Tag Archive | Kỷ niệm 100 năm

Hồ Chí Minh: sự “vượt thoát” đế đi tìm giá trị mới

Xuất thân trong một gia đình Nho học giàu truyền thống yêu nước, từ lúc thiếu thời đến tuổi trưởng thành, Hồ Chí Minh đã nhận được sự giáo dục theo đạo Thánh hiền và được nuôi dưỡng bằng truyền thống nhân ái của dân tộc. Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là một quá trình vận động biện chứng từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản chân chính.

“Cốt cách phong kiến” không thể đánh đuổi thực dân

Lớn lên trong thời kỳ đất nước bị chìm đắm trong vòng nô lệ, Người đã được chứng kiến nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước của các nhà chí sĩ bị thực dân Pháp dập tắt như cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng hay các phong trào Đông Du, Duy Tân của Phan Bội Châu, Phan Chu Chinh. Sự đàn áp của thực dân Pháp khiến cách mạng nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng, thiếu hẳn một con đường cách mạng phù hợp với tình hình mới. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Hồ Chí Minh khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ.

Xuất phát từ thực tiễn đất nước trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Hồ Chí Minh đã vượt thoát khỏi tín điều Nho giáo, phê phán các phong trào yêu nước mang nặng cốt cách phong kiến. Người cho rằng, các cuộc khởi nghĩa mang “cốt cách phong kiến” lỗi thời không thể có được sức mạnh thực hiện nhiệm vụ đánh đuổi thực dân, giành lại độc lập cho dân tộc trong điều kiện, hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó, mặc dù sớm tiếp xúc với Tân văn, Tân thư của các nhà cách mạng Trung Quốc, chứng kiến các phong trào yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản và cũng đồng thời chứng kiến sự thất bại của các phong trào này, Hồ Chí Minh nhận ra một điều rằng lập trường dân chủ tư sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam chưa đủ sức tập hợp được lực lượng để chống lại chủ nghĩa thực dân, chưa đủ sức chống lại được sự đàn áp của thực dân Pháp.

Đi để “xem xét họ làm ăn ra sao”

Chính vì vậy, để tìm ra con đường cứu nước, không còn con đường nào khác là phải ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác như thế nào, để trở về giúp đồng bào mình. Do đó, Người đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1923 Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”[1]. Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”[2].

dTrên chiếc tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin  này, năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước. (Ảnh tư liệu).

Đi nhiều nơi, đến nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh đã học hỏi được rất nhiều điều mà trong nước không thể có. Những khái niệm, những giá trị mới, tiến bộ như: tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền, dân quyền, pháp quyền, dân chủ, xã hội chủ nghĩa… đã ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Những giá trị mới như Độc lập, Tự do… là những giá trị, theo Người, không thể tìm thấy trong các chế độ phong kiến chuyên chế, ở các nước thuộc địa.

Có thể nói, mặc dù được nuôi dưỡng bằng truyền thống yêu nước nhưng Hồ Chí Minh, bằng bản lĩnh của mình, đã vượt lên trên truyền thống mà nhiều nội dung không còn phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để tìm con đường cứu nước mới.

Ngày 5-6-1911, trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin, từ bến cảng Sài Gòn, thành phố Sài Gòn, Hồ Chí Minh rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Tìm hiểu những cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới là cách mạng Mỹ (năm 1776), cách mạng tư sản Pháp (năm 1789), đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, Người rất khâm phục tinh thần cách mạng ở những nước này, nhưng không thể đi theo con đường đó được. Bởi vì, như Người đã nói: “Kách mệnh Mỹ cũng như kách mệnh Pháp là kách mệnh tư bản, kách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực thì nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”[3].

Không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, V.I.Lênin và những người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường của Lênin họp đại hội ở Mátxcơva, thành lập Quốc tế III – tức Quốc tế Cộng sản. Quốc tế Cộng sản đã kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin được Đại hội lần thứ hai Quốc tế Cộng sản họp năm 1920 thông qua, đã vạch ra đường lối cơ bản cho phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.

dNguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920.

Báo Nhân đạo, ngày 16 và 17-7-1920 đã đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Tên đầu bài có liên quan đến vấn đề thuộc địa lập tức thu hút sự chú ý của Người. Trong văn kiện này, V.I.Lênin phê phán luận điểm sai lầm của những người đứng đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các đảng cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, về sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung. Đặc biệt, trong bản Luận cương, V.I.Lênin đã đề cập đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc dựa trên lợi ích thiết thực về kinh tế, chính trị…

Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Hồ Chí Minh khẳng định: trong thế giới bây giờ chỉ có kách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do bình đẳng thật sự. Kách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ, rồi lại ra sức cho công nông các nước và các dân tộc bị áp bức, các thuộc địa làm kách mệnh để lật đổ tất cả đế quốc và tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Áp dụng cho cách mạng Việt Nam, Người vạch ra chân lý muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, qua những trải nghiệm lao động, học tập, đấu tranh của bản thân và thực tiễn cách mạng thế giới, với tâm và tầm của một nhà cách mạng kiệt xuất, Hồ Chí Minh đã đến với của chủ nghĩa Mác – Lênin – tìm thấy con đường duy nhất có thể thực hiện được mục tiêu cứu dân cứu nước của mình.

Động lực mạnh mẽ nhất: lòng yêu nước, thương dân

Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, động lực mạnh mẽ thôi thúc Hồ Chí Minh chính là lòng yêu nước, vì dân. Khi đến với Luận cương của V.I.Lênin, đến với Quốc tế III, Người thấy rằng đó chính là con đường duy nhất có thể giúp dân tộc mình có được độc lập, dân mình có được tự do. Người viết: “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”[4]. Theo Người, chủ nghĩa dân tộc gắn với tôn quân (quân quyền) phải được thay thế bởi chủ nghĩa dân tộc gắn với dân quyền. Người xác định cần phải phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ. Người nói: “…người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”[5].

Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh thể hiện sự phát triển tư tưởng từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản. Người đã tổng kết quá trình tìm đường cứu nước của mình như sau: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”[6]. Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ Chí Minh đã đến với con đường cách mạng vô sản, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng tháng Mười. Có thể nói, sự vượt thoát truyền thống để đến với những giá trị mới của thời đại trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước đã giúp Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.

Ngày nay, để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực hành động dựa trên chủ nghĩa yêu nước, thực hiện mong ước của Người: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp Cách mạng Thế giới”.

(Thiếu tá, ThS Nguyễn Giáo (Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự) – BĐT ĐCSVN)
* Tên bài và tít phụ do Bee.net.vn đặt

bee.net.vn

——————

[1] Báo Ogoniok, số 39, ngày 23-12-1923.
[2] Báo Nhân dân, ngày 18-5-1965.
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, tr.268.
[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2000, tập 1, tr.466.
[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2000, tập 1, tr.467.
[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 1996, Tập 10, tr. 128.

Advertisement

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước và 6 điều Người dạy lực lượng CAND

Trung Tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thứ Trưởng Bộ Công An

Cách đây tròn 100 năm ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, với thẻ làm việc mang tên Nguyễn Văn Ba, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc trên con tàu Latuche de Tréville đi Pháp với một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu1.

Ra đi trong cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân chìm trong đau khổ, Nguyễn Tất Thành đến với phương trời xa lạ mang mỹ từ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” để tìm hiểu những gì ẩn giấu đằng sau vẻ mỹ miều của cụm từ đó và cả tận cùng của sự thật với mong muốn: “Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta“2. Cuộc hành trình lênh đênh qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia với nhiều nghề để vừa kiếm sống, vừa thâm nhập đời sống của những người cần lao, hòa mình trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc đã giúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành thấu hiểu: Chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở chính quốc cũng như các nước thuộc địa. Cũng chính cuộc hành trình đó đã giúp Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc đến được với Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa trong bối cảnh mới của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới, để từ đó hoàn toàn tin tưởng theo Lênin và quyết định “bỏ phiếu tán thành và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, tham gia Quốc tế III“3 (ngày 30/12/1920). Sự gặp gỡ Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc – Lênin đã đưa Người trở thành một chiến sĩ cách mạng tiên phong, người Cộng sản chân chính tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc mình theo con đường cách mạng của Lênin.

Tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận khoa học và bản chất cách mạng của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định, đó là chủ nghĩa “cách mạng nhất, chân chính nhất“. Đi sâu nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, bởi độc lập, tự do không thể cầu xin mà có…; trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cần phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền; một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ. Quan điểm đó xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng của Người và hình thành nên Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và an ninh quốc gia.

Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản thành một đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là kết quả của sự kết hợp chặt chẽ lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam, đánh dấu chuyển biến về chất của cách mạng nước ta, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối chính trị, xác định rõ con đường cứu nước, cứu dân, thể hiện tính quy luật lịch sử của xã hội Việt Nam trong thế kỷ XX: “Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn” 4.

Bến cảng Nhà Rồng.

Xây dựng lực lượng Công an nhân dân – công cụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng

Ngay khi Đảng ta mới thành lập, bằng kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn đã được trải nghiệm, ngày 23/4/1931, Người viết thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lưu ý nhiệm vụ đề cao cảnh giác và giữ gìn bí mật để bảo vệ lực lượng cách mạng. Người căn dặn: “Các cơ quan không đặt bí hiệu hay sao? Sao mà nhiều lần cơ quan lộ rồi mà đồng chí cứ chui vào cho lộ. Hoặc có đứa phản chăng? Tài liệu bí mật, nhất là về giao thông có lộ không?… Nên tìm mi thuật gì mà giữ gìn lấy đồng chí trọng yếu chứ nếu nó cứ túm mòn những vắt khá đi thì hại cho công việc quá!… Thái Bình, Phủ Lý thì nó lại cứ giở sổ mà đi bắt người! Xem những việc đó thì có thể nói rằng Đảng còn kém đường bí mật công tác…“5.

Thực hiện sự chỉ đạo của Người, Đảng ta đã kịp thời đối phó với âm mưu khủng bố của địch, bảo vệ lực lượng cách mạng và phong trào đấu tranh của quần chúng. Đầu năm 1931, Thường vụ Trung ương Đảng đã thông báo cho các Xứ ủy chủ trương tổ chức Đội tự vệ công nông. Tháng 3/1931, Đảng ra Nghị quyết về tổ chức Đội tự vệ; đó là lực lượng nòng cốt đầu tiên bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng. Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng, qua tổng kết công tác đấu tranh chống phản cách mạng, công tác giữ gìn bí mật được Đảng ta coi là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động của Đảng. Đại hội còn có riêng một nghị quyết về đội tự vệ để lực lượng đó làm nhiệm vụ “hộ vệ quần chúng hàng ngày trong các cuộc tranh đấu“6.

Qua các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945, những nguyên tắc hoạt động bí mật mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc rút được từ thời kỳ hoạt động bí mật ở nước ngoài, đã được quán triệt sâu sắc trong việc phát triển lực lượng, các cuộc hội họp và phát triển tổ chức của Đảng và các tổ chức tiền thân của lực lượng Công an nhân dân. Năm 1943, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “về công tác giữ bí mật“, nêu rõ: “Nguy cơ bại vong của giặc Nhật mỗi ngày một gần; vì vậy, chúng ra tay khủng bố bừa bãi để phá hoại phong trào cách mạng và làm hậu thuẫn cho chính sách bóc lột táng tận của chúng. Do vậy, công việc của chúng ta khó khăn vô cùng. Một vô ý là đã làm tan vỡ một tổ chức và nguy hại cho bao nhiêu quần chúng ở chung quanh. Cho nên, các đồng chí phải biết áp dụng nguyên tắc bí mật cho triệt để mới mong tránh được gươm súng của quân thù“7.

Chính vì thực hiện tốt nguyên tắc hoạt động bí mật theo chỉ thị của Người nên lực lượng cách mạng trong thời kỳ tiền khởi nghĩa được bảo vệ an toàn và phát triển mạnh mẽ, mặc dù kẻ địch ráo riết thực hiện các chiến dịch săn lùng, khủng bố.

Tháng 8/1945, với thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa, chính quyền cách mạng đã được thành lập trong cả nước. Lực lượng Công an nhân dân ra đời trong những ngày tháng sục sôi cách mạng đó, triển khai ngay nhiệm vụ bảo vệ thành quả mà cách mạng vừa mới giành được. Trên cương vị là Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng, Bác Hồ đã ý thức sâu sắc về tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng, bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh lâu dài, cam go, phức tạp. Bác nhấn mạnh rằng, để bảo vệ lực lượng và thành quả cách mạng, lực lượng Công an nhân dân có vai trò đặc biệt quan trọng. Người thường xuyên quan tâm vấn đề xây dựng lực lượng Công an nhân dân làm lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Người đã dày công nghiên cứu, vận dụng Tư tưởng của Lênin “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” để đưa ra phương hướng và biện pháp thích hợp trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhằm giữ vững chính quyền cách mạng. Theo tư tưởng của Người, cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là cuộc đấu tranh thường xuyên, lâu dài. Tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 10 (tháng 1/1956), Người nói: “Nhân dân ta có hai lực lượng, một là Quân đội, để đánh thắng ngoại xâm, để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn hoà bình. Một lực lượng nữa là Công an, để chống kẻ địch trong nước, chống bọn phá hoại. Có lúc chiến tranh, có lúc hoà bình. Lúc chiến tranh thì Quân đội đánh giặc, lúc hoà bình thì luyện tập. Còn Công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hoà bình lại càng nhiều việc. Còn chủ nghĩa đế quốc, còn giai cấp bóc lột là còn bọn phá hoại. Chúng nhằm phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa (…) Nhiệm vụ của Công an là phải chặn tay bọn phá hoại (…). Địch không phải tài tình gì đâu. Nó phá hoại được vì ta sơ hở, chủ quan. Nếu Công an ta biết giữ gìn và biết dựa vào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thì nhất định địch không làm gì được“8.

Nhưng để làm được việc đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Công an nhân dân phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng. Tại buổi lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang (tháng 3/1959), Người nói: “Công an nhân dân vũ trang, hay là Quân đội cũng thế, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng từ trên xuống dưới. Nhất định phải như thế”9. Quan điểm này của Người tiếp tục được khẳng định trong bài phát biểu tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 14: “Công tác Công an rất cần, rất quan trọng nhưng đồng thời cũng rất khó. Tình báo, gián điệp đế quốc rất nguy hiểm… Công tác Công an phải gắn chặt với đường lối chính trị của Đảng; nếu thoát ly đường lối chính trị của Đảng thì dù khéo mấy cũng không kết quả“10.

Nội dung tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự còn thể hiện rõ tư tưởng đoàn kết toàn dân, dựa vào sức mạnh quần chúng nhân dân để bảo vệ thành quả cách mạng. Trong rất nhiều bài viết, bài nói chuyện của Người, tư tưởng đó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thể hiện một quan điểm nhất quán và sâu sắc. Trong lớp chỉnh huấn khoá 2 (ngày 16/5/1959) của Bộ Công an, Người chỉ ra rằng: “Làm Công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dân ủng hộ. Có dựa vào nhân dân thì Công an mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhân dân có hàng triệu tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu được. Nếu trong công tác, các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công”. Đây chính là vấn đề căn bản nhất trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về an ninh, trật tự mà nội dung cốt lõi được Người đặc biệt nhấn mạnh là tư tưởng về xây dựng tư cách người Công an cách mạng. Người khẳng định: nếu không dựa vào dân, không được dân tin yêu thì lực lượng Công an sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng để được dân tin, dân yêu và giúp đỡ Công an thì mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an phải “trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, có như vậy “mới xứng đáng là người cán bộ được Đảng và nhân dân tín nhiệm“.

Bác Hồ với các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam (1969)

Ngày 11/3/1948, trong thư gửi đồng chí Giám đốc Công an Khu XII, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những phẩm chất đạo đức và tư cách người Công an cách mạng phải có, đó là:

Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính;
Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ;
Đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành;
Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép;
Đối với công việc phải tận tụy;
Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo.

Sáu điều Bác Hồ dạy người Công an cách mạng là đạo lý, nguyên tắc, phương châm, thái độ đối nhân xử thế, là chuẩn mực về nhân cách mà mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an dù ở bất kỳ cương vị nào, hoàn cảnh công tác nào đều phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu. Sáu điều Bác Hồ dạy là di sản quý báu thể hiện đậm nét nhất tư tưởng, quan điểm của Bác về xây dựng người Công an cách mạng suốt đời vì nước, vì dân.

Sống, chiến đấu, công tác và học tập theo lời Bác dạy

Là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự, được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chăm lo, xây dựng và dìu dắt, hơn 65 năm qua, lực lượng Công an nhân dân luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì nhân dân phục vụ. Suốt chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an luôn tích cực hưởng ứng và tự giác thực hiện sáu lời dạy của Bác với những nội dung sáng tạo, thiết thực, hình thức phong phú, bám sát yêu cầu công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng.

Việc học tập, thực hiện 6 điều Bác dạy không chỉ dừng lại ở chỗ nghiên cứu, thấm sâu nhận thức, mà còn biến thành hành động, thể hiện ở những việc làm cụ thể, thiết thực hằng ngày của từng người. Trong suy nghĩ và việc làm, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an dù là lãnh đạo, chỉ huy hay cán bộ, chiến sĩ đều lấy 6 điều dạy của Bác, tấm gương đạo đức của Bác để tự soi mình, tự sửa mình, phấn đấu để không ngừng hoàn thiện bản thân. Qua đó, nêu cao vai trò nòng cốt trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Cũng từ việc học tập, thực hiện sáu lời dạy của Bác, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân; dựa vào dân để công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng, được nhân dân tin yêu, giúp đỡ, tích cực tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong quá trình công tác và chiến đấu, mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong“; ra sức phấn đấu, học tập, rèn luyện, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy 6 điều Bác dạy Công an nhân dân làm tiêu chuẩn rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức và nâng cao năng lực công tác của mỗi người.

Việc thấm nhuần sâu sắc lời của Bác và tích cực tham gia phong trào học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có phẩm chất đạo đức trong sáng; kỷ cương, kỷ luật chặt chẽ; đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động. Phong trào luôn được duy trì và liên tục phát triển, thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy, động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Mỗi giai đoạn cách mạng, phong trào học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả bằng những nội dung và phương thức cụ thể, song mục đích hướng tới không nằm ngoài tư tưởng chỉ đạo của Người. Bởi vậy, thời kỳ nào lực lượng Công an nhân dân cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã có ngày càng nhiều tập thể, cá nhân công tác tận tụy, chiến đấu dũng cảm, lập công xuất sắc, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng cường và chủ động hội nhập quốc tế, bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản, công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới không thể xem thường. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ những nhiệm vụ hết sức nặng nề trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, đó là: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị – xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch…“11, trong đó giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, mà lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Để triển khai có hiệu quả nhiệm vụ vẻ vang đó, cùng với việc quán triệt sâu sắc yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, lực lượng Công an nhân dân càng phải nỗ lực phấn đấu, đề cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, với ý chí vượt lên mọi khó khăn, thử thách; chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân; cải tiến, đổi mới nội dung, phương thức công tác chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ, thường xuyên tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong phong trào “Học tập, thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân” gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

***

Kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 121 năm Ngày sinh của Người, lực lượng Công an nhân dân ngày càng nhận thức sâu sắc đường lối cách mạng mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho dân tộc Việt Nam là giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; phương pháp bảo vệ chính quyền được Người chỉ đạo áp dụng là dựa trên tư tưởng “Giành chính quyền đã khó, bảo vệ chính quyền càng khó hơn”; phương pháp công tác Công an theo Người là: “phải dựa vào dân, không được xa rời dân” và phẩm chất đạo đức mà người Công an cần có chính là 6 lời dạy của Người.

