĩa là đừng lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình!

Quê hương, gia đình, đất nước… đã giúp Nguyễn Tất Thành nảy nở tấm lòng yêu nước thương dân và sớm nhận ra con đường cứu nước.

Năm 1923, khi ở Pháp, một hôm được Anbe Xarô, Bộ trưởng Thuộc địa mời đến. Mời đến để doạ nạt, nhưng khi thấy không thể doạ nạt được, hắn đã khéo léo phỉnh phờ: “Tôi rất thích những người như anh. Cần gì anh cứ nói với tôi…”. Và Nguyễn Ái Quốc đã nói: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập”.

tranh son dau
Bác Hồ về nước – Tranh sơn dầu của Trịnh Phòng.

Có lẽ vì thế, khi Cách mạng Tháng Tám thành công, sau tên nước Bác Hồ đã ghi hai chữ Dân chủ: Việt Nam Dân chủ cộng hoà, tiếp theo đó là những tiêu chí cao cả: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Suốt cuộc đời của Bác, những chữ nhân dân, tổ quốc, độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc luôn luôn xuất hiện trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Những ngôn ngữ ấy xuất hiện trong Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa, trong Tuyên ngôn Độc lập… Nhưng cảm động hơn, khiến ta phải suy ngẫm sâu sắc hơn, đó là câu nói này của Bác:

“Ngày nay chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Nhưng nếu nước Độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc – tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Câu nói ấy Bác viết trong: “Thư gửi Uỷ ban nhân dân các Kỳ, Tỉnh, Huyện và Làng” ngay từ những ngày 17 tháng 10 năm 1945.

Ngày 16 tháng 7 năm 1947, trả lời một nhà báo nước ngoài, Bác nói:

“Cảm ơn ngài. Tôi vẫn mạnh khoẻ, mặc dầu tin Pháp mấy lần đồn rằng tôi đã chết rồi.

Ngài đã hỏi, tôi xin dẹp sự khiêm tốn lại một bên mà đáp một cách thực thà. Tôi không nhà cửa, không vợ, không con, nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Phụ lão Việt Nam là thân thích của tôi. Phụ nữ Việt Nam là chị em của tôi. Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi được độc lập, thống nhất, dân chủ.

Bao giờ đạt được mục đích đó, tôi sẽ trở về làm một người công dân, du sơn ngoạn thuỷ, đọc sách làm vườn”.

Nghiên cứu về cuộc đời của Bác, Staley Karnow, giảng viên lịch sử Trường Đại học Harvard Mỹ đã viết: “Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chủ tịch chỉ ám ảnh một mục đích duy nhất, đó là nền độc lập cho đất nước”.

Ông Lê Hữu Lập, một trong những người đã có 12 năm giúp việc Bác Hồ từ 1958 đến 1969. Ông là người được vinh dự đứng tên trong sổ tiết kiệm của Bác gửi ở quầy tiết kiệm phố Hàng Gai, Hà Nội. Tiền tiết kiệm của Bác được dành dụm từ tiền lương hàng tháng còn lại ít ỏi, sau khi đã trừ mọi chi tiêu sinh hoạt, và nhiều hơn là tiền nhuận bút mà các báo trong và ngoài nước gửi cho Bác.

Dịp đi dự Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô, là đại biểu mời, Bác được Đảng bạn tặng một số tiền. Nhưng khi về, Bác không nhập số tiền này vào sổ tiết kiệm của mình, mà nhập vào quỹ Đảng. Bác coi số tiền đó là của chung, nên không dùng riêng cho mình.

ben cang sg
Bến cảng Sài Gòn ngày nay. Ảnh: Internet

Tiến sĩ A.Sacơrabôrôty, người Ấn Độ viết:

“Bác Hồ mặc bộ quần áo giản dị, nói giản dị, cách cư xử và tính nết giản dị, viết bằng thứ ngôn ngữ giản dị, xuất hiện một cách giản dị, với vẻ mặt tươi cười làm toả ra sự trong sáng của một tâm hồn giản dị…”.

Phải dùng đến 6 chữ giản dị để nói về Bác, trong một câu ngắn gọn, mà vẫn thấy như chưa đầy đủ.

Có thể nói, suốt đời Bác là sự nêu gương, nêu gương để xây dựng Đảng, xây dựng nước. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng, một người học trò xuất sắc, một người cộng sự gần gũi lâu năm bên cạnh Bác đã viết: “Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác…”.

Những ngày sau Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ làm việc suốt ngày đêm, nhưng vẫn ăn chung với những người giúp việc. Một hôm Bác bận họp, anh em phải để phần cơm cho Bác. Bác về, đang ăn thì lại có người báo Cố vấn Vĩnh Thụy (tức vua Bảo Đại) muốn được gặp Bác. Bác đã đứng dậy, nhưng sau lại bảo chú cứ mời ông Cố vấn xuống đây cũng được. Ông Vĩnh Thuỵ xuống, thấy Bác đang ngồi trước cặp lồng cơm, một đĩa rau muống luộc, một bát nước mắm và quả trứng luộc… Ông Cố vấn cảm động nói:

– Thưa cụ, từ mai xin cụ cho phép tôi được cho người mang cơm đến hầu cụ.

Bác Hồ cảm ơn, rồi nói: Thôi, cứ để tôi ăn cơm với anh em cũng được. Tôi đã quen rồi.

Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đều nói, Việt Nam và Hồ Chí Minh là hai cái tên không thể tách rời nhau: Tên của một đất nước anh hùng và tên của người con vĩ đại nhất của đất nước đó. Người tượng trưng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và chính tấm gương đó của Việt Nam, của Cách mạng Tháng Tám đã cổ vũ các dân tộc thuộc địa vùng lên giành lại quyền sống, độc lập, tự do.

Khi tuổi đã cao, đã nghỉ những công việc của Đảng và Nhà nước, nhiều người nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng là ông nên viết một cuốn hồi ký về cuộc đời mình. Nhưng ông nói, tôi muốn dành những ngày còn lại, để nếu có thể viết được gì, thì đó là viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong tác phẩm nổi tiếng “Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp” những trang về Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết:

“Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945 và cả năm 1946, Cách mạng Việt Nam đã trải qua một thời kỳ đầy sóng gió. Vận mệnh của Tổ quốc mong manh như “ngàn cân treo sợi tóc”. Trong những năm tháng gian lao chồng chất đó, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng dũng cảm, trí thông minh và tài năng sáng tạo, rất nhạy bén với tình thế, ứng phó rất kịp thời, vận dụng nhiều biện pháp khôn khéo để phân hoá kẻ thù. Lúc thì nhân nhượng với quân đội Quốc dân đảng Trung Hoa để tập trung sức đối phó với thực dân Pháp. Lúc thì tạm hoà với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước và quét sạch bọn lâu la tay sai của Tưởng.

Dưới tay lái của Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm thất bại mọi mưu đồ độc ác của giặc ngoài thù trong, giữ vững chính quyền cách mạng, tranh thủ thời gian chuẩn bị cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Mỗi khi nhớ lại những năm tháng đó, một ý nghĩ luôn luôn đến với tôi: Nếu bấy giờ không có Hồ Chí Minh thì khó lường hết cái gì có thể xảy ra”.

Được nhân dân yêu kính, được thế giới tôn vinh, nhưng có lần Bác Hồ đã nói: “Nếu không có nhân dân thì cũng không có Hồ Chí Minh”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và cách mạng gắn liền với quần chúng, được nhân dân ủng hộ, được nhân dân đoàn kết, hy sinh, chiến đấu và đã làm nên thời đại Hồ Chí Minh.

Là người sáng lập và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”. Người luôn luôn nhắc nhở Đảng và các cấp chính quyền nhiệm vụ chăm lo đời sống nhân dân. Và Bác thường nhắc đến 4 chữ có: “Làm cho Dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, có học hành”.

Đến dự Hội nghị chỉnh huấn cán bộ trung cao cấp ngày 26 tháng 1 năm 1965, Bác nói:“Có Đảng lãnh đạo, dân tộc ta đã trở thành một dân tộc anh hùng, được bè bạn khắp năm châu yêu mến và kính trọng. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu hy sinh và trí thông minh sáng tạo của hàng triệu nhân dân. Mỗi chúng ta phải biết đặt lợi ích của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, phải biết quên mình vì nghĩa lớn”. Bác còn nhấn mạnh muốn đánh thắng kẻ thù bên ngoài thì trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta, đó là chủ nghĩa cá nhân.

Ngày 2 tháng 9 năm 1969, Bác Hồ từ biệt chúng ta! 22.000 bức điện chia buồn trên toàn thế giới đã gửi đến Việt Nam. Báo Tin Tức, Cộng hoà Ả Rập thống nhất viết: “Sau 79 năm đấu tranh lâu dài và liên tục, trái tim vĩ đại, trái tim Cụ Hồ Chí Minh đã ngừng đập. Nếu ta nói rằng lịch sử loài người trước đây chưa từng biết đến một kiểu mẫu chiến sĩ nào như thế, thì chỉ riêng cuộc đời của Cụ cũng đã để xác nhận chân lý đó. Còn khi ta nói Cụ Hồ đã qua đời, thọ 79 tuổi, chính là ta muốn nói rằng suốt cả cuộc đời lâu dài đó, ngay từ khi còn trẻ cho đến những giờ phút cuối cùng, Cụ đã nắm chắc vũ khí trong tay, bảo vệ với danh dự và ý chí kiên quyết, quyền thiêng liêng của dân tộc mình cũng như các dân tộc khác trên thế giới, được sống trong độc lập, tự do”.

Còn ông Xanh-tơ-ni, Trưởng đoàn Phái đoàn nước Cộng hoà Pháp sang Hà Nội dự Lễ tang Bác Hồ đã viết: “Chúng tôi đi ngang qua trước quan tài bằng kính, ở đó thi hài mảnh khảnh của người chiến sĩ già đang yên nghỉ. Chúng tôi đã đưa thêm vào cả một biển hoa tràn ngập phòng lớn của Hội trường Ba Đình một vòng hoa đồ sộ, để chứng tỏ lòng ngưỡng mộ của nước Pháp đối với Người!”./.

Bùi Công Bính
Theo baonamdinh.net
Kim Yến (st)

bqllang.gov.vn

Advertisement

Giao thừa lửa trại

Chuyện kể về NgườiĐó là cái Tết Kỷ Sửu (1949) ở Sơn Dương, Tuyên Quang. Ngày 10-1-1949, theo lệnh của Bác, cơ quan Phủ Chủ tịch di chuyển từ xã Trung Trực, huyện Yên Sơn đến Lũng Tẩu, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Khi cơ quan đã ổn định xong nơi ăn chỗ ở, thì Tết đã đến gần. Năm ấy, đồng chí Hồ Tùng Mậu, Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ được cơ quan bầu làm Trưởng ban Ban Tổ chức Tết Kỷ Sửu. Đồng chí Hồ Tùng Mậu tổ chức một buổi họp chuyên bàn về việc đón Tết cho cơ quan. Khi cuộc họp đang diễn ra sôi nổi với những quyết định về tramg trí, hái hoa, văn nghệ, thể thao… thì Bác Hồ đến. Không đợi để ai báo cáo, Bác hỏi:

– Tết năm nay, ta tổ chức vui như thế nào?

– Thưa Bác, chúng cháu đang bàn đấy ạ! Đồng chí Hồ Tùng Mậu trả lời.

Bác hỏi tiếp:

– Thế đã bàn mục pháo chưa?

– Dạ chưa ạ!

Một số anh em bàn tán xôn xao về chuyện lấy pháo ở đâu. Thấy vậy, đồng chí Hồ Tùng Mậu liền hỏi ý kiến của Bác:

– Thưa Bác, rừng núi như thế này thì kiếm đâu ra pháo…?

Bác cười, chỉ tay ra rừng nứa:

– Pháo ở rừng đấy, tha hồ!