Lực lượng Công an nhân dân nguyện tiếp tục đi theo lý tưởng cách mạng cao đẹp của Người, trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, thường xuyên nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình, tăng cường gắn bó máu thịt với nhân dân, bồi đắp ý chí quyết tâm xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của Bác Hồ lúc sinh thời, đáp ứng tình cảm và mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đã và đang dành cho lực lượng Công an nhân dân Việt Nam

——-
(1) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 1, tr.94
(2) Trần Dân Tiên – Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1994. tr.13
(3) Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, SĐD, tập 1, tr.94.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.10
(5) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.78
(6) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.91
(7) Văn kiện Đảng, tập 1, BNCTKLS Bộ Công an xuất bản, 1967, tr.314-315
(8),
(9) Hồ Chí Minh, Về an ninh, trật tự, Viện CL và KHCA, NXB CAND, Hà Nội, 2005, tr.81,82
(10) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.117
(11) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

T.Đ.Q.

cand.com.vn

Bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh

Vừa tròn một thế kỷ, kể từ khi Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh rời bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2011). Đối với Nguyễn Tất Thành, đây không phải là quyết định giản đơn, tình cờ, mà là kết quả tổng hợp của một quá trình phân tích, lý giải khoa học những nhân tố thuận- nghịch của bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lựa chọn đúng hướng đi và xác định con đường cứu nước thành công.

1. Đối với tiến trình giải phóng dân tộc, đây là sự kiện mang nội dung cách mạng và ý nghĩa lịch sử lớn lao. Bởi lẽ, sự kiện lịch sử này vừa là mốc kết thúc một quá trình tổng hợp những yếu tố chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, vừa là bước khởi đầu hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh hồi đầu thế kỷ XX. Vì vậy, ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của nó mãi mãi được ghi nhận và phát huy trong suốt hành trình cứu nước của Người trước đây và trên con đường đổi mới đất nước hiện nay.

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920 (ảnh tư liệu)

Trước hết, cần hiểu rõ khái niệm “tác động của bối cảnh lịch sử” là gì? Theo chúng tôi: Một là, Không phải toàn bộ bối cảnh lịch sử (trong nước và thế giới) đều tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh. Do đó, bài viết này sẽ không nghiên cứu toàn bộ bối cảnh cuộc hành trình, mà chỉ đi sâu nghiên cứu những sự kiện lịch sử được Người biết đến và gây tác động đến quá trình hình thành con đường cứu nước của Người. Hai là, bối cảnh không phải là bức tranh bất động mà nó thường xuyên thay đổi và gây ảnh hưởng đến xu thế phát triển, hoạt động của mỗi tổ chức, con người. Vì vậy, bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh bao gồm những sự kiện lịch sử mà Người nhận thức, mà trước hết phải kể đến những sự kiện mang ý nghĩa thời đại, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam…

Điểm khởi đầu hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh là sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911. Tiếp đó là quá trình vừa lao động, vừa học tập lý luận và hoạt động thực tiễn để tìm ra con đường giải phóng dân tộc thành công. Đó là những năm tháng bôn ba đầy khó khăn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở nhiều quốc gia, châu lục. Vì vậy, nghiên cứu tác động của bối cảnh lịch sử đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh không chỉ là nghiên cứu những nhân tố hình thành quyết tâm và hướng đi mà còn nghiên cứu làm rõ hàng loạt yếu tố mới Người “bắt gặp”- nhận thức trong quá trình hình thành đường lối cứu nước của mình.

Vì vậy, ở đây không cần thiết phải thống kê đầy đủ tình hình trong nước và thế giới, cũng không phải mô tả kỹ lưỡng những sự kiện lịch sử đã diễn ra vì đó là bối cảnh chung mà bất kỳ con người đương thời nào đều sống trong đó, dù họ có nhận thức được “bối cảnh” ấy hay không.

Vậy bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành quyết tâm và hướng xuất dương tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là gì ?

2. Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí Minh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ “bình định”, thực dân Pháp thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” – thực chất là tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây – đồng nghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hội Việt Nam mới tiếp tục phát triển. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu “Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây”. Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục… do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài…rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm… Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. Bối cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: “Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam”[1]

Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công. Câu hỏi của “bài toán thế kỷ” đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có lời giải.

Bối cảnh trên đây, sau này được Hồ Chí Minh nói rõ khi trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ”[2]!?

Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến có truyền thống yêu nước, trọng nghĩa, Hồ Chí Minh sớm mang trong mình lòng yêu nước, thương dân. Tuổi học đường của Người gắn bó với những năm tháng quan trường ngắn ngủi đầy trắc trở của người cha Nguyễn Sinh Huy. Người đã theo cha đến cả ba miền đất nước, biết được cuộc sống khó khăn của người dân mất nước dù họ ở xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ “bảo hộ” hay Nam Kỳ “thuộc địa”. Người có thời gian sống ở Huế. Đó là điều kiện để Người tìm hiểu, làm quen với cuộc sống quan chức, Hoàng triều. Tuy nhiên, thực tế ấy đã làm cho Người thấy rõ hơn cuộc sống phụ thuộc, thấp hèn của giới quan chức, tay sai. Từ những trải nghiệm đầu đời của mình và cuộc sống lận đận, trắc trở của người cha, Hồ Chí Minh càng thấu hiểu ý nghĩa thực tế của câu chuyện cha mình thường bình giải “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô lệ, hựu nô lệ”. Cho nên, đầu năm 1910, sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị bãi chức thì ông vào Nam Kỳ hành nghề bốc thuốc trị bệnh cứu người, còn Hồ Chí Minh thì thấy rõ hơn sự thối nát của chế độ quan trường. Điều này càng thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã viết: “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc”[3].

Tuy nhiên, đi đâu và làm gì để tìm ra con đường cứu nước thành công luôn là công việc hết sức khó khăn. Bởi lẽ, bọn thực dân rất bưng bít tư tưởng mới, ngăn trở sách báo tiến bộ với âm mưu giam hãm dân ta trong vòng nô lệ. Người đã nói với nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenxtam: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế…Trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người ta như con vẹt.Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài[4]…

Trong quá trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc và quyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như những yếu tố đảm bảo thắng lợi.

Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Người nhận xét:

“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương…Điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì còn trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến”[5].

Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước Pháp – quốc gia đã đề xướng ra lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người ” Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, muốn biết cái gì bí mật ẩn náu ở “nước Mẹ” xa xôi ! Người cho rằng “Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ!”. Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và các nước khác… Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.

Quyết định sang phương Tây của Hồ Chí Minh là sự phủ nhận sự tồn tại nhà nước thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam. Đó là đòn tiến công đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với nhà nước đương thời, mở cửa ra thế giới để đón nhận những nhân tố mới của thời đại, tiếp thu lý luận tiên tiến, tích hợp tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành con đường cứu nước Việt Nam thông qua Hành trình cứu nước của một con người – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu buôn Pháp Amiran Latusơ Tơrêvin( Amiral Latouche Treville) thuộc Hãng Năm sao đang cập cảng Nhà Rồng gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen) và được nhận vào làm phụ bếp trên tàu. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng mang theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi với khát vọng cháy bỏng là tìm ra con đường cứu nước Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến.

3. Khi rời Tổ Quốc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có quyết tâm cao, nhưng sự hiểu biết về thế giới còn hạn chế. Sự ra đi ấy khẳng định một quyết tâm lớn, nhưng biết bao câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vốn hiểu biết của Người chưa có thể nhận thức được đặc điểm, xu thế của thời đại. Từng bước một, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập lý luận và hoạt động xã hội, Hồ Chí Minh dần dần nhìn ra bối cảnh của hành trình tìm đường cứu nước. Từ hoạt động trong nhiều tổ chức chính trị, xã hội, những trải nghiệm cuộc sống trong nhiều quốc gia thập niên 10, 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh sớm nhìn ra những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam như con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng Lênin và đường lối giải phóng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản (QTCS). Nhiều bài viết, bài nói, báo cáo của Hồ Chí Minh gửi QTCS đã thể hiện quá trình nhận thức của Người về thời cuộc và sự tổng hợp, vận dụng sáng tạo những nhân tố tích cực của bối cảnh lịch sử để hình thành con đường cứu nước của mình.

Điều cần lưu ý ở đây là Hồ Chí Minh rời Tổ quốc hoà nhập vào thế giới trong thời điểm chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Hệ thống thuộc địa đã hình thành trên phạm vi thế giới. Trong Tham luận trình bày tại Đại hội lần thứ V của QTCS (1924), Hồ Chí Minh chỉ rõ: Năm 1876: 1/4 tỷ người dân thuộc địa thì năm 1914: 1/2 tỷ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện tích các nước thuộc địa gấp 5 diện tích các nước chính quốc, còn dân số chính quốc chưa bằng 3/5 số dân các nước thuộc địa. Số dân thuộc địa Anh đông gấp hơn 8,5 số dân nước Anh còn đất đai rộng gấp 252 lần của nước Anh[6]… Cuộc đấu tranh giải phóng của các thuộc địa và phụ thuộc tuy đã được đẩy mạnh ở các nước châu Âu như: Airơlen, Ba Lan nhưng chưa có nước nào giành được độc lập. Còn ở châu Á, tuy đã trỗi dậy một “Châu Á thức tỉnh” nhưng các quốc gia lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia vẫn đang là thuộc địa của bọn đế quốc. Trên phạm vi toàn thế giới, chưa có một thuộc địa nào được giải phóng. Con đường giải phóng dân tộc chưa có một hình mẫu, tấm gương soi chung!

Vì vậy, hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh lúc này cũng mới chỉ là quyết tâm và định hướng. Người bắt đầu bằng nghề phụ bếp rồi sau đó là công nhân trên tàu buôn Pháp. Nhờ đó, Người có dịp qua nhiều quốc gia như: Xinhgapo, Côlômbô, Aicập, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Mỹ. Đầu năm 1913, Người từ Mỹ về Lơ Havơrơ sau đó sang Anh. Tại đây, Người làm nghề đốt lò, quét tuyết, phục vụ khách sạn. Bất kỳ hoàn cảnh nào, Người thường xuyên chú ý tìm hiểu đời sống và gần gũi với người lao động. Người rất xúc động trước điều kiện sống cực khổ và bị đàn áp của người da đen[7]. Sau những tháng năm trải nghiệm cuộc sống người dân thuộc địa làm thuê, Người dần dần nhận ra một điều: Ở đâu cũng có người nghèo và sự giàu nghèo không phụ thuộc vào màu da, chủng tộc. Người lao động ở đâu cũng khổ cực và biết thương yêu nhau.

Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, vừa tiếp tục lao động kiếm sống, vừa tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội. Người liên hệ chặt chẽ với công nhân Pháp, những đại biểu thuộc địa và những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Đây là thời kỳ hoạt động sôi nổi và có hiệu quả trong hành trình tìm thấy con đường cứu nước Việt Nam. Đầu năm 1919, Người vào Đảng Xã hội Pháp: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái” [8]. Giữa năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi “Bản yêu sách tám điểm “của nhân dân An Nam tới Hội nghị các nước đế quốc họp tại Vécxây (Versailles). Mặc dù Yêu sách chỉ nêu những yêu cầu tối thiểu trong khuôn khổ cải cách, nhưng các tác giả của bản Yêu sách ấy đã không nhận được một lời phúc đáp. Từ thực tế ấy, Người kết luận: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”[9]. Thực tế trên đây đã giúp Hồ Chí Minh hiểu thêm bối cảnh khách quan mà hành trình cứu nước không thể bỏ qua. Hành trình đi tìm con đường cứu nước của Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục.

Sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Người là được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7-1920. Luận cương đã mang lại cho Người ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Khẳng định ý nghĩa to lớn của Luận cương trong hành trình tìm ra con đường cứu nước, sau này Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[10]. Cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh càng trung thành với con đường độc lập dân tộc bao nhiêu, thì càng trung thành bấy nhiêu với những lý luận Lênin viết trong Sơ thảo Luận cương và đường lối của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Điều này thể hiện rất rõ khi Người trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sáclơ Phuốcniô: “Từ ngày Luận cương của Lênin đã hoàn toàn soi sáng cho tôi, tôi không còn chỉ dự các cuộc họp của Đảng một cách thụ động nữa. Tôi lao vào cuộc chiến đấu, hăng hái bàn cãi, tiến công mạnh mẽ những kẻ chống lại Lênin và Quốc tế thứ ba”[11].

Sự kiện được đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin cùng với những hoạt động sát cánh với công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa cùng đồng bào mình trên đất Pháp trước đó đã tạo tiền đề quan trọng để tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua tháng 12 năm 1920, Hồ Chí Minh tích cực thảo luận và sớm quyết định bỏ phiếu ủng hộ Đảng mình gia nhập Quốc tế thứ ba. Người đã tham gia dự thảo Nghị quyết về chủ nghĩa Cộng sản và các thuộc địa và Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa tại Đại hội lần thứ nhất (1921) và lần thứ hai (1922) Đảng Cộng sản Pháp. Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên có nhiều đóng góp tích cực cho vấn đề giải phóng thuộc địa.

Với những sự kiện trên đây, Hồ Chí Minh đã từ người yêu nước trở thành người cộng sản chân chính. Và đây còn là mốc quan trọng đánh dấu việc Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước. Người đã hoàn thành sứ mạng Người tìm thấy con đường cứu nước Việt Nam .

Tiếp theo là những hoạt động của Hồ Chí Minh với sứ mạng Người dẫn đường cứu nước đến thắng lợi.

Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều. Vì trong suốt tiến trình thực tế hoá đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, địa bàn”đối nội” và phải tìm được những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng. Tháng 6-1923, trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp Người phác họa công việc của mình – Người dẫn đường cứu nước khi trở về Tổ quốc là: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng là trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”[12]. Tuy nhiên con đường ấy còn nhiều gian truân. Người đã trải qua nhiều công việc, hoạt động ở nhiều quốc gia như: Nghiên cứu lý luận tại Đại học Phương Đông, dự nhiều Hội nghị quốc tế tại Liên Xô, làm cán bộ Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và nhiều năm làm phiên dịch trong Phái bộ Bôrôđin tại Trung Quốc (1924-1927). Cũng trong thời gian này, tại Quảng Châu, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giữa năm 1927 Người trở lại Liên Xô, thực hiện nhiệm vụ do Quốc tế Cộng sản giao ở Pháp, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia rồi về Xiêm, Thái Lan, Trung Quốc.

Đầu năm 1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc), Người đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng tại đây, từ giữa năm 1931 đến năm 1933, Người bị thực dân Anh bắt giam. Đầu năm 1934 sau khi thoát tù, Người trở lại Liên Xô học Trường Quốc tế Lênin và làm nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (thuộc Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản). Thành công nổi bật trong hoạt động cách mạng của Người là nhận thức và giải quyết thoả đáng mối quan hệ dân tộc và giai cấp – vấn đề quan trọng và nhạy cảm mà ngay Quốc tế Cộng sản cũng có lúc mắc sai lầm. Người rất chú ý đặc điểm và truyền thống dân tộc, nhưng không vì thế mà xa rời lập trường giai cấp. Điều này được thể hiện qua luận điểm: “Vậy là màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”[13]. Những luận điểm sáng tạo về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa còn được thể hiện rõ trong nhiều bài báo , đặc biệt trong tham luận của Người được trình bày tại Đại hội V của QTCS năm 1924. Trong bối cảnh QTCS chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu “tả” khuynh, biệt phái từ sau khi Lênin qua đời (1924), đặc biệt sau Đại hội VI của QTCS (1928), Người vẫn kiên trì học tập lý luận và thường xuyên lập kế hoạch về nước thực thi con đường cứu nước để bắt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở trong nước.

Nét đặc sắc nhất cuộc hành trình cứu nước 30 năm là không bao giờ Người xa rời mục đích về nước cứu đồng bào. Khi ở Liên Xô dự Đại hội lần thứ VI Quốc tế Thanh niên, Người nói với nhà văn I. Êrenbua: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở và Tổ quốc”[14]. Khi đang hoạt động trong Bát lộ quân Trung Quốc, Người vẫn bí mật liên lạc với Ban lãnh đạo Đảng trong nước chuẩn bị xây dựng căn cứ địa vùng biên giới Việt Trung. Cuối tháng 6 năm 1940, ngay sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, Người chỉ thị gấp cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp không đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Diên An nữa mà cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đi Quế Lâm, Nam Ninh (Quảng Tây) hướng về Cao Bằng đón thời cơ mới. Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh kết thúc Hành trình cứu nước, về vùng rừng núi Cao Bằng – địa đầu Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo dân tộc thực hành đường lối cứu nước mới, mở ra giai đoạn mới trong công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.

4. Ra đi tìm đường cứu một quốc gia là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nhưng tìm thấy con đường ấy và điều quan trọng tiếp theo là bổ sung, hoàn thiện nó cho phù hợp với điều kiện cụ thể rồi đưa về áp dụng trong nước là việc khó gấp bội phần. Sau nhiều lần thất bại của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế – dân tộc và thời đại, yếu tố khách quan và chủ quan để tìm ra lời giải cho “Bài toán thế kỷ” đã đặt ra trước dân tộc từ đầu thế kỷ XX. Người đã khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ đã tìm thấy con đường cứu Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến. Tuy nhiên cần thấy rõ, đây không phải đơn giản là việc lựa chọn một mô hình con đường có sẵn để vận dụng vào Việt Nam. Mặc dù Luận cương của Lênin cũng như những quan điểm của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp có vị trí quan trọng trong “con đường cứu nước” mà Hồ Chí Minh tìm đến; song chỉ ngần ấy thôi, chưa phải là con đường cứu nước Hồ Chí Minh, bởi lẽ đó chỉ là những nguyên tắc lý luận, định hướng mang tính phổ biến. Con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam không chỉ được tạo ra bởi tác động mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử mà còn bởi những đóng góp đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh. Thắng lợi công cuộc giải phóng ở Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Đó tác động trở lại của cách mạng Việt Nam với thế giới, dấu ấn của Hồ Chí Minh với thời đại. Do đó, thế giới đã tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất Việt Nam.

Nguồn Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam

[1]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1996,T1,tr.314
[2].Dẫn theo báo Nhân Dân, ngày 18 tháng 5 năm 1965
[3] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN,H.1994,tr.12
[4] . Hồ Chí Minh Toàn tập,Nxb. CTQG, H.1995,t.1,tr.477
[5] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…, Sđd,tr.12
[6] Xem: Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG,H.1995,t1,tr.273-289
[7]. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 40-50
[8] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…Sđd, tr.41-42
[9] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…Sđd,tr.31
[10] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t. 10 tr.127
[11] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t12,tr.471
[12] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t.1 tr.192
[13] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd,t.1,tr.266
[14] Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, xuất bản lần thứ 2,Nxb.CTQG, H.2006,t.2,tr.63

baoninhthuan.com.vn

Nguyễn Tất Thành với cuộc trường chinh tìm đường cứu nước – Một trăm năm nhìn lại

Báo tin tức – Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), báo Tin Tức giới thiệu bài viết “Nguyễn Tất Thành với cuộc trường chinh tìm đường cứu nước – Một trăm năm nhìn lại” của Giáo sư Song Thành, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.

Việt Nam, vào đầu thế kỷ XX, đã có một lớp thanh niên ưu tú rời nước ra đi, không phải vì mưu sinh mà vì khát vọng giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do và phẩm giá cho đồng bào. Họ nô nức Đông du theo lời kêu gọi đầy nhiệt huyết của Phan Bội Châu. Duy có một người thanh niên mảnh khảnh dám một mình tìm đường sang phương Tây. Đó là Nguyễn Tất Thành. Thành tựu chung cuộc đã làm cho việc ra đi đó trở thành một sự kiện lịch sử trọng đại, mở ra bước phát triển mới cho Cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Chỉ có thể đánh giá hết ý nghĩa, giá trị và bài học của sự kiện này khi đặt nó vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc của phong trào cứu nước hồi đầu thế kỷ trước.

I. BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX

1. Sau thất bại của các cuộc khởi nghĩa vũ trang cuối thế kỷ XIX, tư tưởng của các sĩ phu yêu nước đã có sự chuyển biến. Họ cố thoát ra khỏi ý thức hệ phong kiến, đi tìm một con đường mới trong ý thức hệ tư sản Âu-Mỹ qua các tân thư được truyền vào từ Trung Hoa. Song những cố gắng ấy cũng đều lần lượt bị thất bại. Cuộc vận động chống sưu thuế bị đàn áp, Trần Quý Cáp bị xử tử, Phan Châu Trinh bị đày đi Côn Đảo. Vụ Hà Thành đầu độc thất bại, các nghĩa sĩ bị chặt đầu; Trường Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa; căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây, đánh phá; phong trào Đông du bị tan rã, Phan Bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật,… Những nỗ lực cuối cùng của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ hầu như đều đã thất bại.

Phong trào cứu nước, giải phóng dân tộc đứng trước một cuộc khủng hoảng, bế tắc cả về lý luận, đường lối và phương thức đấu tranh. Làm thế nào để đánh đuổi được chủ nghĩa thực dân xâm lược, giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào? Câu hỏi đó ngày đêm nung nấu, day dứt tâm can lớp thanh niên yêu nước thế hệ Nguyễn Tất Thành lúc bấy giờ.

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước; được kế thừa truyền thống yêu nước, bất khuất của quê hương và gia đình, khi còn là một thiếu niên 15 tuổi, Nguyễn Tất Thành đã sớm biết đau nỗi đau mất nước, xót xa trước nỗi thống khổ của đồng bào, đã sớm có chí đuổi giặc, cứu nước, giải phóng dân tộc.

Nhưng bằng con đường nào? Liên minh với ai, dựa vào ai để chiến đấu? Cuộc tranh luận không phải về mục tiêu mà về con đường: Dựa vào Pháp để cải cách như Phan Châu Trinh hay dựa vào Nhật để cứu nước như Phan Bội Châu? Mặc dù uy tín của hai chí sĩ họ Phan đều rất lớn, nhưng anh không đứng về phe nào. Trước khi đi đến quyết định, theo tinh thần “cách vật, trí tri”, anh cần tìm hiểu đến tận cùng thực chất của thời cuộc. Sau này, trong một lần trò chuyện với nhà báo Mỹ Anna Louise Strong, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau: Ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp? Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”[1]. Điều đó cho thấy, Nguyễn Tất Thành đã sớm có ý thức khám phá thời đại để tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc.

2. Bước sang thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới, mỗi thuộc địa là một mắt khâu của hệ thống đế quốc, do đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể chỉ là hành động riêng rẽ của một quốc gia này chống lại sự xâm lược và thống trị của một quốc gia khác như trước kia, mà đã trở thành một bộ phận của cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Trong điều kiện lịch sử mới, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi, phải trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, như Lênin đã nói. Đây chính là đặc điểm mới của thời đại mà các sĩ phu trong nước thời đó chưa có điều kiện để nhận ra.

Với nhạy cảm chính trị của một trí tuệ hiếm có, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có được dự cảm nhất định về sự chuyển biến của thời đại. Kẻ xâm lược mới đến từ phương Tây, mang theo sức mạnh của văn minh phương Tây. Muốn thắng được họ, phải đi tìm một con đường khác. Đó là con đường nào? Ở tuổi 20, người thanh niên ấy chưa thể trả lời ngay được, nhưng sự lựa chọn đầu tiên đã tỏ ra vô cùng sáng suốt: Ngược với làn sóng Đông du, anh một mình đi sang phương Tây, nơi sớm nổ ra các cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nơi các trào lưu tư tưởng tự do dân chủ và khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh mẽ. Phải ra đi xem xét họ làm ăn thế nào để trở về giúp đồng bào. Khát vọng đó của anh đã nảy nở từ rất sớm và lớn dần lên theo năm tháng.

Ngày 2/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra bến Nhà Rồng liên hệ xin việc. Ngày 3/6/1911, anh được giới thiệu và nhận vào làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latusơ Tơrêvin. Ngày 5/6/1911, với tên mới Văn Ba, anh theo tàu rời nước ra đi. Không khoác áo thân sĩ, ra đi trong tư cách một người lao động, khởi nghiệp với đôi bàn tay trắng, với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một mình tiến hành cuộc trường chinh 30 năm đi tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

II. QUÁ TRÌNH TÌM TÒI VÀ HÌNH THÀNH CƠ BẢN CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM

1. Tiến hành cuộc khảo sát rộng lớn thế giới tư bản

Nguyễn Tất Thành nhận làm bồi tàu, thủy thủ để có điều kiện được đi. Từ cảng Nhà Rồng, anh đã đi qua Xinhgapo, Côlômbô, vượt Hồng hải, qua Suez đến cảng Saïd, Marseille, Le Havre. Từ Pháp, anh trở lại Sài Gòn, rồi đi vòng quanh châu Phi, qua các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Angiêri, Tuynidi, trở lại các cửa biển Đông Phi, vòng qua Cônggô, Dahomey, Ghinê, Xênêgan, vượt Đại Tây Dương tới Hoa Kỳ, vòng xuống Nam Mỹ, tới Áchentina,… Sau đó, trở lại Anh, về Pháp, qua Đức, tới Liên Xô, về Trung Quốc, sang Thái Lan…, tất cả hơn 30 nước.

Có thể nói, vào đầu thế kỷ XX, Hồ Chí Minh là một trong số rất ít các nhà cách mạng đương thời có điều kiện đi nhiều, có một vốn hiểu biết khá tường tận về chủ nghĩa đế quốc và hệ thống thuộc địa của chúng. Bản thân là người dân thuộc điạ, ra nước ngoài hòa mình vào cuộc sống lao động và đấu tranh của vô sản ở chính quốc, có gần 10 năm bôn ba, khảo sát các thuộc địa của đế quốc Anh, Pháp, Đức – từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ la tinh, nên có hiểu biết về bản chất chung và màu sắc riêng của mỗi nước đế quốc cũng như trình độ phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội khác nhau giữa các nước thuộc địa. Nhờ vốn hiểu biết thực tế đó, cùng với một năng lực tư duy độc lập, tự chủ, đã giúp Người không rơi vào các khuynh hướng cơ hội nhưng cũng không dễ dàng chấp nhận một cách giáo điều những công thức lý luận không phù hợp với thực tế các nước thuộc địa, nhất là ở phương Đông.

2. Bắt đầu tham gia hoạt động chính trị, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Lênin

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp vào lúc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vừa bùng nổ thắng lợi, mở ra một hướng phát triển mới trong lịch sử loài người. Nhân Hội nghị Hòa bình Versailles, cùng với Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, dưới tên ký Nguyễn Ái Quốc, anh thử nghiệm sử dụng pháp lý tư sản và hình thức đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, đưa ra bản Yêu sách tám điểm, đòi quyền bình đẳng về pháp lý và các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân Việt Nam. Bản Yêu sách không được các đế quốc thắng trận để mắt tới, anh rút ra kết luận: Chương trình 14 điểm của Tổng thống Mỹ W. Wilson chỉ là một trò bịp lớn, “muốn giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình” [2].

Cuối năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng duy nhất ở Pháp tỏ ý quan tâm đến số phận các dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, anh đã thất vọng, vì họ nói rất hay, “thông qua những nghị quyết rất kêu, để sau đại hội đưa vào viện bảo tàng” [3].

Giữa lúc đó, ai đã chìa bàn tay thân ái đối với anh, với các dân tộc thuộc địa? – Chính phái tả của cách mạng Pháp, Quốc tế 3, Lênin và Cách mạng Nga! “Họ đã không vừa lòng với việc đọc những bài diễn văn rỗng tuếch và viết ra những nghị quyết “nhân đạo”… “Mặc dù đang vấp phải những khó khăn trong nước và ngoài nước, nước Nga cách mạng không hề một chút do dự trong việc giúp đỡ các dân tộc mà nó đã thức tỉnh bằng cuộc cách mạng anh dũng và thắng lợi” [4].

Chính nhờ thắng lợi của cách mạng Nga, rồi đọc Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa mà Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ánh sáng cho con đường giải phóng dân tộc mình trong sự nghiệp giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức. Đêm kết thúc Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp (30/12/1920), Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế 3, đánh dấu bước ngoặt trong đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc: Từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời mở ra bước chuyển cho bao thế hệ người Việt Nam: Từ người yêu nước thành người cộng sản.

3.Vừa hoạt động thực tiễn, vừa nghiên cứu lý luận, góp phần bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác

– Nguyễn Ái Quốc khởi đầu hoạt động đấu tranh cách mạng của mình bằng việc tố cáo những tội ác man rợ của bọn thực dân ở thuộc địa, nhằm làm cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới biết được sự thật về cái gọi là “chính sách khai hóa” của bọn thực dân, gây men căm giận, phẫn nộ, từ đó kêu gọi “nô lệ thức tỉnh”: “Mọi chế độ thực dân đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi giống bản xứ, muốn cứu vãn những nòi giống này, ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc” [5]. Sử dụng hình ảnh “chủ nghĩa tư bản là con đỉa 2 vòi”, nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả 2 cái vòi của nó đi, Nguyễn Ái Quốc nêu lên sự cần thiết phải thực hiện sự liên minh chiến đấu giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, hai cuộc cách mạng đó phải phối hợp nhịp nhàng với nhau như hai cánh của một con chim.

Trong cuộc đấu tranh giải phóng đó, sự ủng hộ của quốc tế là rất quan trọng, song nhân tố quyết định vẫn là sự nỗ lực của bản thân nhân dân các dân tộc thuộc địa. Người viết: “Vận dụng công thức của C. Mác, tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em, chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” [6].

Những bài báo đó của Nguyễn Ái Quốc đã đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành lý luận về con đường giải phóng các dân tộc thuộc địa theo con đường cách mạng vô sản.

– Sau khi đến Liên Xô, tham gia một khóa học lý luận ngắn hạn, rồi được mời tham dự nhiều đại hội và hội nghị quốc tế lớn, Nguyễn Ái Quốc có cơ hội vừa lắng nghe, học tập, vừa vận dụng vốn lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của mình, tham gia vào cuộc tranh luận, đưa ra những ý kiến sắc sảo, những luận điểm riêng, góp phần bổ sung và phát triển lý luận của Lênin về cách mạng ở thuộc địa.

Thời kỳ sau khi Lênin qua đời, về mặt lý luận, phong trào cộng sản quốc tế có xu hướng bị “xơ cứng hóa”, còn tỏ ra chịu ảnh hưởng nhiều của thuyết “dĩ Âu vi trung”(Européo-centrisme=lấy châu Âu làm trung tâm), thường chỉ nhấn mạnh vai trò quyết định của cách mạng vô sản ở chính quốc mà coi nhẹ hoặc đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở địa vị phụ thuộc.

Sớm nhận ra tình hình này, tại các diễn đàn quốc tế đó, bằng những lời lẽ tâm huyết và lập luận thuyết phục, Nguyễn Ái Quốc đã “thức tỉnh” các đồng chí cộng sản châu Âu về tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, rằng “vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa…” , rằng “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc,… Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, lại khinh thường thuộc địa… trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí?” [7].

Từ luận điểm đó, Nguyễn Ái Quốc làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa. Người yêu cầu giai cấp vô sản ở chính quốc và đảng tiên phong của nó “không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức” [8]; “cần nêu một tấm gương về những điều họ có thể và phải làm cho những anh em của họ đang bị áp bức” [9], chỉ có sự hợp tác đó mới có thể đảm bảo cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng.

Trước khi rời Mátxcơva đi về phương Đông, Nguyễn Ái Quốc thấy cần thiết phải chính thức phát biểu quan điểm của mình (báo cáo bằng văn bản) với BCH quốc tế cộng sản. Người nhấn mạnh sự cần thiết phải vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nước. Người đặt vấn đề: “Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? – Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại” [10]. Đây không phải Nguyễn Ái Quốc phản biện Mác mà chỉ thể hiện sự phản ứng với khuynh hướng “lấy châu Âu làm trung tâm” vào lúc đó, vẫn coi châu Âu là mẫu mực, là điển hình cho sự phát triển của nhân loại, cho rằng khi nào cách mạng vô sản ở châu Âu thắng lợi thì các dân tộc thuộc địa đương nhiên sẽ được giải phóng,… (trong khi Nguyễn Ái Quốc, do đánh giá cao chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân thuộc địa, lại cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và bằng thắng lợi của mình mà góp phần “giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”) [11].

Xuất phát từ tư duy biện chứng và yêu cầu phải vận dụng chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội các nước phương Đông và Việt Nam, trong báo cáo gửi quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đề xuất 3 luận điểm lớn:

+ “Cuộc đấu tranh giai cấp ở đó (tức Việt Nam) không diễn ra giống như ở phương Tây”, do ở đó sự phân hóa giai cấp chưa triệt để và sâu sắc; sự đối lập về tài sản và mức sống giữa các giai cấp chưa thật lớn, do đó, “sự xung đột về quyền lợi giữa họ được giảm thiểu”; hơn nữa các dân tộc Viễn Đông không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, nên cuộc đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở đây (tức phương Tây).

+ “Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước” – hơn nữa còn là động lực vĩ đại và duy nhất của họ, vì ở các thuộc địa đang đấu tranh giành độc lập thì mâu thuẫn dân tộc và đế quốc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu nhất, mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ dân tộc vẫn tồn tại, nhưng được giảm thiểu, vì dù là tư sản hay địa chủ (hạng vừa và nhỏ) cũng đều là người nô lệ mất nước.

+ Từ đó, Người mạnh dạn kiến nghị: “Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông. Đó chính là nhiệm vụ các Xô viết phải đảm nhiệm” [12].

Những quan điểm trên đã thể hiện một năng lực tư duy độc lập, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về lý luận, dựa trên quan điểm thực tiễn, quan điểm biện chứng vốn là linh hồn của chủ nghĩa Mác. Tiếc rằng 3 luận điểm đó được đưa ra vào thời điểm sau khi Lênin đã mất, quan điểm “giai cấp chống giai cấp” đang thắng thế, “chủ nghĩa dân tộc” bị coi là rơi vào phạm trù tư tưởng tư sản, nên không được quốc tế cộng sản chấp nhận. Tuy vậy, các quan điểm đó vẫn được Nguyễn Ái Quốc kiên trì vận dụng để chỉ đạo cách mạng Việt Nam, vì nó đúng với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

4. Từ Đường Kách mệnh đến Chính cương, Sách lược vắn tắt đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam

– Tác phẩm Đường Kách mệnh là sự phát triển các quan điểm lý luận đã được Nguyễn Ái Quốc sơ bộ nêu lên trước đó, nay được trình bày tương đối có hệ thống về con đường cách mạng Việt Nam.

+ Đường Kách mệnh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam phải đi theo con đường cách mạng Nga, tức là phải đặt nó trong quỹ đạo cách mạng vô sản.

+ Đường Kách mệnh xác định rõ con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh, hai giai đoạn này có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng mỗi giai đoạn có mục tiêu và phương pháp vận động cách mạng khác nhau. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, chủ trương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, trên nền tảng “công nông là người chủ cách mệnh”, “là gốc cách mệnh”, “còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ,… ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của công nông thôi”.

+ Đường Kách mệnh sớm chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế, vấn đề phương pháp cách mạng như phương pháp tuyên truyền, giảng giải về lý luận, về chủ nghĩa, về giác ngộ và cách tổ chức – vận động quần chúng ra đấu tranh,…

+ Đường kách mệnh nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng, “Đảng có vững, cách mệnh mới thành công. Đảng muốn vững, phải có chủ nghĩa làm cốt… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”.

+ Đường Kách mệnh chỉ rõ sức mạnh của đảng cách mạng là ở lý luận, ở tổ chức, đồng thời còn ở phẩm chất chính trị và đạo đức của mỗi đảng viên. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đặt lên hàng đầu vấn đề đạo đức cách mạng, nhắc nhở phải “ít lòng tham muốn về vật chất, phải xem thường danh vị, ngôi thứ và tiền bạc,…” vì chúng là cội nguồn sinh ra đố kỵ, hận thù, chỉ điểm, phản bội, làm tổn hại nghiêm trọng đến sự nghiệp cách mạng.

Những nội dung trên cho thấy Đường Kách mệnh đã đặt cơ sở cho sự hình thành đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam theo đường lối cách mạng vô sản; nó đánh dấu sự chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra từ cuối thế kỷ XIX cho đến những năm 20 của thế kỷ XX.

– Chính cương, Sách lược vắn tắt và các văn kiện của Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc thảo ra, đã đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng của Người về con đường cách mạng Việt Nam.

+ Về tiến trình của cách mạng Việt Nam, Chính cương nêu rõ “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, nghĩa là tiến trình đó gồm 2 giai đoạn cách mạng như Lênin đã nói; vì thổ địa cách mạng cũng chỉ là một trong 2 nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng. Còn để “đi tới xã hội cộng sản”, đó là nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng sau (giai đoạn thế giới cách mạng, tức cách mạng vô sản).

Xuất phát từ thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: đế quốc và phong kiến là 2 đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng không coi 2 nhiệm vụ đó phải thực hiện ngang nhau, song song, đồng thời, mà đặt lên hàng đầu nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, cần tập trung mũi nhọn vào kẻ thù chính, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhưng phải phục tùng nhiệm vụ chống đế quốc. Đó là chỗ khác với quan điểm của Staline và quốc tế cộng sản.

+ Về đường lối tập hợp quần chúng: Sách lược vắn tắt đề ra chủ trương mềm dẻo, nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp dân chúng, lôi kéo họ đi về phe vô sản giai cấp, còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng Lập hiến,…) thì phải đánh đổ.

Sách lược vắn tắt của Đảng cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, cùng với Chính cương vắn tắt trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, nguồn gốc tạo nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đó là sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của Lênin được Người đề ra trong Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Tuy nhiên, ở thời kỳ sau Lênin, nhất là sau Đại hội VI quốc tế cộng sản (1928), khi mà cuộc tổng khủng hoảng của CNTB đang đến gần, quốc tế cộng sản cho rằng thời kỳ bùng nổ và thắng lợi của cách mạng vô sản châu Âu đã tới, càng nhấn mạnh hơn khẩu hiệu “giai cấp chống giai cấp”, coi cách mạng giải phóng của các dân tộc phương Đông chỉ nằm ở vòng ngoài, hỗ trợ cho thắng lợi của cách mạng vô sản; lúc này mặt trận Quốc-Cộng hợp tác ở Trung Quốc cũng đã thất bại và tan vỡ,… nên Chính cương, Sách lược của Nguyễn Ái Quốc bị phê là “sặc mùi hợp tác giai cấp”. Chỉ sau những thất bại liên tiếp của cách mạng vô sản ở châu Âu cuối những năm 20 đầu 30, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và sự bùng nổ chiến tranh thế giới mới, Đại hội VII cách mạng vô sản (7/1935) mới thay đổi đường lối, mới trở lại với tư tưởng của Lênin về chính sách mặt trận, khi đó tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam mới được thừa nhận và triển khai trong thực tế.

III. TRỞ VỀ TỔ QUỐC LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI MỞ RA MỘT KỶ NGHUYÊN MỚI CHO LỊCH SỬ DẬN TỘC

Đến với cánh tả của cách mạng Pháp rồi với Lênin và Cách mạng tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. Người nóng lòng trở về Tổ quốc, “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập”. Sau nhiều năm dày công chuẩn bị về chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng, đào tạo và huấn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam, để chủ động đón thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần, ngày 28/1/1941, Người đã vượt qua biên giới Việt – Trung, đặt chân lên mảnh đất địa đầu của Tổ quốc thân yêu sau mấy chục năm xa cách.

Ba mươi năm trước, khi Người bước chân ra đi, con đường cứu nước, giải phóng dân tộc vẫn còn mù mịt, chưa thấy đường ra. Ba mươi năm sau, Người trở về với Chính cương, Sách lược sáng trong lòng. Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (5/1941), cùng với Trung ương Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sách lược, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp. Hội nghị nhận định: Cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền… (mà) là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định tạm gác khẩu hiệu ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian, đề thêm khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công,… Làm như vậy, như Hội nghị phân tích, không phải là bỏ mất nhiệm vụ điền địa, mà nhằm ngay nhiệm vụ bức thiết trước mắt là giải phóng dân tộc, vì “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được” [13].

Thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”, Hội nghị cũng rút khẩu hiệu thành lập liên bang Đông Dương. Về vấn đề chính quyền, Hội nghị chỉ rõ: “Sau khi đánh đuổi được Pháp – Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam dân chủ mới… Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp của chung cả toàn thể dân tộc… ai là người dân sống trên giải đất Việt Nam thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền, phải có một phần nhiệm vụ giữ lấy và bảo vệ chính quyền” [14] .

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 đã lôi cuốn hàng chục triệu nông dân, dù chưa được chia lại ruộng đất của địa chủ, vẫn hăng hái tiến bước cùng giai cấp công nhân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên cuộc cách mạng long trời lở đất. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc – kỷ nguyên Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã vươn lên hàng các dân tộc tiên phong trên thế giới.