Anh em có mặt trong buổi họp cùng à lên và hiểu rằng, đốt lửa thì nứa nổ, đấy là pháo, thứ pháo thực vật rất thiên nhiên, gần gũi với con người.
Sau đó, Bác còn “đạo diễn” nhiều hình thức vui Tết nữa rồi mới về.
Đồng chí Hồ Tùng Mậu đề nghị anh em đi chặt nứa, bó lại thành những bó ngắn, vừa dễ vác, dễ xếp đống, khi đốt vừa gọn. Đống nứa ở sân cứ cao dần, khô dần và ngày của cuối năm Tý cũng hết. Anh em trong cơ quan tuy rất mong Bác đến sớm nhưng lại đoán phải mồng hai, mồng ba gì đó Bác mới có thời gian “sang” thăm cơ quan được. Nhưng, đúng đêm 30, giao thừa thì Bác tới. Mọi người chạy ùa ra đón Bác, tranh nhau nói một câu chúc Tết Bác. Bác vui vẻ chúc lại mọi người rồi chỉ một chỗ thuận tiện bảo anh em xếp nứa đốt.

Bác nói:

– Tết này, Bác ăn Tết lửa trại với các chú.

Lửa bốc lên, nứa nổ lép bép như tràng pháo tiếp nhau, nghe rất vui tai. Việc đầu tiên là Bác mở chiếc túi vải đeo bên mình ra rồi nói:

– Đây là quà Tết đồng bào tặng Bác. Bác biếu các chú…

Bác đưa tận tay từng cán bộ, chiến sỹ mỗi người một quả cam. Sau đó, mọi người trong cơ quan ca hát, cầm tay nhau nhảy quanh ngọn lửa trại ấm cúng đầy tình cảm gia đình cách mạng.

Đêm ấy, Bác nghỉ lại cơ quan. Sáng mồng một Tết, Văn phòng tổ chức chúc Tết năm mới Bác. Bác cảm ơn rồi bảo mọi người ngồi lại nghe Bác kể chuyện về tình hình thế giới, tình hình trong nước. Bác cho biết, quân ta vừa thắng địch ở Ba Thá, Tế Tiêu, Ý Yên và đặc biệt ở Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng ta đánh đoàn tàu gần 20 toa xe, phục kích ở đèo Hải Vân phá hủy mấy chục xe, diệt hàng trăm tên địch. Bác khuyên mọi người thi đua làm tròn nhiệm vụ ở hậu phương để xứng đáng với tiền tuyến.

Khi mọi người trong cơ quan chuẩn bị thi đấu bóng chuyền, Bác nói:

– Để Bác làm trọng tài cho. Các chú chia thành đội ra chơi đi.

Trước khi hai đội chào nhau vào trận đấu, Bác giơ tay thổi một tiếng còi tuyên bố:

– Đội nào thắng, sẽ được trọng tài chính thưởng mỗi người một điếu thuốc lá thơm.

Cuộc đấu bóng chuyền diễn ra thật sôi nổi, hấp dẫn và quyết liệt, vì đội nào cũng muốn giành phần thắng. Nhưng cuối cùng cũng có bên được, bên thua. Bên thắng xếp hàng ngay ngắn, chỉnh tề, hân hoan. Đội trưởng hô nghiêm rồi báo cáo:

– Thưa Bác, chúng cháu thắng ạ!

Bên thua, thấy vậy cũng làm liều nhảy ra xếp vội hàng báo cáo:

– Thưa Bác, chúng cháu cũng thắng đấy ạ. Thắng một séc ạ.

Các cổ động viên thấy thế cũng chạy tới xếp hàng:

– Thưa Bác, thưa Bác, chúng cháu cũng thắng đấy ạ. Cổ vũ phe thắng. Bác cười rất vui rồi nói:

– Đúng, năm nay sẽ là năm đại thắng lợi, không ai được phép thua cả…

Trên đường về, Bác cứ khen mãi là anh em mình “thông minh”.

Theo dulichtantrao.com.vn
Kim Yến (st)

bqllang.gov.vn

Bác Hồ với việc tăng gia sản xuất

BH tang gia

Bác rất chú ý tới việc tăng gia sản xuất và bản thân Người cũng tích cực tham gia. Thời kỳ kháng chiến, lúc mới lên rừng khó khăn nhiều, thóc gạo hiếm, nhân dân đói, cán bộ cũng đói, cơ quan di chuyển luôn Bác thường động viên chúng tôi tăng gia sản xuất, Bác nói:

– Các chú làm mà không ăn thì dân ăn, đi đâu mà thiệt.

Bác còn chỉ thị phải học và làm theo những người dân địa phương, Bác nói:

– Các chú phải phát nương, muốn phát được nương thì phải hỏi dân.

Chúng tôi học tập kinh nghiệm phát nương, trồng mướp, khoai lang, đậu, rau và bắp. Kết quả là chẳng thiếu thứ gì. Hàng ngày, đến giờ tăng gia, Bác cũng tham gia.

Bác thích ăn hoa quả và lá bí. Hồi ở thác Khấu Lấu năm 1949-1950, chúng tôi trồng rất nhiều bí đỏ, có lần Bác hỏi:

– Bí của các chú có bao nhiêu quả. Chúng tôi trả lời không biết.

Bác bảo:

– Sáng mai các chú cho chặt một ít que nứa, vót nhọn rồi đếm xem bao nhiêu que, đến chỗ nào thấy quả bí thì cắm một que, sau đó đếm số que còn lại thì ra số bí.

Nghe lời Bác, chúng tôi đếm được ba trăm quả. Khi thu hoạch Bác bảo đem sang biếu Văn phòng Trung ương và các đồng chí công an. Kết quả đã khuyến khích được việc tăng gia sản xuất, phong trào nhân rộng và phát triển mạnh.

Chúng tôi ăn sáng bằng bí đỏ thoải mái. Anh Cả(1) đưa 200 vạn tài chính chỉ để mua gạo, muối và mắm. Anh Dũng và anh Định đi câu cá ở suối. Chúng tôi vào làng mua thóc, xay giã ăn dần, có cám nuôi gà, trứng đủ để Bác ăn thường xuyên không phải mua. Vậy là sinh hoạt cũng tạm đủ.

Ở chiến khu, công việc kháng chiến bận rộn. Tuy vậy đôi lúc Bác cũng tìm được cho mình một chút thư giãn, đó là thả mình trong cảnh vật thiên nhiên của núi rừng. Bác nuôi một đôi chim bồ câu trắng, Bác cho chim ăn. Đôi chim quấn quít cạnh Người, có khi đậu lên hai vai. Chúng tôi ngắm Bác, giữa khung cảnh núi rừng Việt Bắc trông Bác như một ông tiên, tạm thời quên hết mọi việc nhọc nhằn, khó khăn của những ngày kháng chiến.

Khi về Hà Nội, phá đất trồng rau, trồng chuối, Bác cũng tham gia, vườn nhài Bác góp nhiều công chăm sóc. Ao cá chúng tôi vét bùn, Bác nhận cho cá ăn. Lúc đầu Bác luyện cho cá ăn bằng mõ, sau vỗ tay. Thế là cứ nghe tiếng vỗ tay là cá bơi đến ăn dầy đặc cả bờ ao, trông thật vui mắt.

Hữu Kháng

(1) Đồng chí Nguyễn Lương Bằng

Theo http://www.mattran.org.vn
Thu Hiền (st)

bqllang.gov.vn

Những kỷ niệm, những bài học không quên từ Người

“Tôi có diễm phúc nhiều lần được gặp Bác, thậm chí có những lần được trực tiếp phục vụ Bác trong một số hoạt động đối ngoại. Mỗi lần như vậy đều để lại trong tôi những kỷ niệm và những bài học nhớ mãi không quên”.

Đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm thiêng liêng về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

44Bác Hồ với thiếu nhi quốc tế

Tấm lòng chân thành từ những món quà nhỏ

Lúc nào Bác cũng sống giản dị, chắt chiu từng đồng của nhân dân, của đất nước. Ngoài vài lần dẫn đầu các đoàn đại biểu đi thăm chính thức nước ngoài, còn hầu hết các chuyến thăm và làm việc khác của Người, không bao giờ Bác dùng chuyên cơ. Bác chỉ đi máy bay dân hàng.

Đi theo người cũng chỉ có vài ba người, anh Vũ Kỳ là thư ký của Bác kiêm luôn cần vụ. Trong va li của Bác chỉ có độc một bộ quần áo dạ, còn hàng ngày Bác vẫn mặc quần áo ka ki bạc mầu như chúng ta thường thấy.

Thường thường, trong mỗi chuyến thăm, Bác chuẩn bị quà biếu lãnh đạo nước bạn là hoa quả trồng trong vườn Bác như cam, nhãn, bưởi.

Tôi nhớ có lần trước khi rời nhà khách của bạn, Bác bảo tôi biếu các cô phục vụ những hộp thuốc lá Bác đã hút hết bằng bìa cứng rất đẹp để các cô đựng kim chỉ.

Tôi buột miệng thưa với Bác, ở nước bạn thiếu gì hộp kim chỉ, Bác ôn tồn rằng, Bác cũng biết vậy nhưng đây là tấm lòng của Bác, giá trị của những hộp thuốc lá là ở chỗ đó.

Điều đặc biệt trong những chuyến làm việc tại nước ngoài là quà của các địa phương nước sở tại biếu Bác nhưng khi rời sân bay biên giới, Bác nhờ chuyển lại cho lãnh đạo nước bạn chứ không mang về.

Bác thường bao giờ cũng nghĩ tới người khác trước mà ít khi lo cho mình. Khi ở nhà khách chúng tôi cứ thấy Bác tự giặt quần áo lót, khăn mùi xoa. Anh em đi cùng xin với Bác để họ giặt hoặc gửi lại phục vụ nhà khách nhưng Bác không chịu.

Có một chuyện in dấu ấn trong tôi tới tận bây giờ. Ở nhà khách của bạn, tới bữa ăn họ bày la liệt đồ ăn, thức uống trên bàn. Vốn còn trẻ, ăn khỏe, tôi gắp hết món này đến món kia để ăn.

Bác liền khẽ nhắc: “Cháu ăn món nào thì ăn hết món ấy, đừng để thừa cho người khác”. Từ đó tôi cứ chọn những món mình ưa thích, ăn hết rồi mới chuyển sang món khác.

Trong những bữa tiệc đứng, không bao giờ Bác để cho nhân viên nhà khách phục vụ đồ nóng mà yêu cầu để trên mặt bàn, ai ăn tự ra lấy và khi ăn xong tự mang bát đĩa xuống bếp.

Cách hành xử của Bác rất tự nhiên, thấy vậy, ngay các nhà lãnh đạo cấp cao của nước bạn cũng vui vẻ làm theo.

Không được dạy đời

Bác luôn luôn rất chu đáo từ việc nhỏ trở đi. Một lần đi theo Bác tiếp khách ở Phủ Chủ tịch, đang đi chúng tôi ngạc nhiên khi thấy Bác lấy ngón tay quệt vào bậu cửa sổ xem còn bụi bẩn không!

Là một nhà lãnh đạo tầm cỡ quốc tế, một chiến sĩ lão thành trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nhưng Bác luôn khiêm tốn.

Một lần chuẩn bị đón đoàn đại biểu cấp cao của nước bạn sang thăm, trong đề cương hội đàm do anh em chuẩn bị có những câu, những đoạn hơi cao giọng, Bác bèn ghi bên cạnh: “Không được dạy đời!” và tự tay sửa lại câu từ cho khiêm tốn, dễ nghe.

Trong giao tiếp Bác luôn ứng xử vừa có lý, vừa có tình –  đó cũng là một phương châm Bác để lại trong Di chúc khi Bác đi xa. Tôi nhớ mãi lần Đoàn đại biểu cấp cao của một nước bạn sang thăm nước ta.

Trên đường đưa đoàn đại biểu về thăm địa phương, anh em đoàn phục vụ đã có hành vi sơ suất làm cho vị Trưởng đoàn phật ý. Sáng sớm hôm sau, tôi trực ở Nhà khách 12 Ngô Quyền bỗng thấy Bác đi tới.