Công lao đó thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Người đã xông pha trên con đường vạn dặm để tìm ra cái “cẩm nang thần kỳ”, đưa sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc đến thắng lợi vẻ vang, lập nên nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở châu Á. Bài học khảo sát tận cùng thời đại với một tư duy dộc lập, tự chủ, sáng tạo nhằm tìm ra con đường đúng đắn cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh từ 100 năm trước đây vẫn đang là tấm gương sáng mà chúng ta phải thấm nhuần, quán triệt, để tìm ra con đường phát triển phù hợp cho Việt Nam ở thời đại toàn cầu hóa hiện nay.

——————————-

[1] Ba lần nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo Nhân Dân số ra ngày 18/5/1965.
[2] Hồ Chí Minh TT, 1995, t.1, tr.281
[3] Hồ Chí Minh TT, t.1, tr.281
[4] Hồ Chí Minh TT, t.1, tr.298
[5] Hồ Chí Minh TT, t.2, tr. 340
[6] Hồ Chí Minh TT, t.2, tr.128
[7] Hồ Chí Minh TT, t. 1.tr. 273-275
[8] Hồ Chí Minh TT, t.2, tr. 114
[9] Hồ Chí Minh, sđd, t. 1,tr.302
[10] Hồ Chí Minh, sđd, t.1,tr. 466
[11] Hồ Chí Minh TT, t.1, tr. 36
[12] Xem Hồ Chí Minh TT, t.1, tr. 466 – 467
[13] Văn kiện Đảng TT, t. 7 1940 -1945, tr.113.
[14] Văn kiện Đảng TT, t.7 tr.114

baotintuc.vn

Những bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923


Kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911/5-6-2011)

QĐND – Trên báo mạng của Đài RFI tiếng Việt, tác giả Thụy Khuê đăng bài viết 4 kỳ với một cái tít khá giật gân: “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923?”. Tên bài khiến tôi phải đọc. Bởi lẽ ai cũng biết, thời gian đầu, Nguyễn Ái Quốc được coi là bút danh tập thể của ba người: Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành sau khi thảo bản Yêu sách gửi tới Hội nghị Versailles. Nếu làm rõ được những bài viết sau đó, khoảng từ giữa năm 1919 sang đầu năm 1920, bài nào là của Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường; bài nào là của Nguyễn Tất Thành thì cũng là một đóng góp trong việc nghiên cứu, bởi cần phải “trả lại những gì của César cho César”. Đó chính là cách ứng xử sòng phẳng đối với các vấn đề của lịch sử nói chung; cũng là một thái độ cần có trong nghiên cứu khoa học.

Nhưng để làm được việc đó thật không đơn giản chút nào. Những bài viết ấy xuất hiện cách đây đã hơn 80 năm, trong khi các tác giả của nó đã đi vào lịch sử từ rất lâu và những người đương thời-như những chứng nhân lịch sử-cũng chẳng còn ai. Để có thể làm rõ một cách thuyết phục, đòi hỏi phải rất công phu; phải đi sâu khảo sát thư tịch, sưu tầm, tra cứu bản thảo, bút tích của các tác giả từ những nguồn lưu trữ khác nhau trong và ngoài nước, so sánh đối chiếu nội dung, sự kiện được đề cập đến trong bài viết với cuộc đời hoạt động và văn phong của các tác giả,… để xem vào thời điểm đó, ai có thể viết, được công bố lần đầu tiên ở đâu, trên báo nào… Tóm lại, phải có minh chứng, lập luận, lý giải thuyết phục, chứ không thể cứ một mực tùy tiện, nói liều!

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18 đảng Xã hội Pháp (12/1920). Ảnh tư liệu.

Đọc xong bài viết của Thụy Khuê, tôi hoàn toàn thất vọng, bởi tác giả của nó hình như không có ý định xuất hiện như một nhà khảo cứu với phương pháp làm việc khoa học, mà chỉ muốn làm một nhà báo tuyên truyền cho động cơ chính trị của nhà đài! Âu cũng là chuyện thường tình như là “nợ áo cơm, phải trả hình hài” vậy thôi! Người đọc nhận thấy ngay các chủ kiến và lập luận của Thụy Khuê đưa ra hoàn toàn không phải là kết quả của một quá trình tìm tòi nghiêm túc, dựa trên các chứng cứ xác thực, được chứng minh cụ thể, có nguồn xuất xứ tin cậy, mà chỉ toàn xuất phát từ những thiên kiến chủ quan, những lập luận hời hợt, để rồi đưa ra những kết luận hồ đồ với cách thức diễn đạt không thể chấp nhận trong nghiên cứu khoa học:Có lẽ là, có thể là, rất có thể là, phải chăng là… (của Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh,…) được tác giả lặp đi lặp lại hàng chục lần! Những lỗi thô thiển về logic và lập luận như vậy có lẽ chỉ những học sinh trung học đang tập viết văn chính luận mới thường mắc phải!

Tuy nhiên, người đọc vẫn hiểu được cái đích của bài viết mà Thụy Khuê muốn đi tới: Tất cả các bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1923, thậm chí đến năm 1927. Thụy Khuê cho rằng: Tất cả những bài được đăng trên Inprekor-cơ quan thông tin của Quốc tế cộng sản; rồi cuốn Đông DươngBản án chế độ thực dân Pháp cũng được quy cho là của Nguyễn Thế Truyền hoặc Nguyễn An Ninh mà không cần bất cứ một sự chứng minh nào! Thật không thể tưởng tượng nổi có một người cầm bút, định làm nghiên cứu mà lại liều lĩnh đến như vậy!

Cơ sở xuất phát cho mọi thiên kiến cực đoan của Thụy Khuê bắt đầu từ chỗ tác giả cho rằng: Giữa năm 1919 Nguyễn Tất Thành mới từ Anh trở lại Pa-ri. Lúc đó Nguyễn Tất Thành mới đang học tiếng Pháp nên chưa thể viết những bài báo có nội dung chính trị phức tạp được!

Kể ra, đối với một bài viết tùy tiện như thế, thực không đáng phải tốn nhiều giấy mực về nó. Nhưng với nhiều bạn đọc, nhất là các bạn trẻ, không có điều kiện trực tiếp với thư tịch gốc, đọc Thụy Khuê sẽ dễ bị ngộ nhận, nên tôi thấy cần thiết phải viết bài trao đổi này với Thụy Khuê và với các bạn đọc có quan tâm đến vấn đề được đặt ra.

Vậy, Nguyễn Tất Thành trở lại Pa-ri năm nào? Trình độ tiếng Pháp của anh ra sao?

Đúng là vấn đề thời gian Nguyễn Tất Thành trở lại Pa-ri chính xác vào ngày, tháng, năm nào vẫn đang còn có ý kiến khác nhau. Trong hai công trình nghiên cứu của mình về Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc, Tiến sĩ sử học Thu Trang đều cho rằng: “Nguyễn Ái Quốc đã đến Pa-ri vào đúng lúc Hội người Việt Nam yêu nước ra đời. Nghĩa là vào cuối năm 1916 đầu năm 1917, chắc hẳn không phải là trường hợp ngẫu nhiên”. Một số người khác, trong đó có nhà sử học Pháp Daniel Hémery, lại cho là vào năm 1919 chứ không phải năm 1917”. Cả hai phía đều dựa vào những báo cáo khác nhau của mật thám. Tuy nhiên, có nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng cần phân biệt thời điểm Nguyễn Tất Thành bí mật trở lại Pa-ri với thời điểm mật thám phát hiện ra anh từ sau vụ việc anh thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước đến trao bản Yêu sách 8 điểmgửi Hội nghị hòa bình Versailles. Nghĩa là mật thám Pháp chỉ phát hiện ra anh từ sau ngày 18-6-1919. Đó chính là thời điểm mà Tổ chức giúp đỡ người lao động nhập cư của Đảng Xã hội đã lo xong cho Nguyễn Tất Thành những giấy tờ hợp pháp, để từ đó anh có thể xuất hiện công khai. Như vậy, Nguyễn Tất Thành đã phải có mặt ở Pa-ri trước thời điểm nói trên từ lâu rồi.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết của một đảng viên Xã hội kỳ cựu, nguyên là công nhân xưởng in Báo L’Humanité, có chân trong ban đón tiếp người lao động nhập cư của Đảng Xã hội sau chiến tranh; ông kể: “Lần đầu tiên tôi gặp anh Nguyễn là vào tháng 7-1918, khi anh mới từ Luân Đôn sang được mấy tháng. Lúc đó, anh đang phải sống ẩn dật trong một căn phòng nhỏ ở phố Charonne, có khi hàng tuần không dám ra ngoài, để tránh mọi sự khám xét. Tôi đã thu xếp cho anh một chỗ ở mới tại quận 13, nhà đồng chí Moktar, người Tunisie. Để đảm bảo an toàn, khi Moktar đi vắng, anh không được đốt lửa, thắp đèn, mùa đông năm ấy rất rét. Anh phải chịu đựng như thế cho đến khi Đảng thu xếp xong cho anh các giấy tờ hợp pháp: Giấy quân dịch, thẻ lao động…”.

Chứng cứ rành rành là vậy mà Thụy Khuê vẫn khẳng định thời điểm Nguyễn Tất Thành đến Pa-ri là tháng 6-1919 vì nó phù hợp với chủ kiến của mình: Mãi giữa năm 1919 Nguyễn Tất Thành mới đến Pa-ri, tiếng Pháp chưa thạo, làm sao viết được những bài báo chính trị phức tạp!

Vấn đề cần làm rõ là vào thời điểm đó, khả năng tiếng Pháp của Nguyễn Tất Thành đã đạt tới trình độ nào? Theo tiểu sử, chúng ta biết khi ở trong nước, anh Thành đã theo học tại Trường Quốc học Huế và hoàn thành chương trình lớp cao đẳng (cours supérieur). Trong lời khai với sở mật thám Huế ngày 19-3-1920, ông Nguyễn Tất Đạt cũng nói rõ: “Il obtint son certificat d’e’studes primaires en 1908 et fut admís au Quôc Hoc”. Khi ra nước ngoài, Nguyễn Tất Thành làm việc trên tàu viễn dương cho các hãng Chargeurs Réunis, rồi hãng Messageries Maritimes (Năm Sao). Đây đều là các hãng vận tải biển của Pháp, chỉ chuyên nói tiếng Pháp. Tại Marseille, ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành viết đơn bằng tiếng Pháp, gửi Tổng thống Cộng hòa Pháp, xin vào học Trường Thuộc địa, cuối thư có nói rõ: Biết tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Hán. Tiếp theo, tại Sài Gòn ngày 31-10-1911 và tại Niu Y-oóc ngày 15-12-1912, Nguyễn Tất Thành đã gửi hai bức thư cho Khâm sứ Trung Kỳ, một bức nhờ chuyển cho cha một ngân phiếu 15$, một bức cho biết đã gửi cho cha là Nguyễn Sinh Huy 3 ngân phiếu nhưng mới chỉ nhận được một thư trả lời. Thư anh Thành viết tỏ ý muốn được biết địa chỉ và tình hình cha mình hiện nay sống ra sao. Những bức thư này đều được anh Thành viết bằng tiếng Pháp với cách diễn đạt gãy gọn, trong sáng và chuẩn xác về chính tả-ngữ pháp. Điều này chứng tỏ người viết đã có một trình độ vững vàng về tiếng Pháp. Thời gian đầu sang Anh, trong một lá thư gửi Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành viết: “Mấy bốn tháng rưỡi nay thì chỉ làm với Tây, nói tiếng Tây luôn. Tuy ở Anh nhưng chẳng khác gì ở Pháp”. Điều đó cho thấy việc học nói và viết tiếng Pháp của anh Thành là một quá trình liên tục. Vì vậy, khi trở lại Pa-ri, anh đã có thể nói và viết tiếng Pháp thông thạo, đó là điều dễ hiểu.

Các mật vụ người Việt được “giao” nhiệm vụ theo dõi anh đều có báo cáo giống nhau. Ví như mật báo của Đốc phủ Bảy (mật danh là Edouard) viết: “Anh ta nói được tiếng Anh và tiếng Pháp thông thạo, biết ít tiếng Đức và tiếng Trung Quốc”. Một nhà báo Mỹ đã phỏng vấn anh và đăng bài đó trên tờ Yi Che Pao, xuất bản ở Thiên Tân, số ra ngày 2-9-1919, xác nhận “Nguyễn Ái Quốc nói tiếng Pháp rất giỏi” (parle admirablement le francais).

Không lâu, sau khi xuất hiện công khai, Nguyễn Ái Quốc đã hăng hái đăng đàn diễn thuyết bằng tiếng Pháp với thính giả Pháp, xin đơn cử:

– Ngày 14-1-1920, tại số 3 đường Chateau – Pa-ri, Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết về đề tài “Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc châu Á và những yêu cầu của nước Nam” (Theo BáoL’Humanité các số ra ngày 13 và 14-1-1920 và báo cáo của mật thám Jean).

– Ngày 11-2-1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài “Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam”, tại Hội nghị những người thanh niên CS Quận 2 (Theo báo cáo của mật thám Jean).

– Tại cuộc mít tinh kỷ niệm 1-5-1920, Nguyễn Ái Quốc đã lên diễn đàn nói về “Chương trình hoạt động của Nhóm Xã hội đòi ngừng gửi người thuộc địa sang Pháp” (Báo cáo của mật thám Jean).

– Ngày 25-12-1920, Nguyễn Ái Quốc, đại biểu duy nhất là người bản xứ, được mời tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, khai mạc tại thành phố Tours. Ngay buổi chiều hôm sau, anh được Chủ tịch phiên họp-Emile Goude-mời lên phát biểu. Bài phát biểu ứng khẩu, được biên bản tốc ký ghi lại cho thấy ở anh một tư duy và ngôn ngữ Pháp sắc sảo, súc tích, sáng sủa, mạch lạc, tập trung vào mục tiêu tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, kêu gọi sự ủng hộ thiết thực sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa. Bài phát biểu đã được đại hội nhiều lần vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Ngay sau phát biểu của anh, Chủ tịch phiên họp E.Goude nhận xét: “Bằng một thứ tiếng Pháp tuyệt vời (En un excellent francais), ông đã tố cáo những tội ác, những hành động đàn áp và chuyên chế mà hai mươi triệu người An Nam là nạn nhân, họ bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện, bị bóc lột và truy nã bởi một thứ công lý tư sản đè nặng lên họ. Tất cả những đảng viên xã hội nhất trí phản kháng, chống lại những bất công và tội ác của thứ công lý tư sản ở Đông Dương” (Vỗ tay).

Đưa ra một vài dẫn chứng để hiểu được trình độ tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc vào quãng 1919-1920 khi ông bước vào hoạt động chính trị ngay tại thủ đô Pa-ri. Tất nhiên, từ văn nói đến văn viết còn phải qua một chặng đường học tập và rèn luyện nữa. Nguyễn Ái Quốc hiểu rằng, hoạt động chính trị công khai giữa Pa-ri phải sử dụng được vũ khí tuyên truyền sắc bén là sách báo. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc đã ra sức học viết, trước hết là học với người thầy trực tiếp ở ngay cùng nhà là Phan Văn Trường, sau đó là miệt mài ở các thư viện. Nhờ khiêm tốn và dày công học hỏi, nên Nguyễn Ái Quốc đã tiến bộ rất nhanh trong viết báo. Dấu ấn phong cách Phan Văn Trường trong những bài viết đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là rất rõ; hoặc do Phan Văn Trường hướng dẫn hoặc được Phan trực tiếp sửa chữa, nên sự khó phân biệt cũng là dễ hiểu (chính Hồ Chí Minh sau này đã công khai nói rõ điều đó). Vì vậy, ngày nay mới cần đến sự thẩm định của các nhà nghiên cứu.

Thụy Khuê xuất phát từ cái nhìn miệt thị, cho rằng Nguyễn Tất Thành tuy cũng xuất thân con quan, nhưng khi xuất dương đã phải sống một cuộc sống nghèo khổ, cực nhọc, không được học hành, không có bằng cấp như Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, nên không đủ kiến thức và Pháp văn để viết. Vai trò của Nguyễn Tất Thành trong tờ Báo Le Paria chỉ là “giữ sổ sách, tập viết mấy dòng tin tức, in và phát truyền đơn” thế thôi! Những câu viết khinh thị với đầu óc nặng bằng cấp này chứng tỏ Thụy Khuê tuy sống ở Pháp đã lâu nhưng lại không có được cái nhìn tiên tiến của giới trí thức Pháp. Người Pháp thứ thiệt rất coi nhẹ bằng cấp mà coi trọng thực tài, đề cao tư duy độc lập, khả năng phản biện và cá tính sáng tạo. Hãy nghe một trí thức Pháp, ông Daniel Hémery, đánh giá về Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh sau này: “Hồ Chí Minh không hoàn thành trọn vẹn một chương trình giáo dục nào, ông cũng không tiếp nhận đầy đủ một nền tri thức hiện đại cũng như nền nho học cổ truyền mà đứng giữa hai nền văn hóa đó. Ông là một người tự học đầy tài năng, là hình mẫu của giới trí thức không bằng cấp, sẽ giữ vai trò quyết định trong phong trào cách mạng”.

Bút danh Nguyễn Ái Quốc trở thành tên riêng của Nguyễn Tất Thành như thế nào và từ bao giờ?

Bút danh Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 6-1919 trong bản Thỉnh nguyện thư gửi hòa hội Versailles, đồng thời cũng được gửi đến Tổng thống Hợp chủng quốc và các đoàn đại biểu nhiều nước tham dự hội nghị. Theo nhiều nhà nghiên cứu, sáng kiến đưa Thỉnh nguyện thư là của Phan Châu Trinh, Nguyễn Tất Thành và do Phan Văn Trường chấp bút, dưới ký bút danh chung là Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, địa chỉ ghi bên dưới Thỉnh nguyện thư không phải là 6 Villa des Gobelins, mà là 56 phố Monsieur le Prince, nơi cư trú lúc đó của Nguyễn Tất Thành. Ngày 14-11-1919, Bộ Thuộc địa Pháp có thư mời Nguyễn Ái Quốc đến gặp để kiểm tra lý lịch và đã gửi thư về địa chỉ 56 phố Monsieur le Prince. Tuy nhiên, khi đó Nguyễn Tất Thành đã chuyển đến số 6 Villa des Gobelins, nhà của Phan Văn Trường. Nhận được thư mời, Nguyễn Tất Thành ung dung đến trụ sở Bộ Thuộc địa kiến diện Bộ trưởng A.Sarraut – người đã có hai nhiệm kỳ làm Toàn quyền Đông Dương – và sau đó với P.Pasquier (người sau này cũng trở thành Toàn quyền Đông Dương). Qua những cuộc gặp gỡ và đối thoại thẳng thắn này, cùng với kết quả xác minh của những mật thám người Việt bủa vây quanh anh, người mang tên Nguyễn Ái Quốc hiện diện bằng xương bằng thịt đã được khẳng định chính là Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Nguồn: Internet).

Tất nhiên, bút danh Nguyễn Ái Quốc có thể vẫn được Phan Văn Trường tiếp tục sử dụng thêm trong khoảng thời gian từ cuối 1919 đến đầu năm 1920. Bởi lẽ, ở thời gian đó, bản Yêu sách vừa mới được công bố trên L’Humanité, nên các thế lực thực dân đang có phản ứng mạnh về nội dung bản Yêu sách. Do vậy, bút danh Nguyễn Ái Quốc đang nổi như cồn. Nếu các tác phẩm được ký với bút danh đó sẽ thu hút sự chú ý của người đọc hơn. Mặt khác, xét về nội dung các bài báo xuất hiện cuối năm 1919 như: Ở Đông Dương, Vấn đề dân bản xứ (L’Humanité, ngày 2-8-1919); Đông Dương và Triều Tiên (Le Populaire ngày 4-9-1919); Thư gửi ông Outrey (Le Populaire, ngày 14-10-1919)… nói chung đều xoay quanh nội dung bản Yêu sách, cùng một mạch văn, nên có thể vẫn do Phan Văn Trường viết. Điều này cũng đã từng được Tiến sĩ sử học Thu Trang nêu lên qua phân tích sự khác nhau trong lối hành văn, cách lý luận giữa Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc. Thu Trang cho rằng:“Phan Văn Trường vốn là luật sư, “có một túi luật lệ”, nên thỉnh thoảng ông đưa sự hiểu biết chuyên môn của mình ra để đấu khẩu với những tên thực dân (như bài Thư gửi ông Outrey); còn Nguyễn Ái Quốc, trong những bài báo về sau, “không mấy khi Nguyễn dùng luật lệ để bắt bẻ thực dân, mà phần nhiều hay dùng những chứng cớ hiển nhiên, dễ hiểu, thực tế đập vào mắt độc giả. Nội dung giản dị, dễ đọc, không đi vào chuyên môn; khi cần dẫn chứng thì mới trích đoạn chỗ này, chỗ khác, hoặc trích vài con số để chứng minh sự thật”.

Thu Trang nghi vấn các bài này có thể là của Phan Văn Trường, chứ không hề nghĩ đến Nguyễn An Ninh hay Nguyễn Thế Truyền như Thụy Khuê đã gán một cách vô căn cứ cho hai người này, bởi đơn giản là vì vào năm 1919-1920 Nguyễn Thế Truyền vẫn chưa có mặt tại Pa-ri. Theo Đặng Hữu Thụ, từ 1916 đến 1920, ông Truyền đang học đại học ở Toulouse, miền Nam nước Pháp. Năm 1920, ông Truyền tốt nghiệp kỹ sư hóa học và cử nhân khoa học ban Lý Hóa, sau đó về nước cưới vợ và ở lại trong nước hơn một năm. Ngày 23-8-1921, ông lại được học bổng của Thống sứ Bắc Kỳ, tiếp tục đi du học lần thứ ba và theo học tại Đại học Sorbonne. Cuối năm 1922, ông Truyền đậu cử nhân triết học và bắt đầu kết giao thân thiết với Nguyễn Ái Quốc, tham gia viết báo Le Paria. Có một thời gian ngắn ông Truyền tá túc ở số 6 Villa des Gobelins, sau đó thuê nhà ở tại số 6 đường Saint-Louis-en-I’Ile Paris. Như vậy, những bài báo đầu tiên của Nguyễn Thế Truyền sẽ chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 1922 trên tờ Le Paria.

Còn Nguyễn An Ninh, sinh năm 1900, 18 tuổi ông mới sang Pa-ri, tiếp tục học luật tại Sorbonne. Hai năm sau (1920) Nguyễn An Ninh đỗ cử nhân luật với tấm bằng xuất sắc, nhưng chưa thấy nói đến những hoạt động chính trị của ông vào thời gian này. Như vậy, khó có thể nói võ đoán như Thụy Khuê rằng Thư gửi ông Outrey là do Nguyễn An Ninh viết, với một lập luận “kỳ khôi”:“Outrey và Nguyễn An Ninh cùng ở Nam Kỳ nên biết rõ hành tung của nhau. Outrey biết rõ gốc gác và hành động của Nguyễn An Ninh,… khi đọc văn, y đoán chắc là của Nguyễn An Ninh, nên trong lời buộc tội của hạ viện, Outrey đã mô tả Nguyễn Ái Quốc như Nguyễn An Ninh” (sic)! Thụy Khuê cần biết rằng Outrey là ủy viên Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ và là đại biểu của Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ trong Hạ viện Pháp, rồi làm Thống đốc Nam Kỳ, đang dòm ngó chức Toàn quyền Đông Dương; còn Nguyễn An Ninh khi ở trong nước mới chỉ là một học sinh cao đẳng pháp chính thuộc Đại học ĐD, chưa đến 18 tuổi, hãy còn vô danh, nghĩa là chưa viết lách và chưa có hoạt động chống đối tiếng tăm gì. Vậy tại sao một quan chức thực dân cao cấp như Outrey lại có thể biết rõ gốc gác và hành tung của Nguyễn An Ninh, khi đọc văn y nhận ra ngay để có thể khẳng định Nguyễn Ái Quốc chính là Nguyễn An Ninh? (những lập luận kiểu “tự do sáng tác” như thế không hiếm trong bài viết của Thụy Khuê, có dẫn ra nữa cũng chỉ làm mất thêm thì giờ của độc giả).

Vậy bút danh Nguyễn Ái Quốc trở thành tên riêng của Nguyễn Tất Thành từ bao giờ? Cần nói ngay rằng “nhóm Ngũ Long” là do người đời sau đặt ra để tôn vinh năm nhà hoạt động yêu nước nổi tiếng có mặt tại Pa-ri trong những năm 20 của thế kỷ trước (ví dụ như người ta vẫn đặt: “Nam Đàn tứ hổ”, “Thăng Long tứ kiệt”,….) chứ không phải là một “nhóm” có ý nghĩa về tổ chức, hình thành và hoạt động bên nhau cùng một lúc. Mỗi người có một vai trò và nổi lên ở một giai đoạn nhưng không phải khi nào họ cũng nhất trí với nhau về xu hướng, quan điểm và phương pháp hành động. Nguyễn Ái Quốc từ khi gia nhập Đảng Xã hội rồi trở thành người cộng sản thì xu hướng ngày càng cấp tiến, hoạt động ngày càng mạnh mẽ. Phan Văn Trường là một trí thức có quốc tịch Pháp nên chủ yếu muốn dựa vào pháp luật và báo chí công khai để đấu tranh. Phan Châu Trinh thì chủ trương cải cách ôn hòa, mềm mỏng, không muốn làm mất lòng người Pháp. Vì vậy, họ thường tranh luận, có khi to tiếng với nhau, từ đêm này qua đêm khác, khiến hàng xóm phải than phiền. Tranh luận mãi mà không thuyết phục được nhau cũng mệt mỏi, cuối cùng đành mỗi người tạm đi một nơi: Cụ Phan dọn về ở 21 Pernety rồi cuối năm đó xuống Marseille làm việc hơn một năm; Nguyễn Ái Quốc dọn về số 9 Ngõ Compoint, còn Phan Văn Trường đi Mayence, ngôi nhà ở Gobelin bỏ trống. Tuy vậy, về mặt tình cảm, họ vẫn kính trọng nhau và duy trì quan hệ với nhau hết sức tốt đẹp.

Thực tế đó cho thấy: Nguyễn Ái Quốc đã đi theo một con đường riêng, xu hướng thiên tả của anh được bộc lộ rõ ràng và mạnh mẽ trong hoạt động cũng như trong các bài viết. Theo đó, từ khi gia nhập Đảng Xã hội Pháp năm 1919, rồi sau đến Đại hội Tours (tháng 12-1920), trở thành người cộng sản, bút danh Nguyễn Ái Quốc được ký dưới những bài báo có xu hướng xã hội chủ nghĩa, thường hay nhắc đến Quốc tế Cộng sản, đã trở thành bút danh riêng của Nguyễn Tất Thành. Đó là điều dễ thấy, không ai có thể xuyên tạc được.

Về tác phẩm Đông DươngBản án chế độ thực dân Pháp: Trong bài viết của mình, Thụy Khuê có nói đến cuốn La France en Indochine của Nguyễn An Ninh được viết và xuất bản tại Pháp tháng 4-1925, nhưng thừa nhận nay không còn dấu tích (nghĩa là Thụy Khuê cũng chưa từng nhìn thấy, chưa nói là từng đọc), chỉ còn bài viết La France ent L’Indochine của ông đăng trên Europe, số 31, ra ngày 15-7-1925 cho ta biết tư tưởng đấu tranh của Nguyễn An Ninh. Thế mà Thụy Khuê đã vội phỏng đoán một cách hồ đồ rằng: “Cuốn sách mang tên Đông Dương (1923-1924) được dịch và đưa vào Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 1, phải chăng đây chính là tác phẩm La France en Indochine mà Nguyễn An Ninh đã cho in năm 1925?” (sic!).

Để tránh những kết luận liều lĩnh như trên, tôi khuyên Thụy Khuê nên đến Trung tâm Lưu trữ tư liệu lịch sử Nga, vào Phòng Quốc tế cộng sản, mở cặp tư liệu về Nguyễn Ái Quốc, đọc Hồ sơ số 7, sẽ thấy bản thảo bút tích, đánh máy tiếng Pháp, cuốn sách nhỏ nhan đề Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc được lưu tại đó. Trang bìa in nền hoa văn, có chữ viết tay của thủ thư bằng tiếng Nga, dịch ra như sau: “ĐÔNG DƯƠNG”

Dự thảo cuốn sách nhỏ của đồng chí Quốc (1923-1924): Dự thảo có 18 bài, gồm 82 trang đánh máy bằng tiếng Pháp, với các đề mục như sau: 1. Sa gesographie, Les classes. L’histoire. 2. Sa vie esconomique. 3. Les méfaits du militarisme. 4. Les atrocités de la civilisation. 5. Mentalité coloniale. 6. Les administrateurs. 7. Parasitisme et pétaudière. 8. Le consortium des bandits. 9. Concessions et concessionnaires. 10. Les travauxpublics. 11. Corvées ou travaux forces. 12. L’obscurantisme. 13. La presse. 14. Les impots. 15. La résistance. 16. L’Eglise. 17. La Justice. 18. L’Annam vu par les francais.

Đọc qua, người đọc có thể thấy ngay tên một số đề mục có sự trùng hợp với tên một số chương của Bản án chế độ thực dân Pháp. Tuy nhiên, có điều nội dung cuốn Đông Dương chỉ giới hạn tố cáo tội ác chế độ thực dân trong phạm vi xứ Đông Dương, còn Bản án chế độ thực dân Pháp đã được tác giả bổ sung và phát triển, mở rộng sự tố cáo ra các thuộc địa Á-Phi khác thành một tác phẩm đầy đặn hơn. Ông D.Hesmery đã cho rằng “Đông Dương” chính là tiền thân của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Trước khi đề cập đến tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp tưởng cũng nên nói qua về những bài viết trên Báo Le Paria. Vẫn quen lối nói bất cần khảo chứng, Thụy Khuê cứ tùy tiện nói bừa: “Những bài xuất hiện trên Báo Le PariaL’Humanité, phần lớn là của Nguyễn Thế Truyền; những bài trên Le Libertaire, phần lớn là của Nguyễn An Ninh; những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc sau khi Nguyễn Tất Thành đi Nga, từ 1923 đến 1927, trên Le Paria và trên Inprékorr, báo Nga ấn bản Pháp ngữ, cũng của Nguyễn Thế Truyền” (sic)! “Nói có sách, mách có chứng”, yêu cầu đó đối với người Việt Nam, ngay cả trẻ nhỏ, ai cũng đều biết cả. Nhưng vì quá hăng hái “lập công” nên Thụy Khuê đã liều lĩnh nói bừa. Tuy nhiên, đáng tiếc là những lập luận đó của Thụy Khuê cũng chẳng đánh lừa được ai! Cần nhắc lại rằng Báo Le Paria do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập, trực tiếp làm chủ nhiệm kiêm chủ bút và viết chính. Số đầu tiên ra mắt bạn đọc ngày 1-4-1922 đã có giới thiệu về số 2: Đón đọc bài Động vật học được viết rất hay của Nguyễn Ái Quốc, photographe – (chữ thợ ảnh được chú thích đàng hoàng như một chức danh, đó là bài viết của một thợ ảnh chứ không phải của moogj avocat hay licencié nào).

Bác Hồ, người thầy vĩ đại của báo chí Cách mạng Việt Nam. Ảnh tư liệu

Còn Nguyễn Thế Truyền, như đã nói ở trên, mãi cuối năm 1922 mới kết thân với Nguyễn Ái Quốc và tham gia cộng tác với Le Paria. Trong khi, bút danh Nguyễn Ái Quốc từ lâu đã trở thành tên riêng của Nguyễn Tất Thành. Trong 38 số báo Le Paria, có tới 37 bài của Nguyễn Ái Quốc, không kể bài dịch, với văn phong giản dị, thiết thực nhưng không kém phần trào lộng tinh tế, châm biếm sắc sảo, dồi dào tình cảm cách mạng và có tính chiến đấu cao, không thể trộn lẫn được. Chính nội dung những bài viết này, sau đã được Nguyễn Ái Quốc sử dụng lại, đưa vào tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Có điều lạ là Thụy Khuê đều vơ tất cả các bài trênLe Paria và trên các báo khác về cho Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh mà lại gạt Phan Văn Trường ra? Nên nhớ, mãi đến 6-12-1923, ông Phan Văn Trường mới lên tàu về nước. Dưới một bút danh mới là PHAN, ông đã viết nhiều bài cho Le Paria. Theo GS Nguyễn Phan Quang, trong cuốn Luật sư Phan Văn Trường, các bài đó được đăng trên Le Paria các số: 11, 12, 13, 14, 16, 18-19, 21,… vào các năm 1922-1923.

Đối với tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, lúc đầu, Thụy Khuê khẳng định rằng đó là của Nguyễn Thế Truyền. Tuy nhiên, sau có lẽ thấy nói thế không thuyết phục được ai, nên Thụy Khuê đổi giọng: “có thể được coi là một sáng tác tập thể, mà Nguyễn Thế Truyền làm chủ biên và viết lời giới thiệu”. Thụy Khuê dẫn thêm một câu của Trần Dân Tiên: “Ông Nguyễn chỉ viết một cuốn sách duy nhất là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia”, để rồi lu loa lên rằng: Viết như thế “chứng tỏ ông chưa đọc “Bản án chế độ thực dân Pháp” vì “chẳng có cuốn sách nào của người Pháp lại viết về tội ác của một thành phần dân tộc mình như thế và lưu trong thư viện để ông chép lại” (sic)! Ô hay! Thật kỳ lạ cho tư duy của một nhà phê bình! Chẳng lẽ ở Pháp, Thụy Khuê chỉ quen biết với toàn những tên thực dân mà quên rằng, nước Pháp còn là quê hương của lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái; của những người xã hội và cộng sản; của những trí thức chân chính theo đuổi lý tưởng nhân đạo vào chính nghĩa, như J.Jaurès, A.France, M.Cachin, Vigné D,Octon…. và rất nhiều người khác nữa. Họ viết sách, viết báo lên án tội ác của chủ nghĩa thực dân, bênh vực các dân tộc thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc trích dẫn những nhận định, đánh giá mà họ đã viết, đã nói như là một cách dùng “gậy ông đập lưng ông” thì có gì là lạ? Đây là dụng ý của Nguyễn Ái Quốc, được mật thám Jean ghi lại và đưa vào mật báo ngày 19-1-1920: “Tôi không muốn tự mình viết lấy, vì như thế không có giá trị trung thực. Tôi sẽ dùng những đoạn văn trong sổ sách đã viết về thực dân Pháp. Tôi sẽ cố gắng làm cho đậm nét những đoạn ấy”.

Có thể thấy, chính Thụy Khuê chưa đọc, hơn nữa có thể còn chưa được nhìn thấy tác phẩmBản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Bởi nếu được nhìn qua thôi, tôi tin chắc Thụy Khuê không dám liều lĩnh nói sách này là của Nguyễn Thế Truyền hoặc do ông Truyền làm chủ biên. Đơn giản là vì ngay trước trang bìa bên trong, sách đã in trang trọng ảnh chân dung tác giả của tác phẩm là Nguyễn Ái Quốc, một điều cũng hiếm thấy ở phương Tây lúc bấy giờ. Chính Nguyễn Thế Truyền trong lời giới thiệu cũng viết: Chúng tôi sẽ lần lượt đưa ra những bản án của các dân tộc là thuộc địa của Pháp trong một loạt các tập sách nhỏ mà mở đầu bằng bản án của một người An Nam: Nguyễn Ái Quốc.

Đề cập đến vấn đề tác giả của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, ông Đặng Hữu Thụ, vốn người Hành Thiện, tác giả cuốn sách khá đầy đặn về “thân thế và sự nghiệp nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền”, cho biết: “Trước khi đi Mạc Tư Khoa, ông Nguyễn Ái Quốc có viết cuốn sách lên án chế độ thực dân Pháp bằng Pháp ngữ. Ông có giao bản thảo sách cho ông Nguyễn Thế Truyền nhờ sửa chữa lại bản thảo, đề tựa và cho in tại Pháp. Sách được in năm 1926 tại, có bài tựa của ông Nguyễn Thế Truyền” (tr.120). Ông Truyền nhờ ông Bửu Nghi, du học ở Pháp là bạn thân của ông Truyền sửa dùm các lỗi chính tả, văn phạm, lời văn; sau ông Truyền xem lại, sửa chữa lần nữa, gọt dũa lại câu văn, viết lại nhiều câu ý tưởng còn thiếu mạch lạc, trước khi trao cho nhà in (tr.123-124). Ông Thụ kết luận: “Vậy tác giả cuốn sách trên là ông Nguyễn Ái Quốc” (tr.125).

Thụy Khuê chắc đã đọc kỹ cuốn sách này vì đôi lần trích ý kiến Đặng Hữu Thụ trong bài của mình. Tuy nhiên, đến đoạn nhận định mà tôi vừa nêu trên của ông Thụ thì Thụy Khuê lại lờ đi không nhắc đến chỉ vì nó không có lợi cho dụng tâm đang muốn thực thi. Cách trích dẫn của Thụy Khuê là như vậy, nhiều khi cố tình cắt xén cốt sao đạt được ý đồ của mình. Bản Việt Namyêu cầu ca được Nguyễn Ái Quốc chuyển thành văn vần để cho những người ít chữ dễ thuộc, dễ nhớ, nhưng không thể đưa in vì ở Pháp lúc đó không có chữ in quốc ngữ có dấu. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc phải viết tay, làm bản chụp rồi in ra. Việt Nam yêu cầu ca được Nguyễn Ái Quốc viết theo thể thơ lục bát. Bản phô tô trong sách của Thu Trang cho thấy Nguyễn Ái Quốc viết liền 2 câu 6/8 cùng 1 dòng. Nhưng vì dụng ý của mình, khi trích dẫn, Thụy Khuê chỉ chép lại trong bài viết của mình toàn các câu 6, bỏ các câu 8, làm cho nó trở nên ngô nghê, chẳng còn vần điệu gì. Làm như thế, Thụy Khuê cốt để hạ một câu: Nguyễn Tất Thành do sớm bỏ học, nên tiếng Pháp sơ sài, quốc ngữ cũng kém!

Vở kịch Le Dragon en bambou (chứ không phải de bambou như Thụy Khuê viết) cũng được Thụy Khuê gán cho là của Nguyễn An Ninh mà không đưa ra được chứng lý nào. Chúng ta được biết, Nguyễn Ái Quốc không chỉ viết báo chính luận mà còn sử dụng các loại hình nghệ thuật khác như: Truyện, ký, kịch, tranh biếm họa để phục vụ cho tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân. Tháng 5-1922, Chính phủ Pháp mở Hội chợ triển lãm thuộc địa tại thành phố Marseille để khoe công lao khai hóa thuộc địa và có mời vua bù nhìn Khải Định sang dự. Dụng ý của Chính phủ Pháp lúc bấy giờ là với sự có mặt của Khải Định minh chứng cho “công lao” khai hóa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tại triển lãm lần này. Sự kiện này làm cho những người Việt Nam yêu nước có mặt ở Pháp cảm thấy bị sỉ nhục. Một chiến dịch phản đối bùng lên, phê phán mạnh mẽ tên vua bù nhìn ươn hèn, ăn chơi trác táng. Phan Châu Trinh viết: Thất điều thư, còn Nguyễn Ái Quốc thì viết nhiều bài báo và truyện ngắn châm biếm Khải Định, trong đó có vở kịch ba hồiCon rồng tre (trước đó, ông đã diễn thuyết về đề tài sân khấu Việt Nam tại CLB Faubourg buổi sinh hoạt tháng 4-1922). Vở kịch được nhóm Faubourg đem công diễn và được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh. Điều này được chính Léo Pold é s, một trí thức phái tả, là chủ nhiệm CLB Faubourg thời bấy giờ thừa nhận rất rõ trong một bài viết đăng trên Tuần báo Le Paria số 53, ra ngày 11, 12-6-1946, sau khi được gặp lại Nguyễn Ái Quốc đang thăm chính thức nước Pháp thời gian đó. Bài viết có đoạn: “Tôi đã đọc tập bản thảo. Thật là hay, thật là đẹp, lời văn vừa chải chuốt vừa gọn gàng với những cái châm biếm dí dỏm kiểu Aristophane… Thật không ngờ rằng 25 năm sau, người thợ ảnh ở ngõ hẻm Compoint, tác giả “Con rồng tre”, lại trở nên một vị Quốc trưởng với cái tên mới Hồ Chí Minh, Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa!”.