Bác bảo tôi báo cho ông bà Trưởng đoàn biết. Do Bác tới sớm quá nên vị khách chưa kịp thay quần áo, ông Trưởng đoàn chỉ kịp quấn khăn tắm quanh người, còn bà vợ vẫn mặc áo ngủ.

Bác kéo ghế ra sân thượng ngồi chờ. Ông Trưởng đoàn tỏ ý ái ngại vì từ lúc đặt chân tới Việt Nam chưa kịp lên chào Bác lại để Bác phải tới thăm. Bác ôn tồn mở đầu câu chuyện:

“Phương Đông có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (dạy một chữ hay nửa chữ cũng là thầy), đồng chí đã từng giảng dạy tại trường Đại học Cộng sản Matxcơva, nơi tôi có nghe giảng, vậy đồng chí là thầy, tôi là trò. Trò phải thăm thầy trước là lẽ đương nhiên.

Còn cô ấy (Bác chỉ phu nhân của Trưởng đoàn) là em gái nuôi của tôi khi sống và hoạt động trong Quốc tế cộng sản ở Mátxcơva, lẽ nào tôi không thăm em mình?”.

Thế là mọi sự phiền muộn của ông bà Trưởng đoàn biến mất, thay vào đó là sự chân tình và khâm phục với Bác.

Những mẩu chuyện trên nói lên cách đối nhân xử thế rất nhân ái, khiêm nhường, thu phục lòng người của Bác. Chúng ta hãy cố làm theo Bác từ những việc cụ thể, thiết thực.

Noi theo gương Bác Hồ không thể chỉ trên lý thuyết và trong các cuộc vận động mà phải học, nhất là phải làm suốt đời. Rất mong các bạn trẻ ghi nhớ điều này.

Theo Tiền Phong

Thúy Hằng (st)
bqllang.gov.vn

Phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo quan niệm của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài, người sáng lập ra Đảng ta. Trong quá trình rèn luyện, dẫn dắt Đảng ta lãnh đạo phong trào cách mạng, Người rất quan tâm đến việc truyền bá, giảng dạy và học tập lý luận. Ngay từ ngày đầu của phong trào cách mạng, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động… Việc học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận… là những việc cần kíp của Đảng. Vì vậy, giảng dạy và học tập lý luận là nhiệm vụ rất quan trọng đối với cách mạng.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên của nước ta quan tâm tới lý luận cách mạng và thực hành kiên trì, bền bỉ việc giáo dục lý luận chính trị cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam cả một di sản to lớn về giáo dục lý luận chính trị. Đó là cả một hệ thống quan điểm của Người về khái niệm giáo dục chính trị, về vị trí và mục đích của giáo dục lý luận chính trị, cũng như về nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục lý luận chính trị.

Nói về phương pháp dạy và học lý luận chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một số phương pháp cơ bản, chủ yếu như sau:

Thứ nhất, dạy và học lý luận chính trị phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học, phải biết tự động học tập, phải lấy tự học làm cốt.

Hồ Chí Minh đề cao vấn đề tự học trong công tác giáo dục lý luận chính trị. Người cho rằng: Học tập ở trường của đoàn thể không phải như học ở các trường lối cũ, không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết tự động học tập. Phải giành nhiều thời gian cho khâu tự học của học viên, bao gồm tự nghiên cứu làm đề cương, thảo luận, tranh luận… theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Như vậy, bằng phương pháp này của Hồ Chí Minh nếu được thực hiện tốt ở các trường Chính trị nói chung, Trường Chính trị Hậu Giang nói riêng thì sẽ chuyển từ phương pháp cũ, từ cách truyền thụ kiến thức một chiều – thầy giảng, trò ghi, sang cách tổ chức quá trình nhận thức năng động của người học. Người học và người dạy cùng làm việc trên lớp, trong thảo luận hoặc người học tự làm việc theo hướng dẫn của giảng viên.

Thực hiện phương pháp này bắt buộc người học phải chuẩn bị kỹ nội dung qua các khâu học tập trên cơ sở giáo trình, giáo khoa và tài liệu tham khảo có liên quan. Người nói: phải khiêm tốn, thật thà trong học tập, cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói là không biết. Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập. Mặt khác cũng phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ phải hoàn thành cho được… nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập.

Thực hiện phương pháp này cũng đòi hỏi người giảng viên phải có sự đầu tư và chuẩn bị thật chu đáo từ khâu soạn bài giảng, thực hiện bài giảng, thảo luận… Đồng thời, người giảng viên phải không ngừng cập nhật, bổ sung kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn để không ngừng nâng cao tri thức của người thầy. Như vậy mới có thể “biết mười dạy một” mà những điều dạy đó lại phải là kết quả của sự chọn lọc, gợi mở hướng dẫn cho học viên biết tự động học tập nâng cao hiểu biết. Người dạy: Trong khi giảng dạy cần phải khơi dậy tính chủ động của người học. Đặc biệt là gợi ý để trao đổi những kinh nghiệm công tác (cả kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại), từ đó gom lại thành bài học quý. Bởi vì mỗi cán bộ ở các lĩnh vực công tác khác nhau đều có những bài học kinh nghiệm bổ ích, nếu biết tập hợp lại và đem ra trao đổi sẽ làm cho hiệu quả công tác của các đồng chí khác cao hơn, tránh những sai lầm đã gặp phải.

Hai là, trong dạy và học lý luận chính trị, phải thực hành phương pháp “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”

Đối với phương pháp này Người yêu cầu người học cần phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì cần phải đặt câu hỏi Vì sao?  đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyêt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Chỉ có như vậy mới tránh được bệnh giáo điều và việc học mới có ích cho cách mạng.

Đối với người dạy Hồ Chí Minh cho rằng, không phải ai cũng làm công tác huấn luyện được, muốn huấn luyện được người khác phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc… Về chuyên môn, để trở thành người huấn luyện lý luận giỏi thì người dạy phải nắm chắc lý luận trong giảng dạy cần xác định nội dung cốt lõi, nội dung chính, trọng tâm cần nắm vững và vận dụng; có như vậy mới khắc phục được tình trạng phiến diện chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, tình trạng chung chung, đại khái, chỉ biết rừng mà không biết các loại cây cụ thể. Đồng thời trong huấn luyện phải chú ý vào rèn  phương pháp, kỹ năng, tạo cho người học nắm được bản chất linh hồn của các quan điểm lý luận, có thể độc lập, tự chủ xử trí đúng công việc trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Ba là, công tác giáo dục lý luận chính trị phải thiết thực, cụ thể, phù hợp với đối tượng, với thực tiễn.

Hồ Chí Minh cho rằng công tác giảng dạy phải xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước, của địa phương phù hợp với từng đối tượng cán bộ công tác ở cơ quan, ban ngành cấp tỉnh, cấp huyện, thị… Theo Người, việc huấn luyện cốt yếu ở thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Việc cốt yếu là phải làm cho người đọc thấu hiểu vấn đề. Nhưng thấu hiểu vấn đề cũng có nhiều cách: có cách thấu hiểu thật tỷ mỉ, nhưng dạy theo cách đó tốn rất nhiều thì giờ. Trái lại, cũng có cách dạy bao quát mà vẫn làm cho người học thấu hiểu được vấn đề.

Giảng viên cần hiểu rõ và nắm chắc nhu cầu nhận thức của người học và mối liện hệ giữa nội dung học tập với chức trách, nhiệm vụ của người học và thực tiễn địa phương, đơn vị công tác của họ. Đồng thời Hồ Chí Minh cũng lưu ý rằng giảng dạy và huấn luyện phải gắn lý luận với thực tế trong quá trình giảng dạy. Phải dạy người học cả kỹ năng tiếp cận và phương pháp thực hành để vận dụng lý luận đó vào cuộc sống và thực tế công tác của họ. Nếu chỉ dạy lý luận mà không dạy thực hành thì mới chỉ đạt một nử a yêu cầu mà thôi. Người viết, lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên.

Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

Điều kiện có ý nghĩa quyết định hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị là đội ngũ và chất lượng giảng viên làm công tác đào tạo.

Hồ Chí Minh cho rằng: không phải ai cũng huấn luyện được nhất là người huấn luyện của Đoàn thể cần phải có trình độ hiểu biết chuyên sâu. Người đã đặt vấn đề “phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó”, người huấn luyện phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc…

Hồ Chí Minh cho rằng, do chức năng của mình, một đặc trưng, phẩm chất của người giảng dạy lý luận chính trị là phải không ngừng học tập, người giảng viên phải có lòng đam mê, khiêm tốn học tập, không có thái độ kỳ thị, học thêm mãi, biết kết hợp và làm giàu trí tuệ của mình. Người giảng viên nào tự cho mình là đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nát nhất và người đó không thể làm công việc giảng dạy được. Người giảng viên lý luận chính trị phải thực hiện học không biết chán, dạy không biết mỏi. Nếu ngưng học tập thì kiến thức lý luận đó sẽ trở nên cũ, xơ cứng, nó không phản ánh thực tiễn sinh động nên làm cho việc dạy và học không có hiệu quả.

Năm là, tổ chức quản lý học viên trong quá trình đào tạo.

Muốn huấn luyện lý luận chính trị trước hết phải có tổ chức, có lãnh đạo sâu sát tỉ mỉ và chu đáo.

Tổ chức huấn luyện phải bám sát cả yêu cầu số lượng và chất lượng; đồng thời, Hồ Chí Minh quan tâm đến cách thức tổ chức lớp. Người chỉ ra một khuyết điểm cần sữa chữa ngay trong việc huấn luyện, đó là “tham làm nhiều mà không chu đáo”. Rõ ràng nhất là trong việc mở lớp huấn luyện: lớp quá đông; Mở lớp lung tung… Người căn dặn: chúng ta mở lớp nào phải cho ra lớp nấy, lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận, đừng mở lớp lung tung.

Người phê phán việc mở lớp lung tung, chồng chéo lẫn nhau và lớp học quá đông, tốn sức, tốn của của Đảng, Nhà nước và nhân dân mà kết quả lại không đâu vào đâu. Người cho rằng: chúng ta không được mở lớp tràn lan. Vì mở nhiều lớp sẽ thiếu người giảng nên người đi giảng lúc nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như chuồn chuồn đạp nước, dạy không chu đáo được. Thậm chí có người giảng sai lại có hại cho học sinh, hại cho đoàn thể. Mặt khác, lớp đông sẽ có sự chênh lệch lớn về trình độ của người học, nên nhận biết của họ không đều. Do vậy, phải mở lớp nào cho ra lớp đó, lựa chọn người dạy và không mở lớp tràn lan.

Các lớp huấn luyện phải được tổ chức thường xuyên; chương trình, giáo trình phải có tính hệ thống theo từng mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. “ Sắp xếp thời gian và bài học phải logic, mạch lạc với nhau mà không xung đột với nhau”. Phải xem giáo dục lý luận là công việc thường xuyên của Đảng, của đoàn thể; là nhu cầu thường trực của cán bộ, đảng viên, gắn liền với quá trình hoàn thiện nhân cách nói chung.

Đối với người học, Hồ Chí Minh cho rằng, vì nhiệm vụ cách mạng mà ai cũng phải học lý luận. Đối tượng cần huấn luyện bao gồm: Cán bộ, hội viên của đoàn thể, cán bộ các ngành chuyên môn của chính quyền và nhân dân. Trong đó huấn luyện cán bộ là quan trọng nhất, vì cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Cán bộ tốt thì thành công, cán bộ không tốt thì hỏng việc.

Sáu là, để giáo dục lý luận chính trị đạt hiệu quả cao cần chuẩn bị tốt các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập của đội ngũ giảng viên và học viên.

Ngoài nguồn lực con người như là nhân tố quyết định, hiệu quả giáo dục lý luận chính trị còn phụ thuộc vào phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp phục vụ cho việc dạy và học. Đó là các loại giáo trình, giáo khoa, lớp học, phương tiện hỗ trợ giảng dạy…

Theo Hồ Chí Minh, tài liệu là một trong những yếu tố giữ vai trò cơ bản và có ý nghĩa quyết định đến kết quả, chất lượng giáo dục lý luận chính trị.