Đỉnh điểm của sự xuyên tạc được gói lại trong phần kết luận của bài viết cuối cùng của Thụy Khuê. Trong bài viết này, Thụy Khuê đưa ra danh sách những bài báo ký bút danh Nguyễn Ái Quốc từ 1919 đến 1923 và tất cả đều được gán cho Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và nhiều nhất là cho Nguyễn Thế Truyền, không có bài nào là của Nguyễn Ái Quốc! Làm một cuộc phủ định sạch trơn như vậy, Thụy Khuê muốn nhằm mục đích gì? Thụy Khuê đã vu cáo một cách thâm độc: “Hồ Chí Minh không ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của mình” vì “chính những bài báo đó đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh”, “đã xác định tư tưởng Hồ Chí Minh”! “Vì thế, không thể để cho lớp trẻ học mãi những điều mạo nhận”! (sic).

Tuy nhiên, như bạn đọc đã thấy, âm mưu “lật đổ thần tượng” của Thụy Khuê đã thất bại thảm hại. Ở thời đại thông tin phát triển rộng rãi như hiện nay, mọi nguồn lưu trữ đã được minh bạch hóa. Đến những tài liệu được coi là tối mật của Mỹ mà cũng đã được WikiLeaks tung lên mạng. Trình độ nhận thức của đa số người đọc ngày nay cũng đã khác xưa. Thủ đoạn vu cáo, bịa đặt, xuyên tạc, tung hỏa mù,… của thời chiến tranh lạnh mà Thụy Khuê quen dùng đã trở nên cũ kỹ, rất gây phản cảm cho người đọc. Viết văn, viết báo – dù là tiểu trí thức – thường bao giờ cũng phải lấy sự thật làm đầu, theo đuổi chân lý, chính nghĩa. Nếu dùng lối ngụy tạo một cách trơ trẽn, để lộ một nhân cách tầm thường thì chẳng đánh lừa được ai.

Mấy bài báo ở thời kỳ đầu khi Nguyễn Ái Quốc mới bước lên vũ đài chính trị chỉ là số rất nhỏ trong hàng vạn bài báo và tác phẩm do Hồ Chí Minh viết sau này, nó chẳng có vai trò như Thụy Khuê suy diễn, nếu như có sự lầm lẫn một đôi bài báo đó thì chính là lỗi ở các nhà sưu tầm, cả Pháp lẫn Việt, chứ không liên quan gì đến Hồ Chí Minh.

Cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn liền với báo chí. Ảnh tư liệu/internet.

Huyền thoại Hồ Chí Minh đâu có thể hình thành từ vài bài báo? Huyền thoại Hồ Chí Minh chính là sản phẩm của một đời đấu tranh vào sinh ra tử, phải vượt qua bao thử thách hiểm nguy, phải đối phó với bao kẻ thù hung bạo, trong một bối cảnh quốc tế cực kỳ phức tạp, để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ độc lập, tự do. Đó cũng là sản phẩm của cuộc đời một chính khách trong sạch và liêm khiết có một không hai như Hồ Chí Minh. Đóng góp vào sự hình thành huyền thoại đó còn phải nói đến vai trò của các bạn bè Pháp và ngay cả mật thám Pháp như P.Arnoux,…

Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm về con đường cách mạng Việt Nam từ độc lập dân tộc đi tới xây dựng thành công một nước Việt Nam “hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Tư tưởng đó là kết quả của quá trình học tập, thâu hóa tinh hoa tư tưởng nhân loại, của các vĩ nhân như: Khổng tử, Jésus, Marx, Tôn Dật Tiên,… để từ đó thăng hoa lên thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Trả lời câu hỏi của một phóng viên: Ông là ai, theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa Tôn Dật Tiên? Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi vẫn là tôi ngày trước – một người yêu nước”. “Tôi hiến dâng cả đời tôi cho Tổ quốc tôi”. Tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã kết tụ đầy đủ lý tưởng, bản chất, mục tiêu chiến đấu, phẩm chất đạo đức của cuộc đời Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh không “vơ vào” cho mình một chút gì cả! Sinh thời, Người thẳng thắn từ chối mọi danh hiệu mà người đời khen tặng. Có một nhà văn nước ngoài gọi Người là nhà thơ. Người khoát tay: Nhà thơ gì tôi, chẳng qua là trong tù, đi ngang được ba bước, đi dọc được sáu bước, không biết làm gì thì làm thơ, thế thôi. Tôi chỉ là người có chút duyên nợ với báo chí, gọi tôi là nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất. Cũng cần nhắc lại: Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo Việt Nam duy nhất không có huân chương. Người không tán thành dựng tượng đồng, bia đá, bảo tàng… cho mình khi nhân dân còn thiếu bệnh viện, trường học.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức chân chính, vì chính kiến riêng mà phải chịu một cuộc sống đau khổ hơn ba mươi năm. Cuối đời, năm 1989, ông được học trò và người thân mời trở lại thăm nước Pháp vào đúng lúc Đông Âu đang xảy ra biến cố. Phóng viên Báo Le Monde đã phỏng vấn ông. Theo tâm lý thường tình, người ta nghĩ ông sẽ thực hiện “un coup pied de l’âne” (cú đá của con lừa thừa cơ người khác đang gặp khó khăn). Nhưng với nhân cách của một trí thức chân chính không cho phép ông hành xử như vậy.

– PV: Ngài thấy chủ nghĩa cộng sản bây giờ thế nào?

– GS Nguyễn Mạnh Tường (NMT): Trước hết các ông đừng lẫn lộn chủ nghĩa cộng sản, mà nhiều trí thức Pháp đã coi là hy vọng cuối cùng của loài người, với những người đã thực hiện nó.

– PV: Vậy ngài thấy các lãnh tụ cộng sản thế nào?

– GS NMT: Cũng như vậy, các ông chớ xếp chung các lãnh tụ cộng sản vào một gói. Làm sao có thể đặt ngang hàng Xêauxetxcu với Hồ Chí Minh? Các ông đều biết Cụ Hồ đến khi chết vẫn chỉ có hai bộ quần áo ka ki đã sờn và một đôi dép lốp cao su vẹt gót.

– PV: Liệu Việt Nam có như Đông Âu không?

– GS NMT: Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có những sai lầm, nhưng không ai quên công lớn của Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập, thống nhất, giải phóng dân tộc.

Tôi muốn dẫn một người nữa, GS Hoàng Xuân Hãn, một học giả đáng kính, được coi như là lương tâm của trí thức Việt kiều ở hải ngoại. Một phóng viên của Diễn đàn (Paris), trong một lần trao đổi với GS về sự đánh giá của ông đối với công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông nói: “Bây giờ lòng người còn phân tán, hận thù còn quá nhiều, nên sự đánh giá còn lệch lạc. Nhưng với con mắt của người nghiên cứu lịch sử dân tộc, bác tin rằng vài chục năm nữa, có lẽ sớm hơn, người ta sẽ nhìn nhận công lao của Cụ Hồ”. Rồi ông nói cụ thể hơn: “Cũng những anh thanh niên ấy mà bác đã quan sát, vì đã dạy học họ trong mấy năm, nhưng không tập hợp nhau được, hay tập hợp được cũng chẳng làm nên việc gì, thế mà hôm trước hôm sau, họ thay đổi hẳn”. Theo lời phóng viên được đối thoại thì ý này của GS Hoàng Xuân Hãn trùng hợp với nhận xét của viên tướng chỉ huy quân đội Nhật ở Đông Dương thời đó. Viên tướng này nhận xét: Trên đường từ Hà Nội vào Sài Gòn ngay sau ngày 19-8-1945, ông ta cũng nhận thấy “những đôi mắt, những ánh mắt” trên khuôn mặt người Việt Nam chỉ “hôm trước, hôm sau” đã “hoàn toàn khác hẳn” (do GS Vĩnh Sinh thuật lại). Sau khi ôn lại những cố gắng liên tiếp của các thế hệ cha ông từ cuối thế kỷ XIX, tìm đường giải phóng đất nước mà không thành, GS Hãn kết luận: “Vì chưa bao giờ trong lịch sử của mình, dân ta phải đương đầu với một quốc gia xâm lược mà thế lực, trình độ phát triển, hơn hẳn ta đến như vậy”. Vậy mà Cụ Hồ đã thành công. Có lẽ, đó cũng là nhận thức chung của những trí thức Việt kiều có lương tri ở hải ngoại hiện nay.

Hàng chục năm nay, đã có không ít kẻ xấu xa bị thất bại ê chề trong âm mưu “lật đổ thần tượng”. Họ phải biết rằng: Hồ Chí Minh, cũng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,… là những thần tượng muôn đời của dân tộc. Do vậy, một vài đứa con lạc bầy, dù có hò hét điên cuồng đến đâu, cũng không thể nào đánh đổ được. Mong rằng, Thụy Khuê sẽ không ăn phải đũa của những kẻ “bội tín”, sẽ tiếp bước lớp trí thức tinh hoa ở hải ngoại, có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp đoàn kết, hòa hợp dân tộc và phát triển đất nước.

NGÔ TRẦN ĐỨC

qdnd.vn

Ý nghĩa việc Nguyễn Tất Thành tìm đường cứu nước

Cảng Sài Gòn, nơi người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), TTXVN giới thiệu bài viết của phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Hồng Chương, Viện Hồ Chí Minh và các Lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh với nhan đề: Sự kiện Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước – Ý nghĩa lịch sử và thời đại.

Ngày 5/6/1911, từ cảng Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh- lúc này mang tên Nguyễn Tất Thành – bắt đầu cuộc hành trình ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân. Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lịch sử đấu tranh vì sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam. Nhìn từ góc độ hội nhập quốc tế, bài viết hy vọng làm sáng tỏ thêm ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện lịch sử vĩ đại này.

1. Bắt đầu từ khát vọng từ tuổi 13, Nguyễn Tất Thành đã “muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp”, “muốn làm quen với nền văn minh Pháp”, nhưng không chỉ để thỏa mãn ước mơ hiểu biết của tuổi trẻ, mà là “muốn tìm xem ẩn giấu đằng sau” những gì đã làm nên văn minh và sức mạnh của phương tây; muốn “xem cho rõ” sự “làm ăn ra sao” của những cường quốc mà các nhà yêu nước Việt Nam đương thời kì vọng có thể giúp đất nước mình thoát khỏi ách thống trị thực dân; và, “sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.”

Với hành trang chủ nghĩa yêu nước-nhân văn Việt Nam và mục đích xác định trước, bằng lao động, Người bắt đầu cuộc hành trình sang phương tây tìm con đường mới để cứu nước cứu, dân.

Trong khoảng thời gian này, không chỉ có Nguyễn Tất Thành phát hiện ra cái mới, muốn làm quen, đi tìm và học cái đã tạo nên văn minh, sức mạnh của nền văn minh phương tây để trở về mưu độc lập, tự cường cho dân tộc, giải phóng cho đồng bào của mình. Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh là những người tiên phong như vậy.

Mang chung hành trang là chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam và cùng mục đích, nhưng giữa hai Cụ Phan với Nguyễn Tất Thành có những khác nhau. Một bên là tìm, học cái mới mà dân tộc chưa có và xem đó như một chỗ dựa, một cứu cánh; một bên là muốn tìm hiểu giá trị thật của cái mới và cả cái ẩn giấu đằng sau nó; bên này chỉ mới tiến đến ở sự tiếp nhận, còn bên kia là đến tận nơi và xem cho rõ cách làm.

Cho dù có cùng hành trang, cùng mục đích, nhưng sự khác nhau về tầm nhìn và phương pháp của họ đã tạo ra kết quả khác biệt. Bên này, là tiếp nhận và đưa về cái mới mà dân tộc chưa có nhưng không biết nó đã bắt đầu trở nên lỗi thời so với sự phát triển của lịch sử nhân loại.

Bên kia với sự khảo sát trực tiếp, phân tích, so sánh giữa lý thuyết với kết quả thực tế của các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới (đã có đến thời điểm đó) để lựa chọn nhằm tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại đặng tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà và tương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài người.

Cũng vì vậy, những cố gắng cao nhất của hai cụ Phan cũng chỉ làm bùng phát một phong trào dân tộc, nuôi dưỡng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, bởi những cái được cho là chưa có và được xem là mới đối với dân tộc mà hai Cụ đưa về đã bị lịch sử nhân loại và chính phong trào cách mạng dân tộc vượt qua.

Bằng lao động và hòa vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành được tiến hành trong gần một thập kỉ ở nước ngoài không chỉ để biết thế giới mà chính là quá trình học tập, khảo sát, nghiên cứu kĩ lưỡng nhằm thấu hiểu để chọn lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa-văn minh của nhân loại.

Thông qua quá trình đó của cuộc hành trình vĩ đại đến với các dân tộc, chủng tộc ở các châu lục, đặc biệt là trải qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều nước đã nâng cao trí tuệ, làm giàu văn hóa và mở rộng thế giới quan cho Người – từ tầm mức dân tộc đến nhân loại. Đó là cơ sở tạo ra sự khác biệt giúp cho Người thấu hiểu được sự tương đồng và khác biệt giữa triết lý phương Đông và phương Tây; đã nhận thấy nguồn gốc trực tiếp nỗi khổ đau chung của các dân tộc thuộc địa và những người lao động, không phân biệt chủng tộc, màu da, trên hành tinh này và đi tới khẳng định: vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con người không chỉ là nhu cầu của dân tộc và con người Việt Nam mà là của các dân tộc bị áp bức và nhân dân cần lao trên thế giới.

Bằng trực tiếp khảo sát tại quê hương của các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Anh và Mỹ), với trí tuệ thiên tài của mình, Nguyễn Tất Thành đã phát hiện và tiếp nhận “những lời bất hủ” mang giá trị chung của nhân loại về quyền dân tộc và quyền con người được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp. Đồng thời, Người cũng thấy rõ hạn chế giữa lí thuyết và thực tế mà nổi bật là tính chất “không đến nơi” của các cuộc cách mạng này.

Những kết luận trên đây không phải chỉ là kết quả của sự trải nghiệm. Chỉ với tầm trí tuệ không ngừng được nâng cao, trên cơ sở được làm giàu về các giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và với một tầm nhìn thế giới trong phân tích lý luận và kiểm nghiệm thực tiễn, Nguyễn Tất Thành mới có thể đúc rút thành những kết luận khoa học đúng đắn có giá trị quan trọng như vậy. Do đó, Người không chỉ dừng lại ở phân tích lý luận và thực tiễn để chọn lọc và thâu thái các giá trị văn hóa – văn minh nhân loại, mà còn trên cơ sở các kết luận đó, tìm lời giải đáp những vấn đề đang được đặt ra trong lịch sử tiến hóa của loài người.

Đây chính là sự chuẩn bị- cả trên phương diện lí luận và thực tiễn – để Người, không chỉ đi từ dân tộc đến nhân loại trong nhận thức các giá trị văn hóa – văn minh mà còn tiến tới năng lực phát hiện và nắm bắt được quy luật tiến hóa của lịch sử nhân loại, xu thế của thời đại bằng thế giới quan khoa học và cách mạng của Chủ nghĩa Marx-Lenin.

Đi từ Dân tộc đến Nhân loại, tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin là quá trình từ nhận thức cảm tính đến khoa học. Với thế giới quan khoa học và cách mạng, Nguyễn ái Quốc đã phát hiện và nhận thức được quy luật tiến hóa, xu thế phát triển trong tiến trình đi lên của loài người và đi tới khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và chỉ rõ “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn,” Người đã chỉ rõ: cách mạng giải phóng dân tộc phải hướng đích tới sự giải phóng triệt để đối với con người theo quy luật tiến hóa tự nhiên của lịch sử nhân loại. Độc lập dân tộc phải đưa tới tự do-hạnh phúc cho con người.

Với con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã chỉ ra, cách mạng Việt Nam hàm chứa sâu sắc các nội dung dân tộc-nhân loại và thời đại, và do đó, với đường lối đúng đắn thuận theo quy luật tiến hóa của nhân loại, được sự ủng hộ của toàn dân và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, cách mạng Việt Nam đã hội đủ các yếu tố thiên thời-địa lợi-nhân hòa đảm bảo cho sự thắng lợi.

Với tất cả các ý nghĩa đó, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà nội dung là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người là triết lí phát triển Việt Nam . Đây là nội dung căn bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, chi phối mọi hoạt động lí luận và thực tiễn của cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa – đem lại tự do, hạnh phúc cho con người. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn là công lao vĩ đại đầu tiên, là cống hiến lí luận sáng tạo hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là di sản có giá trị vĩnh hằng đối với cách mạng Việt Nam.

3. Đi ra nước ngoài để “xem xét họ làm thế nào” nhằm “trở về giúp đồng bào chúng ta” – với những hoạt động và kết quả trên đây, có thể nhìn nhận quá trình đó của Nguyễn Tất Thành thực chất là quá trình, trên cơ sở văn hóa dân tộc, hội nhập quốc tế để nghiên cứu, lựa chọn, tiếp nhận, vận dụng và phát triển các giá trị tinh hoa văn hóa – văn minh nhân loại nhằm tìm ra con đường đi lên cho dân tộc hướng tới mục tiêu vì sự giải phóng con người.

Chính từ mục tiêu và bản chất của toàn bộ quá trình tiếp biến các giá trị văn hóa – văn minh đó đã mặc định tư tưởng và sự nghiệp cách mạng mà Người lãnh đạo thực hiện ở Việt Nam cũng như những đóng góp của Người với dân tộc và nhân loại thấm đậm giá trị văn hóa – văn minh. Giá trị cao cả và đích thực của tư tưởng, sự nghiệp ấy chính là ở chỗ: Người đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc ngọai xâm, giành lại độc lập cho dân tộc, xây dựng xã hội mới vì tự do và hạnh phúc của con người Việt Nam, đồng thời góp phần cùng các dân tộc đấu tranh loại trừ chủ nghĩa thực dân – một trở lực lớn trên con đường tiến tới văn minh của nhân loại, đóng góp to lớn vào cuộc đấu tranh xây dựng một thế giới mới hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, thúc đẩy sự phát triển của lịch sử loài người.

Những giá trị văn hóa-văn minh đó càng thêm sâu sắc khi Người chủ trương cách mạng bắt đầu bằng sự giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân hiểu rõ các quy luật phát triển của xã hội, nhận rõ mục đích đấu tranh và con đường giải phóng, tin chắc vào sự thắng lợi mà kiên quyết tự đứng lên làm cách mạng và xây dựng xã hội mới xóa bỏ áp bức, bóc lột và tạo ra những điều kiện phát triển toàn diện đối với con người. Người cho rằng: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam đều phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia xây dựng nước nhà.”

Xuất phát từ các giá trị văn hóa – văn minh nhân loại, lấy văn hóa soi đường cho quốc dân đi, đem văn minh chống lại dã man, vì vậy, sự nghiệp giải phóng dân tộc và con người dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nghiệp văn hóa – văn minh vĩ đại ở Việt Nam, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng với phát triển và hoàn thiện con người. Giá trị cao cả nhất của văn hóa – văn minh là hướng tới và đưa đến sự giải phóng toàn diện, phát triển và hoàn thiện con người, nhưng sự sâu sắc của giá trị cao cả đó là làm cho con người tự đứng lên giải phóng bằng chính sự phát triển và hoàn thiện của mình.

Lấy thống nhất thay vì loại trừ bằng sự giác ngộ, đoàn kết toàn dân nhằm “đem sức ta giải phóng cho ta” và không ngừng phát triển văn hóa làm cho nhân dân đồng thuận để “tự lực, tự cường” trong xây dựng xã hội mới là đường lối và cũng là phương pháp cách mạng thấm đậm nội dung văn hóa – văn minh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng, thực hiện ở nước ta.

Giải phóng dân tộc, giải phóng con người bằng sự phát triển và hoàn thiện con người ở tầm cao văn hóa – văn minh như thế đã tạo ra nguồn năng lượng và động lực tổng hợp cực kì mạnh mẽ từ mỗi người dân đến toàn dân, để làm nên mọi thắng lợi của dân tộc ta trong lịch sử hiện đại. Đó là bí quyết thành công của cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc rút từ giá trị tinh hoa văn hóa – văn minh của dân tộc và nhân loại vận dung vào nước ta. Điều đó cắt nghĩa trong mọi hoàn cảnh lịch sử, Người luôn chủ trương nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, đẩy mạnh giáo dục đạo đức và nhân cách cho toàn dân đi đôi với mở cửa tiếp thu tinh hoa văn hóa-văn minh nhân loại.

Xã hội mà Người chủ trương xây dựng là sự kết hợp giữa việc kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa – văn minh dân tộc với tiếp thu tinh hoa văn hóa – văn minh nhân loại, thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam và chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đối với cá nhân, đó là văn hóa – văn minh để làm người, làm việc, để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự nhân loại; là xóa bỏ tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ và làm cho mọi người dân Việt Nam, từ già đến trẻ, đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc mà mình được hưởng.

Xã hội mà Người chủ trương xây dựng là một xã hội đạo đức có điểm xuất phát từ chính nội dung văn hóa – văn minh của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng con người. Bởi vậy, Người đòi hỏi đội ngũ tiên phong là Đảng Cộng sản phải “là đạo đức, là văn minh” và người làm cách mạng và xây dựng xã hội văn hóa- văn minh phải có văn hóa và đạo đức cách mạng. Người thường nói: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấm nhuần đạo đức xã hội chủ nghĩa.” Đó là đạo đức làm người, hoàn thiện con người, đạo đức vì thắng lợi của sự nghiệp vĩ đại là giải phóng con người và xây dựng xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Cũng chính vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi đạo đức là gốc, đạo đức cách mạng là đạo đức hành động và Người không chỉ để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức để toàn Đảng, toàn dân học tập mà còn là một tấm gương ngời sáng, một kiểu mẫu về đạo đức, về văn hóa-văn minh, về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và làm. Dẫn dắt cả dân tộc đi vào cuộc cách mạng hướng tới sự giải phóng và hoàn thiện con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự toàn mỹ về văn hóa-văn minh, về đạo đức và nhân cách: yêu thương đồng bào và nhân loại; triệt để cách mạng nhưng rất nhân văn; uyên bác mà cực kì khiêm tốn; nguyên tắc chiến lược nhưng rất linh hoạt về sách lược; nhìn xa trông rộng nhưng rất thiết thực cụ thể; vĩ đại mà rất mực bình dị… Đó là chuẩn mực giá trị con người của dân tộc Việt Nam.

Suy cho cùng, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tìm thấy và dẫn dắt dân tộc thực hiện đã đưa tới những thắng lợi vĩ đại đối của dân tộc, đồng thời cũng là những đóng góp vào giải quyết khát vọng lớn lao nhất, mục tiêu văn hóa-văn minh nhất của nhân loại là cải tạo thế giới để giải phóng con người. Sự tôn vinh Người là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất là một vinh danh kép phải được hiểu trên cùng một ý nghĩa: giá trị cao nhất của văn hóa – văn minh, của đạo đức và nhân cách là đưa tới giải phóng, hoàn thiện con người và giải phóng, hoàn thiện con người chính là đỉnh cao của giá trị văn hóa – văn minh, đạo đức và nhân cách.

4. Với những biến cố lịch sử trong một thế kỉ qua, từ sự bế tắc trong đường lối cứu nước hồi đầu thế kỉ XX, với sự hy sinh của biết bao bậc tiên liệt cho nhiệm vụ mở lối, tìm đường cho dân tộc, đến thực tiễn của những thắng lợi đã đạt được trong trong cuộc tranh đấu giành và bảo vệ quyền dân tộc cơ bản cũng như trong xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, chúng ta càng thấu hiểu thêm ý nghĩa lịch sử và thời đại của sự kiện đi ra thế giới (với với phương hướng và pháp mới) để thâu thái những giá trị văn hóa-văn minh nhân loại mưu tìm con đường cho sinh tồn và phát triển của dân tộc mà Người đã thực hiện.

Trên ý nghĩa đó, ngày 5/6/2011, không chỉ là là sự kiện đặc biệt đánh dấu sự khởi đầu của quá trình đi ra thế giới tìm con đường cứu nước cứu, dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là sự kiện mở ra quá trình Việt Nam từng bước hội nhập vào dòng tiến hóa theo xu thế mới của nhân loại dưới sự dân dắt của Người. Trong quá trình đó, trên cơ sở tiếp nhận những giá trị văn hóa -văn minh nhân loại và nắm bắt được xu thế phát triển của loài người trong thời đại mới, thông qua con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, Việt Nam đã kết hợp thành công sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp (cả lực, thế, thời) đưa tới những thắng lợi lịch sử cho cách mạng Việt Nam trong một thế kỉ qua.

Mặt khác, trong quá trình đó, dân tộc ta đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại, làm cho thế kỷ XX trở thành thế kỉ phi thực dân hóa, thúc đẩy lịch sử loài người tiến lên theo hướng tiến bộ. Bởi vậy, kiên trì con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn không chỉ đơn nhất là giữ vững mục tiêu Độc lập-Tự do-Hạnh phúc cho dân tộc và con người Việt Nam mà còn là giữ vững các nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng nước ta (thiên thời-địa lợi-nhân hòa) để đất nước (có lực, thế, thời mới) tiếp tục tiến bước mạnh mẽ nhằm hoàn thiện những mục tiêu vì dân tộc, vì con người Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên hành tinh của chúng ta.

Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các giá trị trên đây, sự kiện lịch sử Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước càng có ý nghĩa thực thực tiễn. Với đường lối đổi mới của Đảng, trên thực tế, sự hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng là tiếp tục quá trình dân tộc ta đi ra thế giới trong điều kiện lịch sử mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh để thâu nhận các giá trị văn hóa-văn minh nhân loại và nắm bắt xu thế phát triển của loài người nhằm vận dụng và tiến hành thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra các điều kiện để thực hiện ngày một hoàn chỉnh các nội dung của tiêu chí Độc lập-Tự Do-Hạnh phúc cho dân tộc và con người Việt Nam.

Bởi vậy, cần phải nắm vững thế giới quan, phương pháp Hồ Chí Minh để không chỉ thâu nhận được các giá trị văn hóa – văn minh, nắm bắt được xu thế phát triển của loài người mà còn vận dụng phù hợp với thực tiễn của đất nước. Chỉ có như vậy mới giải quyết tốt các mối quan hệ dân tộc -giai cấp, quốc gia – quốc tế, dân tộc – thời đại, phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với thời đại, liên tục tạo lập lực – thế – thời mới đưa đất nước phát trển vững chắc đặng thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.

Một thế kỉ đã trôi qua nhưng sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại. Ngày nay, trong hành trình hội nhập cùng nhân loại đi đến tương lai, chúng ta càng tin tưởng và kiên trì phấn đấu trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã chỉ ra, quyết tâm đưa ngọn cờ của Người đến đích thắng lợi./.

(TTXVN/Vietnam+)

vietnamplus.vn

Mãi mãi đi theo con đường mà Bác Hồ đã chọn (*)

(ĐCSVN) – Ngày 31/5, Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước” sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011). Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết quan trọng tham luận tại Hội thảo. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thưa các đồng chí Ban Chỉ đạo Hội thảo và Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh;

Thưa các nhà khoa học, các vị nhân sĩ, các đồng chí và các bạn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chỉ đạo Hội thảo, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã mời tôi tham dự cuộc hội thảo khoa học quan trọng này. Tôi chúc Hội thảo khoa học của chúng ta đạt được kết quả mong muốn, xứng đáng với tầm vóc lịch sử và nhân cách vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đóng góp thiết thực vào đợt học tập các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI.

Cho phép tôi kính gửi lời chúc sức khỏe đến chiến sĩ, đồng bào, tuổi trẻ Nam Bộ, chiến sĩ, đồng bào, tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh anh hùng, Thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu. Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh là chiếc nôi lớn nuôi dưỡng những phong trào cách mạng quật cường của dân tộc, nơi sản sinh nhiều anh hùng và dũng sĩ, căn cứ địa cách mạng kiên trung, Thành đồng của Tổ quốc, quê hương của Bác Tôn, người lãnh đạo xuất sắc phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một địa chỉ đỏ mà ngay từ 1920, bà con lao động Sài Gòn đã tổ chức những bữa cháo Cộng sản, nuôi nấng và bảo vệ anh em công nhân Pháp đình công tại bến cảng, nêu cao tinh thần đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của lao động nước ta với lao động nước Pháp.

Bác Hồ làm việc trong vườn Phủ Chủ tịch

Tôi vẫn học và ôn lại những điều Bác dạy, những lời Bác viết, lắng nghe những kỷ niệm của đồng bào, đồng chí và bà con cả nước về Bác Hồ. Cho đến giờ phút này tôi nghiêm khắc tự thấy rằng tôi chưa học hết, chưa thấm nhuần đầy đủ những lời Bác dạy, những điều Bác viết, tình thương và sự gửi gắm của Bác đối với chúng ta, thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

Bởi vậy, lời phát biểu của tôi sau đây chỉ là những điều học được, hiểu được, những thu hoạch ít ỏi ban đầu về tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ, với tinh thần tự phê bình và phê bình mà Bác thường nhắc tới.

*

Một

Con đường cứu nước – Con đường đến với chủ nghĩa cộng sản và trở thành đảng viên.

Sau khi tham gia phong trào nổi dậy chống sưu chống thuế ở Trung kỳ năm 1908, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn và từ bến cảng Sài Gòn ra đi, giữa lúc các cuộc đấu tranh của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám thất bại, kế sách cứu nước còn mờ mịt chưa có đường ra. Có người thì muốn dựa vào Nhật, nhưng Nhật là một “đế quốc da vàng”, có tham vọng lớn về đất đai, đã thỏa hiệp với Pháp đuổi hết những người Đông Du ra khỏi Nhật. Có người muốn dựa vào Pháp để chống Pháp bằng đường lối bất bạo động… Dựa vào đế quốc để đánh đuổi đế quốc chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau.” mà thôi!

Điều kỳ lạ đầu tiên ở con người Hồ Chí Minh mà ngày nay và mai sau chúng ta còn cùng nhau tìm hiểu mãi, ấy là: Khi có người hỏi: Lấy gì mà ra đi, dựa vào đâu mà đi, thì Người đã giơ hai bàn tay: Đây!

Từ đó, với hai bàn tay lao động và ý chí cứu nước mãnh liệt, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã làm bồi tàu, phụ bếp, rửa chén từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối, sau đó học ngoại ngữ đến 11 giờ đêm, để 4 giờ sáng hôm sau lại bắt tay vào lao động. Người đã quét tuyết, đốt lò, làm thợ ảnh, quần quật làm thuê. Từ một thanh niên trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tầng lớp trung lưu của xã hội thời ấy, Nguyễn Tất Thànhchấp nhận sống một cuộc đời cùng khổ, bán sức lao động để kiếm sống và học tập trong một hoàn cảnh cực kỳ cay nghiệt trên đất người. Từ một kẻ mất nước, bơ vơ, trơ trọi, không nhà cửa, không gia đình, mẹ thì mất sớm, cha thì tha phương, Nguyễn Tất Thành trở thành một công nhân đích thực, có học vấn, tự tin và kiên cường bước vào hàng ngũ đấu tranh của các chiến sĩ xã hội.

Từ một người dân thuộc địa chỉ biết đế quốc xâm lược và phong kiến bạo tàn, Nguyễn Tất Thành đã nhận ra rằng: Đâu đâu cũng có hai loại người, những người bị bóc lột và những kẻ bóc lột, dù khác màu da, khác tiếng nói, lớp người cùng khổ tất cả các nước đều là anh em. Nhờ sống với giai cấp công nhân và lớp người cùng khổ trong xã hội tư bản, Nguyễn Tất Thành hiểu được thực chất cái gì ẩn sau lá cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” và không để cho những cái bên ngoài phô trương hào nhoáng lừa dối mình.

Nguyễn Tất Thành đã tự mình chiến đấu vượt qua những hạn chế để khẳng định mình, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, đem tiếng nói tràn đầy sức sống, làm cho người nghe đồng cảnh ngộ yêu mến, buộc những kẻ cơ hội xu thời phải nể trọng. Không ai giới thiệu Nguyễn Ái Quốc vào Đảng. Chính cuộc đời lao động, học tập, chiến đấu bất khuất suốt 10 năm tìm đường cứu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Chủ nghĩa cộng sản, đến với Đảng Cộng sản, làm nền tảng định hình bản chất cộng sản của Ngườiđào tạo Người trở thành một chiến sĩ quốc tế của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức.

Giữa lúc dân tộc ta như một kiếp người cơm vãi cơm rơi, biết đâu nẻo đất phương trời mà đi, Nguyễn Ái Quốc  đã nhận ra chân lý vĩ đại: Muốn cứu nước, không có con đường nào khác, ngoài cách mạng vô sản.

Nguyễn Ái Quốc là hiện thân con đường hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường cách mạng Việt Nam.

Người đã tự mình chứng kiến và không chỉ chứng kiến, mà đã phải sống dưới “lưỡi lê của nền văn minh tư sản”, phân rõ dân tộc và thuộc địa, tư bản và vô sản. Tin tưởng vững chắc ở thắng lợi cuối cùng của cách mạng, Người là tấm gương mẫu mực phấn đấu trở thành một người cộng sản suốt đời trung thành với lý tưởng yêu nước và xã hội chủ nghĩa.

10 năm cực kỳ gian khổ, vật lộn trong chế độ áp bức bóc lột, kiếm sống và học tập, Người đã kiên cường đấu tranh phê phán những xu hướng cơ hội đang lũng đoạn trong hàng ngũ cách mạng. 10 năm nung nấu lý tưởng yêu nước và chủ nghĩa xã hội, chính 10 năm đó đã đặt nền móng để trở thành, để có được một Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh kiên định, chung thủy, trước sau như một, từ thủa mới làm cộng sản cho đến phút cuối cùng của đời, một lòng vì giai cấp công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và những người cùng khổ, vì nhân dân và dân tộc.

Con đường cứu nước mà Người tìm đến cũng là con đường rèn luyện tư cách cách mệnh, tư cách của người cộng sản. Điều đó gợi cho ta con đường tu dưỡng bản thân để trở thành, để giữ vững, để xứng đáng là đồng chí của Người, chiến sĩ cộng sản. Với riêng tôi, điều đó đã giúp tôi hàng ngày tự hỏi: Mình đã phấn đấu để trở thành một người cộng sản như thế nào? Thái độ của mình đối với giai cấp công nhân, nông dân, những người lao động, những trí thức cách mạng, bà con dân tộc ít người, tầng lớp nền tảng của xã hội ta đang phải sống vất vả, đau ốm, thiếu thuốc men, thiếu sách vở và trường lớp, thiếu kiến thức và nghề nghiệp như thế nào? Mình phải tiếp tục rèn luyện như thế nào để mãi mãi giữ vững tư cách cách mệnh của người chiến sĩ cộng sản nồng nàn yêu nước?

Không có tư cách cách mệnh của người chiến sĩ cộng sản thì không thể nào đi tiên phong trong sự nghiệp cứu nước, không thể nào vì dân, vì giai cấp công nhân và lớp lớp cần lao bần hàn đau khổ, tận tâm và đến cùng.

*

Hai

Hồ Chí Minh với giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Chủ nghĩa Mác ra đời, kế thừa tinh hoa của nhân loại, kết hợp với cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ đó giai cấp công nhân tự giác bước lên vũ đài đấu tranh chính trị nhằm đập tan chế độ tư bản và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Cũng như vậy, tư tưởng nhân văn đã có từ lâu, nhưng chỉ đến khi chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời, đề cập mục tiêu và con đường giải phóng toàn diện và triệt để con người, mà đông đảo là những tầng lớp cần lao và các dân tộc bị áp bức, thì các giá trị nhân văn mới có sự phát triển hoàn chỉnh và sâu sắc nhất.

Lênin, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, bằng nghị lực phi thường và trí tuệ uyên bác đã đánh một đòn sấm sét vào tư tưởng xét lại cơ hội hữu khuynh trong phong trào cộng sản quốc tế hòng bao che cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Lênin đưa ra phát kiến: cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở khâu yếu nhất trong hệ thống đế quốc chủ nghĩa, cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể giành thắng lợi trong một nước.

Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga, Đảng của giai cấp công nhân lớn mạnh nhất trong các Đảng Công nhân hồi ấy đã lãnh đạo nhân dân Nga làm Cách mạng Tháng Mười, thiết lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trên một phần sáu quả địa cầu, mở ra thời đại mới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.

Lê nin là người đầu tiên nhấn mạnh vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc, coi cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận hợp thành của cách mạng vô sản và đề ra khẩu hiệu chiến đấu: Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại.

Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin như người đi đường đang cơn khát mà tìm được nước. “Đây là cẩm nang để cứu sống  đồng bào tôi”.

Hồ Chí Minh đã học tập, truyền bá, kế thừa, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào đấu tranh giành giải phóng của các dân tộc bị áp bức.

Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra con đường để giai cấp vô sản nắm lấy ngọn cờ dân tộc, phải trở thành dân tộc, phải giành thắng lợi trước hết trên địa bàn dân tộc, thông qua đấu tranh giai cấp – cách mạng xã hội – để tước đoạt quyền bính từ tay giai cấp tư sản, và do đó giải phóng được giai cấp. Giải phóng được giai cấp thì áp bức dân tộc cũng bị quét đi. Hồ Chí Minh, từ một kẻ mất nước giác ngộ chủ nghĩa cộng sản đã nhận thức  rằng: trong thế giới thuộc địa, mâu thuẫn sâu sắc nhất là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc.

Người khẳng định: Phải tập trung toàn bộ sức lực của dân tộc để đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Giải phóng dân tộc là điều kiện tiên quyết để giải phóng giai cấp, là thực hiện một bước quan trọng giải phóng giai cấp đặng tiến tới giải phóng hoàn toàn giai cấp, giải phóng loài người.

Chủ nghĩa Mác nhận ra lực lượng vĩ đại, lực lượng nòng cốt, lực lượng lãnh đạo để đánh đổ ách thống trị tư bản chủ nghĩa là giai cấp công nhân. Kế thừa chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Người viết: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc, thực dân. Giai cấp công nhân đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam.” Đồng thời Người khẳng định: trong cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn thể dân tộc chính là lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc, với nòng cốt là công nông, nền tảng là công nông liên minh với trí thức.

Không có công nông làm nòng cốt, công nông liên minh với trí thức làm nền tảng thì không thể đoàn kết toàn dân tộc được. Có thể kể ra một ví dụ: Cụ Phan Bội Châu, yêu nước mãnh liệt vô cùng, dùng lời huyết lệ động viên nhân dân đứng lên chống giặc nhưng lại không nhắc đến công nhân. Lựa chọn học sinh đi Nhật du học, Cụ đưa ra bốn tiêu chuẩn: con nhà quan, con nhà giàu, con nhà có thế lực, con nhà có cựu thù. Không thấy Cụ đề ra con của công nông. Nhiệt huyết tràn đầy, nhưng cụ không thể xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Chủ nghĩa dân tộc, một động lực của đất nước mà Hồ Chí Minh nói đến là chủ nghĩa dân tộc do Đảng Cộng sản phát động. Lập trường cách mạng giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân hoàn toàn khác hẳn lập trường giải phóng dân tộc của giai cấp phong kiến, lập trường giải phóng dân tộc của giai cấp tiểu tư sản và tư sản. Sự khác hẳn đó thể hiện ở mục tiêu trước mắt và mục tiêu tiếp theo của sự nghiệp giải phóng dân tộc, biện pháp và lực lượng tiến hành sự nghiệp đó.

Thời ấy, xu hướng quốc tế cho rằng: cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa sẽ giành được thắng lợisau khi giai cấp vô sản đã giành được thắng lợi ở chính quốc. Trải qua cảnh mất nước, với bạn bè cùng chí hướng ở các thuộc địa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra lực lượng vĩ đại của những người cùng khổ và của các dân tộc bị áp bức. Người nói rằng: Nếu làm như vậy thì các đồng chí đánh rắn ở đằng đuôi. Các dân tộc thuộc địa có thể giành được thắng lợi trước khi giai cấp vô sản ở chính quốc lật đổ ách thống trị của tư bản; nhờ thắng lợi của mình, cách mạng ở thuộc địa có thể góp phần vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc.