Hồ Chí Minh cho rằng: “Phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác – Lênin làm gốc. Tài liệu phải được lựa chọn, xếp đặt lại, vì trình độ người học không đều nhau, cần có tài liệu thích hợp với từng hạng. Tài liệu không thích hợp thì học không có lợi gì.

Người còn chỉ ra rằng, ngoài những tài liệu có sẵn như trên, còn có những tài liệu thiết thực khác. Đó là những kinh nghiệm do những người đi học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Những kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học. Việc trao đổi gom góp kinh nghiệm này phải có tổ chức hẳn hoi chứ không phải mạnh ai nấy nói.

Tóm lại, Hồ Chí Minh vạch rõ: “Chúng ta làm cách mạng nhằm mục đích cải tạo thế giới, cải tạo xã hội. Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta”. Phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo tư tưởng của mình và giúp vào việc cải tạo xã hội; phải nâng cao nhận thức chính trị để có lập trường vững vàng và xem xét đúng đắn các vấn đề quốc tế cũng như trong nước. “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Tất cả các đảng viên phải cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận và chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình.

Truong chinh tri hau giang
Tam trang (st)
bqllang.gov.vn

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới cho nguồn lực con người. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và coi đây là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”(1). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa vào chiến lược nâng cao nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chiến lược đổi mới toàn diện đất nước tạo tiền đề đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

1. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đường lối lãnh đạo, Đảng Cộng sản việt Nam xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”(2). Quan điểm này đã thể hiện nhận thức khoa học của Đảng ta về bản chất con người trong mối quan hệ biện chứng của sự phát triển. Đồng thời, khẳng định sự nhận thức rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người và con người xã hội chủ nghĩa sẽ là cơ sở lý luận về Đảng và Nhà nước ta coi trọng vai trò con người để từ đó hoạch định đúng Chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Con người là vốn quý của xã hội nên con người giữ vai trò vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của tiến trình cải biến tự nhiên và xã hội. Điều đó khẳng định, con người chính là mục tiêu phát triển cao nhất của mọi quá trình phát triển tự nhiên, xã hội, đồng thời cũng là động lực của quá trình phát triển đó.

Với ý nghĩa nêu trên, con người đã trở thành nhân tố then chốt và là nhân tố quyết định của sự phát triển lịch sử. Bởi vì, chỉ có con người mới có trí tuệ và năng lực sáng tạo theo chiều hướng tiến bộ. Nói một cách khác, nhân tố con người là một tiềm năng vô tận của sự phát triển. Điều đó đồng nghĩa với việc nhân tố con người là cơ sở để hình thành nên nguồn lực con người, nhất là nguồn lực con người có chất lượng cao.

“Nguồn lực con người (hay còn gọi là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên người) là nhân tố con người được xem xét, dự tính như một tiềm năng, một điều kiện cần và có thể phát huy thành động lực cho một quá trình phát triển xã hội, một chiến lược phát triển xã hội trong những thời gian, không gian xác định”(3). Nguồn lực con người được xem xét ở các tiêu chí: Số lượng và chất lượng con người (bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất); là tổng thể chất dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội; là sự kết hợp sức lực và thể lực tạo nên năng lực sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động và triển vọng phát triển mới của con người; là kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệm được tích lũy qua sự nếm trải trực tiếp của con người tạo thành thói quen, kỹ năng tổng hợp của mỗi người, của cộng đồng. Điều kiện để nguồn lực con người đạt tới các tiêu chí đó khi: “người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại”(4).

2. Ngay từ những ngày hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã có nhận thức sâu sắc về con người và nhân tố con người. Ở Hồ Chí Minh, khái niệm con người luôn luôn được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng và cao cả của sự nghiệp cách mạng mà cả cuộc đời Người hằng theo đuổi. Tư tưởng về con người, về việc giải phóng và phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định thành công của cách mạng luôn quán xuyến trong tư duy, đường lối và phương pháp lãnh đạo cách mạng của Hồ chí Minh. Người đã bộc bạch ham muốn tột độ của Người là: Đất nước được hoàn toàn độc lập, tự do. Đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì sự ham muốn tột độ đó mà Hồ Chí Minh đã phải trải qua 30 năm bôn ba ở nước ngoài, phải sống xa gia đình, quê hương, đất nước, chịu đựng bao khó khăn, gian khổ, phải vượt qua vô vàn những gian truân, thử thách để tìm ra chân lý cách mạng, con đường cách mạng giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân.

Với tư duy biện chứng sâu sắc về phát triển cùng với tầm nhìn “vượt gộp”, trong tư tưởng, Hồ Chí Minh quan niệm: Đất nước được độc lập, tự do phải gắn liền với ấm no và hạnh phúc cho con người ở những hưởng thụ cụ thể: ăn, mặc, ở, học tập, việc làm… những điều kiện đó chỉ ở chế độ xã hội chủ nghĩa mới có. Người nói: “Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”(5), là “Được ấm no, hạnh phúc và học hành tiến bộ”(6). Mục đích của “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”(7), là “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”(8).

Xác định được mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội, trên cương vị lãnh đạo của mình, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người và chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của đất nước. Do đó, Người yêu cầu: “Muốn xã hội chủ nghĩa, phải có người xã hội chủ nghĩa. Muốn có người xã hội chủ nghĩa, phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa”(9). Những con người xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là những con người mới, những con người từ thân phận nô lệ vì mất nước vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ sự phát triển của đất nước độc lập, tự do. Họ có vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để khẳng định được vị trí và vai trò then chốt này thì con người xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải là con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi của chủ nghĩa xã hội với đặc trưng cơ bản là phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”.

“Hồng” và “chuyên” là quan điểm nổi bật và có tính bao quát trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới xã hội chủ nghĩa. Hồng là phẩm chất, là đạo đức của người cách mạng: yêu nước, trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; chống chủ nghĩa cá nhân và có tinh thần quốc tế trong sáng. Chuyênlà sự thể hiện trí tuệ, là tài năng, là năng lực của cá nhân con người gắn liền với sự khổ công học tập, rèn luyện để có tri thức, nâng cao tri thức và dùng chính những tri thức mình có được để phục vụ lợi ích cho sự phát triển của cộng đồng, của chủ nghĩa xã hội. Hồng và chuyên, hay cách gọi khác là đức và tài trong mỗi con người đều rất cần thiết. Đây là hai mặt cơ bản của con người mới nói riêng và được xem như nội hàm của khái niệm con người mới xã hội chủ nghĩa trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người nói: Đức là gốc nhưng tài là quan trọng và luôn dặn mọi người không được xem nhẹ mặt nào: có đức mà không có tài thì không khác ông Bụt trong chùa, không làm hại ai nhưng cũng không làm được gì có ích cho mọi người. Có tài mà không có đức thì sẽ trở thành kẻ phá hoại.

Lời nói của Người có ý nghĩa như một thông điệp để mong muốn mỗi con người hãy lấy cái thiện làm phương châm sống và rèn luyện cho chính mình để phấn đấu trở thành con người có ích cho cộng đồng, cho chủ nghĩa xã hội và cho nhân loại.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, hồng và chuyên của con người Việt Nam trong sự phát triển được hiểu là quá trình con người tự hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và rèn luyện mình thành con người chủ nghĩa xã hội. Điều đó đòi hỏi trước hết sự phấn đấu vươn lên không ngừng của mỗi cá nhân con người theo hướng tự giác đấu tranh với những mặt lạc hậu, mặt xấu vốn tồn tại như bản năng tự nhiên của con người, đồng thời phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức cách mạng, lấy đạo đức cách mạng làm gốc “cũng như sông phải có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(10). Đồng thời, giữ gìn và phát huy những phẩm chất  đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa đạo đức của nhân loại. Sau đó, quan trọng  hơn là tham gia tích cực của con người vào sự cải tạo xã hội theo hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội mà cụ thể ở nước ta là thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc kết hợp với cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sự kết hợp này, đòi hỏi con người Việt Nam phải có nhận thức mới về tư tưởng trong ý thức hệ. Từ ý thức cộng đồng, từ tinh thần yêu nước trong phạm vi dân tộc mang tính truyền thống phải được bổ sung và kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa vô sản. Để từ đó, động lực lớn nhất của đất nước là chủ nghĩa dân tộc đã mang nội hàm mới, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với quốc tế và từ đó con người xã hội chủ nghĩa vốn được hình thành trong cách mạng dân tộc dân chủ, cần phải vuơn lên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu suốt đời vì mục tiêu cao cả của lý tưởng chủ nghĩa xã hội.

Song hành cùng với nhận thức về tư tưởng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng và rèn luyện ý thức phục vụ con người, phụng sự Tổ quốc và coi đây là một trong những nhân tố then chốt trong bản chất con người xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó, Người đòi hỏi mỗi cá nhân con người xã hội chủ nghĩa phải là người gương mẫu, có tinh thần vì nước, vì dân, có tình yêu thương con người và phải biết hi sinh cái tôi của cá nhân mình để cống hiến và coi việc phục vụ nhân dân là niềm hạnh phúc, là nghĩa vụ thiêng liêng của đời người.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Ở một khía cạnh khác, nói đến con người xã hội chủ nghĩa là nói đến những người có tinh thần sáng tạo, làm chủ được khoa học công nghệ, ham học hỏi, biết vươn lên trong cuộc sống, trong công việc, luôn bổ sung kiến thức, trí tuệ và năng lực bằng con đường học tập đáp ứng nhu cầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học, chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận(11)”. Do đó, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh, đề cao và nêu bật vai trò của giáo dục đào tạo trong tiến trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và coi đó là một chiến lược lâu dài. “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”,Người luôn đặt niềm tin vào khả năng của giáo dục với mong muốn: có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục, đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản. Người gửi gắm ở thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không , dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”(12).

3. Với bất cứ một quốc gia nào thì vấn đề con người và nguồn lực con người luôn giữ vị trí quan trọng. Đây là nhân tố có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong đường lối lãnh đạo, Đảng xác định: “Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh quốc gia… Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là nguồn động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”(13).

Ở giai đoạn văn minh hiện nay, loài người đã đạt tới một trình độ nhận thức mới về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con người. Trong đó, phát triển con người được xem là thước đo sự phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển  ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”(14).

Trong tiến trình hội nhập theo xu thế phát triển chung toàn cầu, công cuộc đổi mới gắn liền với đường lối đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước Việt Nam muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì đòi hỏi nguồn lực con người phải bảo đảm được cả yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng. Trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng của Người về bản chất con người xã hội chủ nghĩa nói riêng, ngoài công tác đẩy mạnh việc giáo dục đạo đức cho nhân tố con người Việt Nam, coi trọng, bồi dưỡng và tôn vinh nhân tài vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia” thì cần coi trọng việc nâng cao chất lượng nguồn lực con ngươi gắn liền với Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo. Bởi vì, chỉ có phát triển giáo dục, đào tạo mới nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo được nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trang bị chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa, đạo đức, ý thức kỷ luật lao động cho con người…

Bản chất, hay nói cách khác chất lượng của nguồn lực con người, là sức mạnh trí tuệ và tay nghề. Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực con người, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao thì phải coi trọng công tác giáo dục, đào tạo và khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu như sinh thời Hồ Chí Minh vẫn thường nhấn mạnh. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực con người với các tiêu chí đặt ra thì phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực hành. Đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội; xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và tạo điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, mở rộng các hình thức đào tạo và thực hiện tốt yêu cầu bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong giáo dục; Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm phát huy tính tích cực và chủ động của con người v.v… Các trường chuyên nghiệp và đại học tập trung đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến như trong Cương lĩnh phát triển kinh tế – xã hội đã được Đảng ta xác định phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Do đó, giáo dục và đào tạo phải bảo đảm tập trung đào tạo đội ngũ nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đáp ứng được cả 2 tiêu chí đại trà và chuyên sâu, cả số lượng và chất lượng.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình tất yếu mang tính quy luật phổ biến để xây dựng đất nước giàu mạnh. Quá trình này đòi hỏi bước chuyển về chất của xã hội nhất là ở nước ta chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp đòi hỏi phải có sự nỗ lực về trí tuệ, kỹ năng, bản lĩnh của cả dân tộc. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa vào chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện đảm bảo để đất nước Việt Nam phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chú thích:
bqllang.gov.vn

———————————-

  1. 1.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXBCTQG, Hà Nội – 2011, Tr.41
  2. 2.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, SĐD , Tr.76-77
  3. 3.Học viện CT-HC Quốc gia Việt Nam, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXBCT-HC, Hà Nội-2010. Tr.235,236
  4. 4.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương hóa VIII, NXBCTQG, Hà Nội -1997, Tr.9
  5. 5.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T10, Tr.97
  6. 6.
  7. 7.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T8, Tr.226
  8. 8.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T10, Tr.271
  9. 9.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T9, Tr.296
  10. 10.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T9, Tr.253
  11. 11.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T9, Tr.131
  12. 12.Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, T4, Tr.33
  13. 13.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện HN tái bản lần thứ tư BCHTW khóa VII, NXBCTQG, HN – 1993, Tr.5
  14. 14.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, SĐD , Tr.130

Th.s Cao Hải Yến
Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch
Kim Yến (st)

“Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”

Sinh thời, trái tim người con vĩ đại của dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh không đứng cao vời vợi tách khỏi cuộc sống bình thường của mọi tầng lớp nhân dân mà ngược lại luôn tỏa sáng ấm áp, bình dị mà vô cùng cao quý. Con người ấy, tình yêu ấy được hun đúc từ chính bản sắc, tình yêu quê hương đất nước và sự gắn bó với cuộc sống của chính nhân dân mình, luôn gắn quyện với nhịp đập của cuộc sống đất nước, nơi mà người ấy gửi gắm một “ham muốn, ham muốn đến tộc bậc” là làm sao đem lại cuộc sống ấm no cho con người, đem lại tự do và hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân. Tình yêu ấy còn là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh lớn lao, sức sáng tạo vô cùng của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hơn ai hết, Người khẳng định mọi nguồn lực cách mạng là ở nơi quần chúng, sức mạnh kiến thiết cũng là nơi quần chúng, trong đó có thế hệ trẻ. Người luôn dành muôn vàn tình thương yêu và gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của cách mạng, của dân tộc vào họ.

tuoitre1Bác Hồ với thiếu nhi Liên Xô khi Bác thăm đất nước Lênin – 1957.

Bác của chúng ta là con người sống có lí tưởng cao cả, giàu tình nhân ái, ân nghĩa, sống khiêm tốn, giản dị và quên mình. Tình yêu bao la đó trong trái tim một con người vĩ đại không chỉ dành riêng cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam, thế hệ trẻ Việt Nam mà còn là tình hữu nghị quốc tế trong sáng dành cho bạn bè bốn biển năm châu bởi “Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Và như một lẽ tất nhiên, trong đó tình cảm dành cho thế hệ trẻ các nước luôn trong nhịp đập trái tim bao la tình thương yêu của Hồ Chí Minh và để lại cho thanh niên Việt Nam, thanh niên thế giới những tình cảm quí báu và những lời dạy thiết thực.

Tháng 3 năm 1961, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam – nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bác đã đến thăm và nói chuyện. Bác nói:

“ Nhà thơ Pháp, Vay-ăng Cu-tu-ri-ê viết: “ Chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của loài người”

Nhà thơ Xô-viết, Mai-a-cốp-xki viết: “Chủ nghĩa cộng sản là tuổi trẻ của thế giới do những người trẻ tuổi xây dựng nên”.

Bác thì nói một cách mộc mạc: Thanh niên Việt Nam, thanh niên thế giới! Hãy hăng hái tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa cộng sản!”

tuoi tre 2Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Tát-gi-ki-xtan, ngày 27/7/1959

Lới nói “mộc mạc” ấy chính là lới kêu gọi nóng bỏng từ tấm lòng của một nhà hoạt động quốc tế sôi nổi, suốt đời phấn đấu không chỉ vì nền độc lập, tự do của đất nước, vì hạnh phúc của dân tộc mình mà còn vì tương lai tươi sáng của toàn nhân loại. Bởi vậy, trải qua bao gian khổ, mất mắt và hy sinh, khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, Bản Tuyên ngôn Độc lập ra đời đã đánh dấu chặng đường mới của đất nước, dân tộc ta. Cũng ngay sau đó là 30 năm gian khổ “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ/Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kháng chiến chống Pháp, Mỹ và các thế lực tay sai, Người lại có những cuộc hành trình đầy tình hữu nghị tại nhiều nước anh em, bầu bạn, từng gắn bó với bao nhiêu con người thuộc mọi chủng tộc, màu da, tôn giáo, lứa tuổi với tư tưởng nhân văn“Giang sơn muôn dặm một nhà/Bốn phương vô sản đều là anh em”. Các bạn quốc tế cũng thân mật gọi Người là Cha, là Bác, là Anh. Năm 1946, khi sang thăm Pháp trên cương vị thượng khách của Chính phủ nước này, Bác có nhiều dịp tiếp xúc với đủ các giới chính khách, báo chí, văn nghệ, đảng phái, đoàn thể, quần chúng. Trên đất Pháp, Người đã trải qua cả một thời tuổi trẻ và kết bạn với nhiều chiến sĩ cách mạng cùng lứa tuổi. Sau này, chính Người tự nhận: “Tôi đã nhiều năm từng là dân Pa-ri”.

Bac ho voi thieu nhi bulgaryjpgChủ tịch Hồ Chí Minh với các cháu thiếu nhi Bungari trong dịp
Người 
 sang thăm Bungari năm 1957.

Có lẽ, mỗi chúng ta đa từng được nghe câu nói nổi tiếng của Người “Tất cả trẻ em trên thế giới là con tôi!”. Đó là câu nói của Người khi tiếp bố mẹ của cô bé Irina Đimitơriépna Đênia,là con của nhà báo X. Côlôxốp (X. Côlôxốp từng là phóng viên của Thông tấn xã Liên Xô APN) và vợ là bác sĩ Anna Xtaxia Vaxilépna, ở thành phố Giucốpxki, ngoại ô Mátxcơva được Bác Hồ nhận làm con đỡ đầu. Cuộc gặp gỡ ấy diễn ra vào tháng 11 năm 1960, Irasơca và bố mẹ đã được gặp Bác Hồ tại một ngôi nhà trên phố Alếchxây Tônxtôi, nhân dịp Người cùng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam sang Mátxcơva dự lễ kỷ niệm lần thứ 43 Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra rất tình cảm và thân mật. Bác mời gia đình Irasơca cùng ăn trưa với Người. Trước đó, em bé có tên là Êlidabét, con gái ông Raymông Ôbrắc – cựu Ủy viên Cộng hoà ở Mácxây, nghị sĩ Quốc hội Pháp, được Bác Hồ đã đến bệnh viện thăm, tặng quà và nhận làm con đỡ đầu. Vào những dịp sinh nhật Êlidabét, Người thường gửi thư và quà tới và con gái đỡ đầu của mình. Quà của Bác là quả cầu nhỏ hay một con trâu bằng ngà, có khi là một bức ảnh chân dung của Người, hoặc một đồng tiền vàng có mang hình Bác và đặc biệt là tấm lụa vàng để may áo cưới. Hay em bé Knuth Wolfgang Walther Hartmann ở miền Nam nước Đức thì lại có vinh dự được làm con đỡ đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi có ngày sinh trùng với ngày sinh của Người: 19 tháng 5 năm 1951. Chính vì sự trùng hợp ngẫu nhiên này mà ông bà Walter R. Harlmann, cha mẹ của Knuth, đã gửi thư tới Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ cảm tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam và xin Người nhận Knuth Wolfgang Walther Hartmann làm con đỡ đầu. Việc Bác Hồ nhận những cháu bé người Pháp, Đức và Liên Xô làm con đỡ đầu đã thể hiện tấm lòng nhân ái và sự quan tâm của Bác dành cho thiếu nhi quốc tế, và cũng qua đó càng làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Pháp, nhân dân Cộng hoà dân chủ Đức và nhân dân Liên Xô anh em.

Bac ho voi thieu nhi rumaniCác cháu thiếu nhi Ru-ma-ni vui mừng chào đón Bác Hồ sang thăm hữu nghị, 
ngày 17/8/1957

Còn ở Trung Quốc, khi nói chuyện với nhân dân Trung Quốc qua Đài Phát thanh Bắc Kinh, Người bộc lộ: “Tính tôi rất yêu trẻ con cho nên vừa đến Bắc Kinh, tôi vội đi thăm nhà giữ trẻ và Trường Tiểu học, thấy cháu nào cũng ngoan, cũng xinh đẹp, vui vẻ, mạnh khỏe, tôi rất sung sướng và thầm nghĩ rằng các cháu ấy sẽ là những công dân của xã hội cộng sản mà chúng ta đang phấn đấu để xây dựng cho tương lai”.

Bac ho voi thieu nhi trung quocBác Hồ với các cháu thiếu nhi tỉnh Giang Tô, CHND Trung Hoa, ngày 19/5/1961

Đi thăm các nước ở Châu Âu cũng vậy. Đến trại hè “Hen-nút Giút”, tới thành phố Ai-den-huýt-then-xlát, thăm thành phố cảng Rô-xtốc, vào vườn thú Béc-lin,..Bác đã vui cười nắm tay và dạo chơi cùng các cháu thanh niên, nhi đồng. Ở Nam Tư (cũ), Bác đã mời nhiều cháu nhỏ vào thăm nơi Bác ở, cho ăn bánh và uống sữa. Một cháu bé lên 3 được Bác xúc bánh cho. Các phóng viên ảnh đi theo, chụp hình ảnh ấy gửi đăng báo đã gây xúc động trong lòng nhân dân Nam Tư và các nước Châu Âu. Năm 1959, trong một chuyến đi nghỉ ở Liên Xô (cũ), Người đã vượt ngót trăm cây số xe hơi đến dự cuộc liên hoan của trại hè thiếu nhi Lếch-cút. Có nhà báo cùng đi trong đêm ấy đã tả lại: “Giữa trời đêm, vầng trăng tha thẩn soi bong trên mặt hồ Bai-can cách không xa ngọn lửa trại rực hồng. Chung quanh đó, các em thiếu nhi đàn, hát, múa và biểu diễn vở ba-lê “Hồ Thiên Nga”. Các em ríu rít, quấn quít bên Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người cha hiền từ giản dị như môt ông tiên đem lại cho các em muôn vàn tình thân yêu…”

Có lẽ không có nhà hoạt động chính trị nào trên thế giới này đã đi hầu khắp thế giới như Bác kính yêu của chúng ta. Và ở đâu Người cùng chiến đấu cho nhân dân lao động, cũng yêu quý thế hệ trẻ như chính nhân dân và thanh, thiếu niên nước mình. Và, Người tiếp xúc, chuyện trò với mọi tầng lớp nhân dân ở những nơi Người có mặt, nhất là với thanh niên và thiếu niên, nhi đồng – những người đặc biệt kính yêu Bác và được Bác dành cho sự trìu mến vô bờ bến. Người vui mừng trước các thành tựu của tuổi trẻ các nước, luôn nêu những tấm gương sáng trong chiến đấu và xây dựng đất nước của họ để tuổi trẻ Việt Nam noi theo, từ chị thợ dệt Nga Gaganôva, người thiếu niên dũng cảm Trung Quốc Lưu Hồ Lan đến những thanh niên Pháp anh hùng, như Hăngri Máctanh, Rây mông Điêng, những anh hùng vũ trụ trẻ tuổi Liên Xô như Gagarin, Titốp… Người xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh, thiên tai, áp bức gây ra cho các dân tộc và thanh niên ở một nơi nào đó trên trái đất.

Và như thế, Bác của chúng ta đã suốt đời mưu cầu hạnh phúc cho tất cả các dân tộc trên trái đất, và vì thế Người càng yêu quí thế hệ trẻ của mọi đất nước, lớp người giàu sức sống, giàu niền tin trong sự nghiệp xây dựng tương lai của đất nước họ, cùng vun đắp cho tình hữu nghị trên toàn thế giới cho đến khi Người đi về cõi vĩnh hằng./.

Tâm Trang
chinhphu.vn

Người thức trắng đêm vẽ tranh Bác Hồ

Ong Phan Thanh Tinh va buc anh Bac HoÔng Phan Thanh Tịnh và tác phẩm
“Bác Hồ bên cửa biển Nhật Lệ chiều 16-6-1957”

Chúng tôi tìm đến nhà ông Phan Thanh Tịnh ở Tiểu khu 5, phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi đó là căn phòng khách treo trang trọng những bức tranh khổ lớn vẽ Bác Hồ. Đối với ông Tịnh, mỗi bức tranh là những kỉ niệm mà ông không thể nào quên. Năm nay đã bước sang tuổi 72 nhưng ông vẫn còn khoẻ mạnh và minh mẫn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông say sưa kể về những kỉ niệm trong những lần vẽ ảnh chân dung Bác Hồ.

Những năm 50 của thế kỉ XX, khi đang còn là cậu học sinh phổ thông Trường Đào Duy Từ, Phan Thanh Tịnh đã bộc lộ khả năng hội hoạ của mình khi được tham dự cuộc thi vẽ tranh liên hoan của thiếu nhi hai miền Nam – Bắc tại Cửa Tùng (Quảng Trị). Đến nay, dù đã trải qua nhiều vị trí và lĩnh vực công tác khác nhau nhưng ông vẫn miệt mài theo đuổi niềm đam mê hội hoạ. Và trong suốt chặng đường sáng tạo đó, ông đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho những bức tranh vẽ về đề tài Bác Hồ. Ông kể: Ông được vinh dự trông thấy Bác Hồ vào ngày 16-6-1957, khi Người về thăm và nói chuyện tại lễ đài sân vận động Đồng Hới với hơn 3 vạn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Quảng Bình. Những hình ảnh, cử chỉ và giọng nói ấm áp, trìu mến của Người trong ngày hôm ấy mãi mãi đọng lại trong kí ức của ông. Nên sau đó, ý tưởng vẽ hình Bác luôn nung nấu trong trái tim ông. Bức tranh đầu tiên ông vẽ Bác vào năm 1967 với hình Bác to hơn người thật, được treo trang trọng tại Đại hội Quyết thắng của tỉnh tổ chức tại chiến khu Ba Rền.

Và tác phẩm đặc biệt thứ hai vẽ về Bác chính là bức chân dung được ông vẽ trong đêm 3-9-1969. Ông nhớ lại, đó là buổi chiều ngày 3-9-1969, khi ông đang bị ốm thì nhận được giấy triệu tập của đồng chí Trương Hoa – Chủ tịch thị xã Đồng Hới: “Bác Hồ kính yêu của chúng ta đang ốm nặng, nhỡ ra tình huống không qua khỏi, cậu (Phan Thanh Tịnh) phải nhanh chóng vẽ chân dung Bác để kịp hôm sau Đảng bộ và nhân dân tỉnh làm lễ truy điệu”. Khi được giao nhiệm vụ vẽ chân dung Người, tâm trạng ông rối bời bởi vừa lo tình hình sức khoẻ của Bác, vừa lo vì trọng trách được giao. Nhưng vì công việc quan trọng và khẩn cấp, ông bắt tay ngay vào công việc, ông chuẩn bị một tờ giấy rôki cỡ rộng, màu và bút vẽ.

Lúc đó, do ốm nên đầu óc ông cứ như bốc lửa, loay hoay mãi với những mảng màu, đường nét. Ông thật sự lúng túng thấy tay và mắt mình không làm chủ được nữa. Liền sau đó, khi nhận tin Bác Hồ không còn nữa, với niềm đau thương và kính yêu vô hạn đối với Bác, ông nhập hồn vào bức vẽ. “Tôi phải nén những giọt nước mắt để hoàn thành bức chân dung Bác cho kịp buổi Lễ Truy điệu ngày hôm sau. Đến gần 5 giờ sáng ngày 4-9-1969, tôi đặt bút xuống và báo cáo bức chân dung Bác Hồ đã hoàn thành, tất cả mọi người ngắm nhìn và oà lên khóc”… Kể đến đây, ông không kìm được cảm xúc, lấy khăn lau dòng nước mắt đang chảy dài trên gò má.

Cùng với bức tranh vẽ Bác ngày ấy, sau này ông Tịnh vẫn miệt mài vẽ tranh Bác Hồ. Trong đó phải kể đến những bức tranh ông vẽ chân dung Bác cùng Hôxê Macti – nhà tư tưởng, nhà văn hoá vĩ đại của Cu Ba – cùng lãnh tụ Phiđen Castro đã được tặng cho Đại sứ quán Cu Ba. Bức tranh vẽ Bác đứng cạnh Các Mác – Lênin được tặng cho Tỉnh uỷ Bình – Trị – Thiên. Hiện tại, trong căn phòng khách của ông treo đầy hình ảnh Bác. Trong đó, bức tranh “Bác Hồ bên cửa biển Nhật Lệ chiều 16-6-1957” được ông vẽ vào năm 1992, đã gây ấn tượng đối với nhiều người.

Cùng với niềm đam mê vẽ tranh về Bác, ông còn vẽ tranh cổ động, sáng tác thơ ca, hò vè và sưu tầm hàng ngàn câu tục ngữ, ngạn ngữ trong nước và thế giới… Nhiều bức tranh về đề tài chiến tranh cách mạng của ông hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình, đó là các tranh “Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Đồng Hới năm 1945”, “Lập chiến luỹ trên đường phố Đồng Hới” và “Lê Thành Đồng trên điểm cao 26”…

Theo Báo Đại đoàn kết
Thúy Hằng (st)
bqllang.gov.vn

Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (phần 5)

63

“Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do. Nhưng nếu muốn tách riêng một mình mà ngồi ăn no mặc ấm, người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm, như thế mới đúng. Muốn như vậy, phải ra sức công tác, ra sức lao động sản xuất.

Tiền đồ của mỗi người nằm trong tiền đồ chung của dân tộc”.

“Nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo dục”, tháng 6-1957,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.8, tr.396.

…Đảng viên và cán bộ ta nói chung là trung thành, tận tụy, hăng hái. Nhưng một số đảng viên và cán bộ còn có bệnh công thần, suy tị, ỷ lại, tiêu cực không gương mẫu, đầy rẫy chủ nghĩa cá nhân.

Từ nay về sau, tất cả các đảng viên, cán bộ và chi bộ phải thường thường ôn lại, tự liên hệ và giữ đúng những tiêu chuẩn của người đảng viên:

1. Suốt đời kiên quyết phấn đấu cho chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

2. Rèn luyện tư tưởng vô sản, sửa chữa những tư tưởng sai lầm. Kiên quyết đứng hẳn trên lập trường giai cấp công nhân, không đứng chân trong chân ngoài.

3. Đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết. Biết đem lợi riêng, lợi ích của cá nhân phục tùng lợi ích chung của cách mạng.

4. Tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật của Đảng.

5. Liên hệ chặt chẽ với quần chúng.

6. Luôn luôn cố gắng học tập, thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí mình.

Phải giữ đúng những tiêu chuẩn đó mới xứng đáng là người đảng viên”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An”, 18-1-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 33-34.

Phải thấu suốt chính sách của Đảng và Chính phủ. Phải đi đúng đường lối quần chúng.

Phải thật sự gần gũi nhân dân, lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân.

Phải biến quyết tâm của Đảng và Chính phủ thành quyết tâm của quần chúng.

Phải thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân.

Phải cần, kiệm, liêm, chính. Phải gương mẫu. Phải có tinh thần trách nhiệm cao độ.

Phải chống quan liêu, mệnh lệnh, hình thức. Chống tham ô lãng phí.

Phải làm đúng những điều đó mới xứng là người đày tớ trung thành của nhân dân, người cán bộ tốt của Đảng và Chính phủ”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ Kiến An”, 18-1-1960.
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 36.

“Những người được cử vào Quốc hội khóa II sẽ luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đày tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội”.

Lời phát biểu tại Đại hội nhân dân Thủ đô
chào mừng các vị ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội ra mắt cử tri”, 14-4-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 132.

“Đảng viên và cán bộ ta đều tốt, trung thành và hăng hái công tác, hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nhưng có một số ít đảng viên và cán bộ còn tư tưởng tiêu cực, suy tị, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ, không gương mẫu. Đó là chủ nghĩa cá nhân, những đồng chí ấy phải quyết tâm sửa chữa”.

Bài nói tại Đại hội sản xuất tỉnh Hà Đông”, 7-6-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 143-144.

“Quốc hội khóa I của ta là Quốc hội kháng chiến. Quốc hội khóa II này là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Vì vậy, để xứng đáng là người đày tớ trung thành của nhân dân, nhiệm vụ của mỗi vị đại biểu là phải:

– Thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư,

– Một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội,

– Làm gương mẫu trong việc thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.

Nói tóm lại, phải lấy việc làm thực tế mà hướng dẫn nhân dân ta xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.

“Quốc hội ta vĩ đại thật”, 10-7-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 172.

“Để xứng đáng với vinh dự to lớn là người đày tớ tuyệt đối trung thành của nhân dân, các đại biểu Quốc hội và cán bộ chính quyền cần phải:

Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Gương mẫu về mọi mặt: Đoàn kết, công tác, học tập, lao động.

Luôn giữ vững tác phong khiêm tốn, chất phác, và hòa mình với quần chúng thành một khối”.

“Nói chuyện tại buổi lễ bế mạc Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II”, 15-7-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 175.

“Tất cả đại biểu Quốc hội hứa với đồng bào là được cử vào Quốc hội để làm đại biểu Quốc hội, không phải là để làm quan, không phải là để ngồi trên ăn trốc, mà làm người đày tớ tuyệt đối trung thành của đồng bào”.

“Nói chuyện với đồng bào Thủ đô nhân dịp mừng Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa II thắng lợi”, 15-7-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 177.

“Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác – Lênin”.

“Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng của Đảng Lao động Việt Nam”, 5-9-1960, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 197.

“Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ. Tức là cán bộ và nhân viên từ cấp trên đến cấp dưới đều là đầy tớ của nhân dân, đều phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.

“Một lòng một dạ phục vụ nhân dân”, 18-1-1960,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 251.

“Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối của quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà ngay thẳng; không được giấu dốt, giấu khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chí công vô tư” và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của người cộng sản”.

“Xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội”, tháng 3-1961,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 311.

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân. Tất cả cán bộ đều phải một lòng một dạ phục vụ  nhân dân; đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân; đều phải theo đúng chính sách của Đảng và đi đúng đường lối của quần chúng.

Do đó mà lãnh đạo phải dân chủ, thiết thực, cụ thể và toàn diện. Phải tránh cách lãnh đạo đại khái, phiến diện, chung chung. Cán bộ phải tuyệt đối tránh bệnh quan liêu mệnh lệnh, phải hết sức chống bệnh hình thức, chống lãng phí tham ô.

Trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải làm gương mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ”.

“Bài nói chuyện với đồng bào dân tộc tỉnh Tuyên Quang”, tháng 3-1961, Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 323.

“Đảng ta là Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đày tớ hết sức trung thành của nhân dân”.

Bài nói chuyện với đồng bào và cán bộ tỉnh Bắc Giang”, tháng 3 năm 1961,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 337.

“… bảo vệ Bác nên các chú không muốn để đồng bào đến gần, cho nên đã xô đẩy đồng bào. Thái độ thế là không tốt. Đồng bào và các cháu nhi đồng muốn đến gần Bác. Nhưng các chú thì lại không muốn. Nó có mâu thuẫn, nhưng phải làm thế nào? Mình là dân chủ, Bác cũng như các chú, đều nói là phục vụ nhân dân. Cho nên phải khéo tổ chức, nếu không khéo tổ chức thì xô đẩy cũng không được; cho nên, phải làm thế nào để vừa bảo vệ được Bác, vừa không xô đẩy đồng bào.

Tóm lại, các chú muốn bảo vệ tốt phải có kỹ thuật, phải giữ được bí mật và phải có thái độ tốt với đồng bào”.

“Bài nói chuyện với Hội nghị Tổng kết công tác cảnh vệ”,
Hồ Chí Minh toàn tập, t.10, tr. 516-517.

“Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu cán bộ ta cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy. Việc này các cô, các chú làm được còn ít, cần phải làm tốt hơn nữa. Cán bộ ta lại phải học tập những đức tính cần cù, giản dị và thiết thực của công nhân, nông dân để trau dồi thêm tư tưởng và tác phong của mình”.

“Bài nói tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam”, 18-5-1963, Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, tr. 79.

“… cán bộ từ Trung ương đến xã đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân.

Cán bộ, đảng viên, đoàn viên cần phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Đồng bào cần phải luôn luôn giúp đỡ và phê bình cán bộ để họ làm trọn nhiệm vụ”.

“Bài nói với nhân dân và cán bộ tỉnh Nam Định”, 22-5-1963.
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, tr. 91.

(Theo Tài liệu tham khảo “Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” – Ban Tuyên giáo Trung ương).

Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vn


>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 1)
>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 2)
>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 3)
>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (phần 4)

Về một câu nói của Bác Hồ với báo chí

Trong một bức thư gửi trí thức Nam bộ, trong đó có các nhà báo, (thư đề ngày 25/5/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà, mà anh em văn hóa trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để tranh lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”.

Trong cả hai cuộc kháng chiến giành độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, các nhà báo Việt Nam đã làm được những gì mà Bác Hồ kỳ vọng vào họ qua những dòng thư tâm huyết trên. Nhưng câu nói của Bác Hồ còn vượt ra ngoài phạm vi của nhiệm vụ “kháng chiến chống ngoại xâm” mà các nhà báo yêu nước Việt Nam cần thực hiện.

4.ve mot cau noi cua Bac HoBác Hồ với các phóng viên báo đài. Ảnh tư liệu

Trong câu nói của Bác Hồ:  “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”, thì ý nghĩa cập nhật của nó là rất cao, và nhiệm vụ của các nhà báo chân chính đương đại cũng đã được nhấn mạnh: Một là “phò chính”, tức bảo vệ chính nghĩa, nói lên sự thật, đồng hành với lẽ phải, và hai là “trừ tà”, tức lên án cái xấu cái ác, chống lại sự phi nghĩa. Muốn phân biệt được đâu là “chính” đâu là “tà” phải dựa vào dân, phụng sự nhân dân, phải dựa vào lợi ích quốc gia, phụng sự Tổ quốc.

65 năm đã qua từ khi Bác Hồ viết bức thư này gửi các nhà báo Nam bộ, cũng là gửi chung cho các nhà báo Việt Nam, đất nước ta giờ đã được độc lập, Tổ quốc ta đã thống nhất. Nhưng không phải vì thế mà các nhà báo Việt Nam hết việc để làm, vì hai nhiệm vụ “phò chính” và “trừ tà” vẫn còn phải được các nhà báo coi là phần quan trọng trong sự nghiệp làm báo của mình.

Khi không còn kẻ thù xâm lược, hoặc kẻ thù xâm lược chưa thực sự xâm lăng đất nước ta, thì nhiệm vụ “trừ tà” ở đây phải hiểu là trừ diệt những gì phương hại tới nhân dân và Tổ quốc. “Tà” ấy có thể là “ngoại tà”, nhưng nhiều hơn là “nội tà”, kể cả “nội tà” trong chính lương tâm nhà báo.

“Danh mục” của những cái “tà” ấy khá dài, và không liệt kê ra thì ai cũng biết chúng là những gì rồi. Với tất cả những cái gì và những ai làm hại dân hại nước, thì đều phải coi là tà. Và nhiệm vụ, hay cao hơn, sứ mệnh của nhà báo, là phải đấu tranh chống lại chúng, tiến tới cùng nhân dân trừ diệt chúng. Đây là cuộc đấu tranh vô cùng cam go và dai dẳng, nhiều khi nó diễn ra ngay trong lòng một số nhà báo.

Viết thế nào cho trung thực và dám chấp nhận trả giá cho sự trung thực của ngòi bút mình, điều đó thực sự khó khăn, vì nó đụng chạm tới mọi mặt của đời sống nhà báo, những được và mất rất hiện thực của cuộc đời nhà báo.

Chuyện nhà báo bị hành hung khi trực tiếp tới hiện trường những “điểm nóng” để đưa tin hay viết bài, nghĩ cho cùng, cũng chỉ là một phần nhỏ của những sự trả giá mà nhà báo phải chấp nhận khi muốn mình là một nhà báo trung thực và có lương tâm.

“Phò chính, trừ tà”, Bác Hồ chỉ đề ra cái sứ mệnh gồm 4 chữ cho các nhà báo, nhưng nó gần như bao quát cả sự nghiệp của những nhà báo chân chính. Bây giờ, chúng ta đều biết, ngay “phò chính” cũng không hề dễ, chứ đừng nói tới “trừ tà”.

Bởi phải biết đâu là “chính” thì mới “phò” đúng được, vì nhiều khi giữa “chính” với “tà” không đơn giản chỉ là “trắng” và “đen”, mà còn có những điểm đan xen, những vùng “xôi đậu” trộn lộn buộc nhà báo phải tinh tường và có lương tâm mới phân biệt ra được.

Trước một vụ việc phải phân định được đúng, sai, phải cân đong đo đếm được những mức độ của phải và trái, thì mới viết được bài báo đúng với tiêu chí của Bác Hồ đặt ra là “phò chính” và “trừ tà”. Nếu nhà báo lẫn lộn ngay từ khâu phân định, thì không mong gì họ có được những bài báo trung thực và tích cực.

Trong sự nghiệp làm báo của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ bài báo đầu tiên đã cố gắng để viết ngắn nhất và nói rõ nhất điều mình muốn nói cho đông đảo người đọc có thể chia sẻ được. Chính vì rèn luyện được phong cách viết báo cô đọng và giản dị như thế mà trong nhiều trường hợp, những câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu của Bác Hồ lại phải được người đọc suy ngẫm để cảm thấu được những biên độ cả trong và ngoài chữ nghĩa của Bác. “Phò chính, trừ tà” là một câu nói cực ngắn gọn như vậy, nhưng nội hàm của nó là cực sâu, và biên độ của nó lại cực rộng./.

Theo baoquangngai.com.vn
Huyền Trang (st)

bqllang.gov.vn

Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (phần 4)

Nói về người cách mạng và Đảng cách mạng, nhà đại văn hào Trung Quốc là ông Lỗ Tấn có câu thơ:

“Hoành my lãnh đối thiên phu chỉ, Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu”.

Xin tạm dịch là:

“Trợn mắt xem khinh nghìn lực sĩ,

Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng”.

“Nghìn lực sĩ” có nghĩa là những kẻ địch mạnh, thí dụ: Lũ thực dân Pháp, bọn can thiệp Mỹ. Cũng có nghĩa là những sự khó khăn gian khổ.

“Các nhi đồng” nghĩa là quần chúng nhân dân hiền lành, đông đảo. Cũng có nghĩa là những công việc ích quốc, lợi dân.

Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ địch nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động Việt Nam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân”.

“Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam”, 3-3-1951, Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.184-185.

“… người đảng viên, dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp – ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng.

Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo.

Mà muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và của Chính phủ.

Đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng đáng là một người đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam.

Vì vậy, mỗi đảng viên phải luôn luôn cố gắng”.

“Người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam phải thế nào?”, 25-3-1951.Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.189-190.

“Mình đánh giặc là vì dân. Nhưng mình không phải là “cứu tinh” của dân, mà mình có trách nhiệm phụng sự nhân dân. Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc. Muốn vậy, bộ đội phải giúp đỡ dân, thương yêu dân. Mỗi quân nhân phải là một cán bộ tuyên truyền bằng việc làm của quân đội. Trong mấy chiến dịch vừa qua, nói chung bộ đội ta đã biết giúp đỡ dân, thương yêu dân. Nhưng cũng còn có chú dọa nạt dân, mượn của dân không trả, mua rẻ của dân. Phải sửa chữa những khuyết điểm ấy. Dân như nước, quân như cá. Phải làm cho dân hết sức giúp đỡ mình thì mình mới đánh thắng giặc”.

“Bài nói tại Hội nghị Kiểm thảo chiến dịch đường số 18”, 04-5-1951, Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.207.

“Cách mạng cũng như một bộ máy, phải có phân công, người làm việc này, người làm việc khác nhưng việc nào cũng cần thiết, cũng quan trọng. Thí dụ trong một cái đồng hồ, những cái kim thì chạy suốt ngày đêm, những chữ số thì suốt đời đứng một chỗ. Nếu những chữ số cũng muốn chạy như cái kim, hay là cái kim cũng muốn đứng lại như chữ số thì không thành cái đồng hồ nữa”.

“Thư gửi lớp cán bộ cung cấp”, 02-9-1951.

Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.6, tr.296.

“Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều.

Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”.

 “Bài nói chuyện tại Trường Chính trị  Trung cấp quân đội”, 25-10-1951, Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.320-321.

“Để thực hiện chính sách, làm trọn nhiệm vụ, cán bộ chẳng những phải chịu khó giải thích, tuyên truyền, cổ động mà còn phải bàn bạc với quần chúng, hỏi han ý kiến, gom góp sáng kiến của quần chúng. Lãnh đạo quần chúng và hoan nghênh quần chúng phê bình…Tóm lại, phải đi đúng đường lối quần chúng. Thế là có tinh thần trách nhiệm đối với Đảng, đối với Chính phủ, đối với nhân dân.

Bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, hấp tấp, tự tư tự lợi là trái hẳn với tinh thần trách nhiệm”.

Tinh thần trách nhiệm”, 13-12-1951, Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.346.

“Quân đội ta là Quân đội nhân dân. Nghĩa là con em ruột thịt của nhân dân. Đánh giặc để tranh lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, để bảo vệ tự do hạnh phúc của nhân dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, quân đội ta không có lợi ích nào khác.

Quân đội ta biết rằng: cơm quân đội ăn, áo quân đội mặc, vũ khí quân đội dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân tăng gia sản xuất, đóng thuế nông nghiệp mà có. Nhân dân thức khuya dậy sớm, ăn gió nằm sương, để đắp đường sửa cầu cho bộ đội đi. Nhân dân không quản trèo đèo lội suối, không quản khó nhọc gian lao, để chuyên chở súng đạn cho bộ đội đánh giặc. Tóm lại, quân đội sinh trưởng, thắng lợi, là nhờ nhân dân ra sức giúp đỡ. Vì thế, bộ đội rất biết ơn và yêu mến nhân dân.

Về phía nhân dân thì ai cũng biết rằng: có quân đội đánh giặc và giữ làng giữ nước, mình mới được yên ổn làm ăn, Tổ quốc mới được thống nhất, độc lập. Trong công cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân hy sinh là hy sinh một phần của cải và thời giờ. Của cải hết, có thể lại làm ra; thời giờ qua, thời giờ lại đến. Nhưng bộ đội hy sinh là hy sinh xương máu, có khi hy sinh cả tính mệnh. Cụt chân, gẫy tay, chân tay không thể mọc lại; người chết không thể sống lại. Đó là một sự hy sinh tuyệt đối. Đồng bào biết rằng: Các chiến sĩ trong bộ đội ai cũng có cha mẹ anh em, ai cũng có gia đình thân thích. Nhưng họ đã hy sinh tiểu gia đình của họ, họ đã không ngại rời cha mẹ, bỏ quê hương, ra xông pha bom đạn, để phụng sự đại gia đình dân tộc gồm cả gia đình của mỗi đồng bào. Do đó nhân dân rất biết ơn và yêu mến bộ đội”.

“Tình đoàn kết quân dân ngày thêm bền chặt”, 3-3-1952, Hồ Chí Minh: toàn tập, t.6, tr.426-427.

“Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân.

Đó là vinh dự cao nhất. Nếu có thành tích gì thì Chủ tịch và người nấu cơm phải chia nhau cái vinh dự ấy. Tóm lại không có việc sang, hèn. Công việc gì làm tròn, bổ ích cho kháng chiến, cho nhân dân đều là công việc sang, công việc gì bên ngoài có vẻ loè loẹt mà không làm tròn là công việc xấu”.

“Bài nói tại Hội nghị cung cấp toàn quân lần thứ nhất”, tháng 6-1952, Hồ Chí Minh toàn tập, t.6, tr.515.

“Quần chúng rất nhiều sáng kiến, họ hiểu biết rất mau, nhất là những cái thuộc về quyền lợi của họ. Cán bộ phải tìm hiểu quần chúng, phải học hỏi quần chúng để lãnh đạo quần chúng. Cán bộ phải kiên nhẫn, quyết tâm, phải chí công vô tư. Nếu tự tư tự lợi, lập trường không vững, tư tưởng không thông, thì tài giỏi gì cũng vô dụng, vì quần chúng rất thông minh. Ai ra sức phục vụ, ai tự tư tự lợi, họ biết ngay, không giấu được họ”.

“Bài nói tại Hội nghị nông vận và dân vận toàn quốc”, 5-2-1953, Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, tr.28.

“Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung thành tận tuỵ của nhân dân”.

“Lời kêu gọi nhân dân ngày Thủ đô giải phóng”, 10-10-1954, Hồ Chí Minh toàn tập, t.7, tr.361-362.

(Theo Tài liệu tham khảo “Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tuỵ, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” – Ban Tuyên giáo Trung ương).

Tâm Trang (st)
bqllang.gov.vn

——————————-

>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 1)
>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 2)
>> Làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân (Phần 3)

Một số lời dạy của Bác Hồ dành cho phụ nữ Việt Nam

Bác Hồ với Phụ nữ các dân tộc thiểu sốBác Hồ với phụ nữ các dân tộc thiểu số

Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm đến phụ nữ Việt Nam và vấn đề giải phóng phụ nữ, giáo dục phụ nữ, làm thế nào để giúp phụ nữ bình đẳng, phát triển tiến bộ. Người đã nhìn nhận, đánh giá cao những truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam, ghi nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc: “Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù. Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc cứu nước.

Suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc phụ nữ ta đã kiên cường kề vai sát cánh cùng các đồng chí nam giới để bền bỉ đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước. Không chỉ trên tiền tuyến mà ở hậu phương chị em phụ nữ cũng ra sức phấn đấu thi đua, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để phục vụ cho đất nước, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ khen tặng: “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang ”

Tuy nhiên, Người cũng nhận thấy những hạn chế, ngăn cản sự phát triển, bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Đó là những khó khăn xuất phát từ bản thân chị em phụ nữ và hoàn cảnh khách quan: “Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái” .

Tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (ngày 19/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn bản thân phụ nữ phải ra sức phấn đấu:

Pháp luật của Nhà nước ta đã quy định đàn bà cũng có mọi quyền lợi như đàn ông. Để thực hiện thật sự bình quyền, phụ nữ phải ra sức phấn đấu.

Ngày 9/3/1961 khi nói chuyện với các đại biểu dự Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần III, Bác dặn dò phụ nữ phải nhận rõ địa vị làm chủ của mình:

“Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, trước mắt là thi đua hoàn thành tốt kế hoạch năm nay, để làm đà tốt cho cả kế hoạch 5 năm, để xây dựng đời sống tươi vui hạnh phúc cho nhân dân ta, cho con cháu ta”…

Tại Đại hội liên hoan Phụ nữ “năm tốt” (ngày 30/4/1964), Bác thể hiện mong muốn chị em phải tích cực thi đua, cố gắng học tập, phấn đấu vươn lên:

“Phụ nữ phải nâng cao tinh thần làm chủ, cố gắng học tập và phấn đấu; phải xoá bỏ tư tưởng bảo thủ, tự ti; phải phát triển chí khí tự cường, tự lập. Có như thế thì phong trào “Năm tốt” sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu và sẽ thực hiện 100% bình quyền, bình đẳng”…

Tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (ngày 19/3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh định hướng phấn đấu, chỉ ra những việc làm cụ thể cho các chị em:

Phụ nữ cũng là người chủ nước nhà. Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tổ chức và phát triển hợp tác xã cho tốt. Làm cho gia đình ngày càng no ấm, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựng đời sống mới. Ở miền núi đang còn những phong tục không tốt do bọn phong kiến để lại, như: ma chay, cúng bái rất tốn kém. Cưới vợ, gả chồng quá sớm. Vệ sinh phòng bệnh, v.v… còn kém. Đó là những mê tín và hủ tục nên xóa bỏ, để xây dựng mỹ tục thuần phong.

Đoàn kết là sức mạnh. Đồng bào miền núi, trước hết là chị em phụ nữ, cần phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đoàn kết giữa dân tộc mình, đoàn kết giữa các dân tộc. Đoàn kết với đồng bào miền xuôi lên phát triển kinh tế miền núi. Tất cả các dân tộc miền núi và miền xuôi phải đoàn kết như anh em, chị em trong một nhà, cùng nhau ra sức xây dựng miền Bắc giàu mạnh và ủng hộ đồng bào miền Nam ruột thịt đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ Việt gian.

Một việc rất quan trọng nữa là: toàn thể đồng bào miền núi phải nâng cao tinh thần cảnh giác, giữ gìn trật tự trị an, luôn luôn sẵn sàng tiêu diệt bọn biệt kích, ngăn chặn bọn phản cách mạng âm mưu phá hoại.

Để làm tốt những việc nói trên, chị em phải cố gắng học tập. Học văn hoá, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được. Hiện nay đã có phụ nữ miền núi làm thày giáo, làm bác sĩ, làm cán bộ kỹ thuật, đội trưởng dân quân, v.v.. Tất cả phụ nữ trong huyện Đà Bắc ở tỉnh Hoà Bình đã xoá xong nạn mù chữ. Đó là những gương mẫu có quyết tâm thì thành công. Bác chờ để khen thưởng những chị em có thành tích xuất sắc nhất…

Trong lời chúc mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8/3/1957, Bác cũng chỉ ra những nhiệm vụ của từng đối tượng phụ nữ

“Để kỷ niệm ngày 8 tháng 3 một cách thiết thực và xứng đáng, chúng ta cần động viên:

Chị em phụ nữ nông thôn THI ĐUA góp sức hoàn thành tốt cải cách ruộng đất và lập những tổ đổi công tốt.

Chị em công nhân và công chức THI ĐUA làm trọn nhiệm vụ của mình.

Chị em trí thức THI ĐUA góp phần vào việc phát triển văn hoá.

Nữ thanh niên tuỳ theo cương vị của mình, THI ĐUA học và hành, xung phong trong mọi công việc…

Tại Hội nghị phụ nữ lao động tích cực lần thứ nhất của Hà Nội ngày 18-10-1958, Bác đã căn dặn chị em phụ nữ Thủ đô:

“Chị em phụ nữ cố gắng thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc. Phụ nữ công nhân cần tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác, gặt tốt vụ mùa, chuẩn bị tốt vụ chiêm năm tới. Các tầng lớp phụ nữ ở thành phố cần chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Chính phủ. Chị em làm nghề buôn bán cần giữ đức tính thật thà, đúng đắn, bài trừ tệ “mua rẻ, bán đắt”, tệ “mặc cả, nói thách”. Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khoẻ của con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc”.

Đặc biệt, trong thư gửi phụ nữ Việt Nam nhân dịp xuân Bính Tuất (1946), Bác đã tặng bài thơ như một lời nhắc nhở, động viên chị em phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng cách sống “Đời sống mới”:

Năm mới Bính Tuất

Phụ nữ đồng bào

Phải gắng làm sao

Gây “Đời sống mới”

Việc thành là bởi

Chúng ta siêng mần

Vậy nên chữ cần

Ta thực hành trước

Lại phải kiệm ước

Bỏ thói xa hoa

Tiền của dư ra

Đem làm việc nghĩa

Thấy của bất nghĩa

Ta chớ tham tàn

Thế tức là liêm

Đã liêm thì khiết

Giữ mình làm việc

Quảng đại công bình

Vì nước quên mình

Thế tức là chính

Cần, kiệm, liêm, chính

Giữ được vẹn mười

Tức là những người

Sống “Đời sống mới”.

Báo Tiếng gọi phụ nữ, số Xuân Bính Tuất, năm 1946,

Bên cạnh những lời động viên, khuyến khích dành cho phụ nữ, Bác còn chỉ ra những nhược điểm nào của phụ nữ và hướng dẫn cách khắc phục.

Nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc (ngày 1-8-1960), Bác chỉ rõ:

“Phụ nữ ta còn có một số nhược điểm như bỡ ngỡ, lúng túng, tự ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khác, phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền”…

            Cùng với việc căn dặn, nhắc nhở phụ nữ, Bác Hồ đã nhiều lần nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia hoạt động, phấn đấu. Đó là: Khi nói chuyện tại Lớp bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cấp huyện (18/1/1967), Bác phê bình sự thiếu sót trong bồi dưỡng cán bộ nữ, Người đánh giá cao vai trò của cán bộ nữ đồng thời yêu cầu phải đấu tranh mạnh bệnh thành kiến hẹp hòi đối với phụ nữ:

  “Cán bộ nữ ít như vậy là một thiếu sót. Các đồng chí phụ trách lớp học chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng cán bộ nữ. Đây cũng là thiếu sót chung ở trong Đảng. Nhiều người còn đánh giá không đúng khả năng của phụ nữ, hay thành kiến, hẹp hòi. Như vậy là rất sai. Hiện nay, có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo ở cơ sở. Nhiều người công tác rất giỏi. Có cháu gái làm chủ nhiệm hợp tác xã toàn thôn, không những hăng hái mà còn làm rất tốt. Các cháu gái ở các hợp tác xã thường có nhiều ưu điểm: ít mắc tệ tham ô, lãng phí, không hay chè chén, ít hống hách, mệnh lệnh như một số cán bộ nam, có đúng như thế không?

Bác mong rằng các đồng chí hãy thật sự sửa chữa bệnh thành kiến, hẹp hòi đối với phụ nữ. Các cô, nhất là các cô ở huyện, phải đấu tranh mạnh. Vì các cô mà không đấu tranh thì những đồng chí nam có thành kiến với phụ nữ sẽ không tích cực sửa chữa”.

 Trong bài “Phải thật sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ” đăng trên báo Nhân dân ngày 28/12/1962, Bác viết

“Từ nay, đảng bộ, chính quyền và đoàn thể quần chúng (trước hết là đoàn thể phụ nữ và thanh niên) cần phải ra sức tuyên truyền Luật Hôn nhân và gia đình sâu rộng hơn nữa và phải chấp hành thật nghiêm chỉnh. Những thói dã man đánh vợ và ép con cần phải chấm dứt. Lợi quyền của phụ nữ cần được thật sự bảo đảm. Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình”…

Trong Di chúc, Người vẫn đau đáu một nỗi niềm : “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”…

Di chúc

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị quốc gia, tr. 510

Tuy vậy, Người luôn nhấn mạnh đến khả năng tự lực vươn lên của phụ nữ: “Bản thân phụ nữ thì phải đấu tranh tự cường tự lập để giữ lấy lợi quyền của mình”…

Phải thật sự đảm bảo quyền lợi của phụ nữ,

Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 10, NXB Chính trị quốc gia, tr. 661 – 662

Tâm Trang (Tổng hợp)
bqllang.gov.vn