Phân tích các mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, Hồ Chí Minh cho rằng: trong khi phải tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng phản đế và phản phong và hai cuộc cách mạng ấy quan hệ chặt chẽ với nhau, thì cần tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ phản đế. Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, còn nhiệm vụ phản phong thực hiện “người cày có ruộng” phải rải ra từng bước mà làm trong quá trình tiến hành nhiệm vụ phản đế.

Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vấn đề dân tộc quan hệ chặt chẽ với vấn đề dân chủ nhân dân. Không thúc đẩy nhiệm vụ dân chủ nhân dân thì không phát huy đến cao độ lực lượng dân tộc. Thực hiện “người cày có ruộng” là một vấn đề cốt tử, là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cuộc cách mạng vĩ đại ấy. Dù cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức ở miền Bắc nước ta có phạm một số sai lầm trong quá trình thực hiện, nhưng thắng lợi của cải cách ruộng đất ở miền Bắc và thực hiện giảm tô, chia ruộng đất vắng chủ ở miền Nam trong kháng chiến là một thắng lợi cực kỳ to lớn. Xem nhẹ thắng lợi của sự nghiệp cải cách ruộng đất thực hiện “người cày có ruộng” là sai lầm về lập trường và quan điểm chiến lược.

Do đó, thắng lợi vĩ đại 30/4/1975 không chỉ là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn làthắng lợi vĩ đại của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, cũng là thắng lợi vĩ đại của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc từ khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ năm 1954. “Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Thử thách cực kỳ nghiêm trọng của chiến tranh đã làm ngời sáng tính ưu việt và sức mạnh của chủ nghĩa xã hội” (Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV). Đánh giá thành tựu 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội, con người đều đổi mới. Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm vẫn đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cách làm ăn tập thể, nhà hộ sinh, sân và kho của hợp tác, nhà mới của xã viên. Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày tiến bộ… những thành tích to lớn của miền Bắc ngày càng tỏ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam”.

*

Ba

Hồ Chí Minh với giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa

Hồ Chí Minh tán thành quan điểm của Mác về cách mạng vô sản ở các nước chính quốc, đồng thời xác định thêm: cách mạng ở các nước thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trải qua hai giai đoạn:

– Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

– Cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo là điều kiện ban đầu để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hai giai đoạn cách mạng ấy không cắt rời nhau mà quan hệ chặt chẽ khăng khít với nhau. Giai cấp tư sản làm cách mạng tư sản chống lại địa chủ phong kiến là để giành và giữ quyền thống trị cho giai cấp tư sản “tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”.

Đảng của giai cấp công nhân tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân không phải để phát triển thành chủ nghĩa tư bản. Sau khi giải phóng dân tộc mà đi theo chủ nghĩa tư bản thì không thể tiếp tục xóa bỏ áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đối với công nông, thực hiện sứ mệnh thiêng liêng: tiếp tục giải phóng giai cấp để củng cố thành quả giải phóng dân tộc, tiến tới giải phóng loài người.

Dù chúng ta có phạm một số sai lầm trong khi thực hiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn ban đầu, nhưng thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nửa nước và ở cả nước trước khi tiến hành đổi mới là vĩ đại.

Thử hỏi công trình dầu khí Việt-Xô, công trình thủy điện Hòa Bình và nhiều công trình đại thủy nông khác, nhiều nhà máy, xí nghiệp ở cả nước, khu tứ giác Long Xuyên, sự nghiệp khai hoang phục hóa sau 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có phải ở giai đoạn ban đầu đó không?

Không có những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở giai đoạn ban đầu ấy thì không thể thực hiện sự nghiệp đổi mới thắng lợi. Ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới là đổi mới để tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, để quá độ lên chủ nghĩa xã hội thắng lợi, tiếp tục thực hiện nhất quán độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không có “hệ mục tiêu riêng”. Nói đổi mới có “hệ mục tiêu riêng” là không đúng. Hệ mục tiêu của đổi mới cũng là hệ mục tiêu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có nghĩa rằng: động lực dân tộc gắn liền với động lực giai cấp.

Đánh giá thấp động lực dân tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa là một sai lầm lớn. Nhưng không nhận rõ ảnh hưởng quyết định của yếu tố giai cấp đối với yếu tố dân tộc trong cả hai giai đoạn ấy cũng là một sai lầm lớn. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đặt cách mạng giải phóng dân tộc vào quỹ đạo cách mạng vô sản, nhờ thế đã nâng cao chủ nghĩa yêu nước lên một tầm vóc mới – tầm vóc thời đại –, một sức mạnh mới– sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại – mà trong các triều đại phong kiến trước chưa thể có được.

Không có lòng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội thì không thể thắng được chiến tranh xâm lược của giặc Mỹ do bọn tư bản độc quyền Mỹ phát động, nhằm xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, vực dậy giai cấp tư sản mại bản phản động và thế lực phong kiến suy tàn, dày xéo công nông và trí thức, dày xéo dân tộc ta, hòng tiêu diệt Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Sức mạnh dân tộc Việt Nam ngày càng được khơi dậy mạnh mẽ trong quá trình gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lịch sử thế giới đã chỉ ra rằng: Liên Xô chiến thắng phát xít Đức và phát xít Nhật là nhờ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa Xôviết, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Tổ quốc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ dân tộc phong kiến, dân tộc nô lệ, dân tộc ta trở thành dân tộc xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày nay là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam của 54 dân tộc anh em đổ xương máu mà có được.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sinh mệnh chính trị của Đảng ta. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mất thì sinh mệnh chính trị của Đảng ta mất. Hiện nay, những kẻ cơ hội, vốn sùng bái chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, tuyên truyền rằng: Ở nước ta, chủ nghĩa xã hội mất nhưng độc lập dân tộc vẫn còn.

Luận điệu dối trá ấy muốn cắt rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, muốn đưa dân tộc chúng ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đưa công nông và trí thức cách mạng Việt Nam phải sống dưới ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, làm cho sự nghiệp giải phóng giai cấp bị cắt đứt, “không đến nơi”, không đến đích, dân tộc lại rơi vào vòng nô lệ. Có những kẻ cơ hội cũng “nhã ý” mớm rằng: nên tạm gác khẩu hiệu xã hội chủ nghĩa để tranh thủ sự đồng tình của các tầng lớp đế quốc và tư sản.

Nhưng thử hỏi, ngày nay vị thế dân tộc ta được nâng cao trên trường quốc tế, nhiều nước quan hệ làm ăn với ta trên phương châm: có đi có lại, không can thiệp vào chủ quyền và công việc nội bộ của nhau, là do đâu? Khi ta gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, ta vẫn kiên quyết xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, là do đâu, là nhờ đâu? Trong khi tăng cường hợp tác quốc tế, chúng ta kiên quyết chống lại và chống lại có hiệu quả âm mưu chuyển chế độ ta thành chế độ tư bản chủ nghĩa không thông qua biện pháp chiến tranh là do đâu, là nhờ đâu? Từ bỏ chủ nghĩa xã hội, để chủ nghĩa xã hội thất bại là tự mình diệt mình, phản lại dân tộc, phản lại Bác Hồ.

Một số nước để cho chủ nghĩa xã hội thất bại trên Tổ quốc mình, trong khi có đầy đủ lực lượng chính trị và quân sự hùng hậu với hàng triệu đảng viên, là do giao động về chủ nghĩa xã hội, chạy theo miếng mồi nhử “kinh tế thị trường hiện đại”.

Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách lật đổ chế độ ta, các phần tử cơ hội luôn luôn rêu rao những quan điểm sai trái hòng làm chệch hướng con đường đi tới chủ nghĩa xã hội của chúng ta. Nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia có sự ổn định chính trị vững vàng. Nếu không phải nhờ kiên trì độc lập tự chủ theo con đường xã hội chủ nghĩa thì do đâu?

Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa.

Để xây dựng hình thái kinh tế – xã hội xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở một nước vốn có nền kinh tế nghèo và lạc hậu như nước ta, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ. Thời kỳ quá độ lâu dài ấy được thực hiện qua từng bước kế tiếp nhau, để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời từng bước xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Khi nói đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thành hai mệnh đề, hai khái niệm triết học tách rời nhau là nhằm để phân tích, nghiên cứu. Dẫu rằng lực lượng sản xuất là yếu tố tích cực nhất, năng động nhất, nhưng làm gì có một lực lượng sản xuất không nằm trong một quan hệ sản xuất nhất định, làm gì có một quan hệ sản xuất “chân không” không chứa đựng trong nó một lực lượng sản xuất nhất định.

Hạ tầng cơ sở của chủ nghĩa xã hội nhất định phải là một nền đại công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển cao, mà trong đó, hàm lượng tri thức rất cao. Với nhận thức biện chứng như đã nói trên, trong thời kỳ quá độ ở nước ta ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất là ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng xã hội chủ nghĩa quyết định sự lựa chọn phương hướng phát triển phù hợp với đặc điểm dân tộc, đặc điểm xã hội, đặc điểm kinh tế và môi trường sinh thái, phù hợp với đặc điểm của từng bước đi, không những không rập khuôn theo mô hình ngoại lai, mà lại càng không rập khuôn theo mô hình tư bản chủ nghĩa.

Chúng ta phải luôn luôn tôn trọng quy luật: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất công nghiệp hiện đại ngày càng phát triển, không thể và không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhất thiết phải là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa không thể hình thành hoàn chỉnh ngay từ đầu thời kỳ quá độ. Nhưng nóhình thành và phát triển từng bước ngay sau khi giành được toàn bộ chính quyền về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, qua việc tịch thu, quốc hữu hóa hệ thống tài chính – ngân hàng, sân bay, đường sắt, bến cảng, hệ thống điện lực, các trung tâm viễn thông, các cơ sở sản xuất vũ khí, tịch thu đồn điền ruộng đất, hầm mỏ của đế quốc, tư sản mại bản, tàn dư phong kiến…

Từ đó, chế độ công hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập, và như thế, một quan hệ sở hữu mới được hình thành.

Trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có lúc ta đã tuyệt đối hóa “công hữu”. Nhận ra khuyết điểm đó, chúng ta thực hiện đổi mới, chủ trương xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể  trở thành nền tảng ngày càng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Hiến pháp năm 1992 lại quy định: các chủ thể sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.

Trong thời kỳ quá độ, đặc biệt là ở một nước có nền kinh tế lạc hậu, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, “tuyệt đối hóa” công hữu là sai lầm. Nhưng nếu sửa chữa sai lầm “tuyệt đối hóa” công hữu mà lại đi vào hữu khuynh cực đoan “tư hữu hóa” nền kinh tế, xóa bỏ nền kinh tế công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu cũng lại là một sai lầm mới.

Trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, “tuyệt đối hóa” tác động chi phối của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất là một sai lầm lớn. Thì, hiện tượng coi nhẹ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đối với sự phát triển lực lượng sản xuất cũng là một sai lầm lớn, sai lầm cơ hội hữu khuynh.

Nói cho cùng, quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối mà quan hệ sở hữu đóng vai trò chủ đạo chi phối. Giành lại toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, thiết lập nhà nước Dân chủ Cộng hòa, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất chủ yếu ngay từ đầu, đều nhằm mục đích từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới. Trong giai đoạn chưa được hoàn thiện, nền kinh tế được thiết lập dưới chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo, xét về bản chất, mang bản chất xã hội chủ nghĩa. Các nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, càng lớn mạnh, càng giữ vai trò chủ đạo chi phối, vai trò định hướng mà các thành phần kinh tế khác không thể nào thay thế được. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà thay thế, lấn át, đóng vai trò chủ đạo chi phối, định hướng cho nền kinh tế quốc dân thì nền kinh tế nước ta sẽ chuyển sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta sẽ biến dạng, đổi màu sang chế độ khác.

Có lúc chúng ta “tuyệt đối hóa” yêu cầu kế hoạch hóa và tập thể hóa nền kinh tế, “tuyệt đối hóa” phương thức bao cấp trong lưu thông phân phối. Các khuyết điểm sai lầm nêu trên là xuất xứ từ một nguyên nhân là “tuyệt đối hóa” tác dụng chi phối ngược trở lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. Nhận rõ sai lầm có tính chất chủ quan, duy ý chí ấy, chúng ta đã ra sức sửa chữa, thay đổi tư duy kinh tế, thay đổi mô hình kinh tế, thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lý thuyết kinh tế và mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ nhất: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta khác với nền kinh tế thị trường tiền tư bản và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, trước hết là ở mục đích chính trịbản chất chính trịcủa nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường tư bản vận động theo quy luật thị trường tư bản chủ nghĩa, do tư bản chiếm đoạt được đại bộ phận tư liệu sản xuất, nhờ đó mà tăng cường sức bóc lột thặng dư giá trị đối với tầng lớp lao động làm thuê, nhằm mục đích đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều cho tư bản. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm mục đích làm cho nhân dân ta ngày càng được ấm no, giàu có, hạnh phúc, nhưng dân giàu trước hết là phải làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng. 

Thứ hai là: ở sự xác định vị trí, tính chất của từng thành phần kinh tế. Một nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thì tất yếu kinh tế nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo, chi phối, nòng cốt và định hướng.

Và như vậy, cần có sự phân biệt giữa chế độ sở hữu (theo nghĩa rộng) và hình thức sở hữu.

Trong khi khẳng định chỉ có một chế độ sở hữu là công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu thì lại thừa nhận trong chế độ sở hữu ấy có nhiều hình thức sở hữu (nhiều thành phần kinh tế).

Thứ ba là: Các công ty cổ phần, các hình thức đa sở hữu ngày càng xuất hiện nhiều, nhưng trong các công ty đa sở hữu ấy lại mang bản chất sở hữu khác nhau. Phải đảm bảo cho các công ty đa sở hữu mà nhà nước có tỉ lệ cổ phần chi phối chiếm vị trí chủ đạo.

Thứ tư là: do bản chất chính trị khác nhau mà có mục đích sản xuất – kinh doanh khác nhau, cho nên nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa thúc đẩy bóc lột thặng dư giá trị của chủ tư bản, làm cho sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội ngày càng cao. Còn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong khi thúc đẩy phát triển, phải đảm bảo ngày càng giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Đó là một nhiệm vụ dân tộc và giai cấp của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là thước đo nghiêm khắc xem sự vận hành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đi đúng hướng hay không.

Chỉ khi nào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước tập trung sức củng cố và phát huy cao vai trò của kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể, động lực và tiềm lực xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế nhiều thành phần, thì việc giảm bớt khoảng cách giàu nghèo mới đạt hiệu quả thật sự.

Hồ Chí Minh xác định rất rõ mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp. Người chỉ ra: Nói đến chính trị, chúng ta phải xem xét thái độ của các giai cấp và các tầng lớp xã hội.

Từ quan điểm đó, phải thẳng thắn nói rằng: Giữa kinh tế cá thể, kinh tế tiểu thương, tiểu chủ (bao gồm kinh tế trang trại quy mô nhỏ, các công ty gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa) và kinh tế tư bản tư nhân có quan hệ sở hữu về bản chất khác nhau.

Về kinh tế những năm qua kinh tế tư bản tư nhân có mặt tích cực, là một động lực góp phần xây dựng nền kinh tế quốc dân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên đã có những biểu hiện tiêu cực: chỉ nhấn mạnh mục tiêu duy nhất là lợi nhuận “lợi nhuận bất kỳ”, từ đó chạy theo lợi ích ngược lại định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phát huy mặt tích cực, khuyến khích họ đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giúp họ tồn tại lâu dài trong nền kinh tế nước ta, đồng thời đấu tranh khắc phục mặt tiêu cực.

Ở các thời đại, kinh tế hộ, kinh tế tiểu thương, tiểu chủ có vai trò rất quan trọng, nhưng chưa bao giờ nó đóng vai trò chủ đạo, quyết định bản chất kinh tế và chính trị của một phương thức sản xuất. Dưới chế độ phong kiến, kinh tế địa chủ đóng vai trò chủ đạo. Dưới chế độ tư bản, kinh tế tư bản đóng vai trò chủ đạo. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể hợp thành nền tảng. Kinh tế hộ, tiểu chủ, tiểu thương đã góp phần rất quan trọng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng, như có nhà nghiên cứu ví dụ nền kinh tế cá thể, tiểu chủ, tiểu thương như “một cốc nước không đầy”. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể nhận rõ trách nhiệm chính trị, kinh tế, xã hội của mình trong thời kỳ quá độ, tích cực “rót cho đầy cốc nước” đó để giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế chúng ta. Kinh tế tư bản tư nhân do bản chất tự thân của quan hệ sở hữu tư bản tư nhân, cũng tranh thủ thời cơ “rót đầy cốc nước”, và nếu họ làm được như vậy, thì nền kinh tế chuyển sang một bản chất khác.

Quá trình “rót đầy cốc nước” nói lên tính chất cuộc đấu tranh giữa hai con đường trong thời kỳ quá độ: con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển theo chủ nghĩa tư bản.

Hiện nay, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế tập thể còn có những điểm yếu kém, tỷ trọng đóng góp vào GDP chưa cao. Đó là do Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và những cán bộ được phân công phụ trách xây dựng kinh tế tập thể chưa làm tròn trách nhiệm. Có yếu kém thì càng phải tích cực tập trung sức lực của Đảng, Nhà nước, của hệ thống chính trị mà khắc phục, mà vực dậy. Đó là trách nhiệm củng cố nền tảng liên minh công nông và trí thức, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực xã hội chủ nghĩa trước mắt và lâu dài.

Một khi đã chấp nhận trong nền kinh tế nhiều thành phần có thành phần kinh tế tư bản tư nhân, thì tất yếu thừa nhận trong thời kỳ quá độ diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Tính chất dân tộc và giai cấp biểu hiện sâu sắc và ráo riết trong chính cuộc đấu tranh giữa hai con đường đó. Chúng ta không cường điệu những nhân tố tư bản chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh ấy, nhưng cũng không coi nhẹ những yếu tố tự giác và tự phát của chủ nghĩa tư bản trong một đoạn đường đầy gian truân và khắc nghiệt – quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sự thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, đó là một bài học bổ ích để chúng ta cảnh giác.

Kinh tế nhà nước đã có vai trò to lớn trong nền kinh tế, không ai có thể phủ nhận. Nhưng vừa qua, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước, ít nhiều có phạm khuyết điểm, thậm chí nghiêm trọng như sai lầm ở Vinashin. Khuyết điểm và sai lầm ấy là do quản lý lỏng lẻo. Do chủ sở hữu không làm tròn trách nhiệm chủ sở hữu, vin vào và phó mặc cho tính tự phát của cái gọi là “cơ chế thị trường” để diễn ra tình trạng mà người ta cố tình bôi bác: “Cha chung không ai khóc”. Trên pháp lý, không có đơn vị kinh tế nhà nước nào không có chủ sở hữu, không có chuyện “cha chung” nhưng chủ sở hữu được xác định ấy lại thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau, phân chia từng mảnh tản mạn. Có vị chủ doanh nghiệp đã phát biểu trên báo chí: Kinh tế nhà nước là nơi sử dụng vốn như thùng không đáy, và là cỗ máy “nghiền” cán bộ nhanh nhất, không ít cán bộ hư hỏng, tham nhũng đều từ bộ máy kinh tế quốc doanh mà ra.

Người phát ngôn và người đưa tải tin tức trích ở trên không phải không có chủ đích. Nhưng về phía những người cộng sản, các tổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước cùng các chủ sở hữu, chúng ta thấy rõ trách nhiệm của mình, kiên quyết tập trung củng cố, bất luận trường hợp nào cũng không thể để cho kinh tế nhà nước, xương sống của toàn bộ nền kinh tế quốc dân sa sút.

Các đơn vị kinh tế xã hội chủ nghĩa chịu sự lũng đoạn tiêu cực cũng là một bộ phận của cuộc đấu tranh giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

Để đảm bảo thắng lợi trong cuộc đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trong Đảng và bộ máy nhà nước phải kiên quyết thật sự chống quan liêu, tham nhũng. Nơi nào mà quyền lực không vì nhân dân thì nơi ấy có tham nhũng. Còn trong nền kinh tế và trong xã hội phải kiên quyết chống đầu cơ. Những người có chức quyền mà móc ngoặc với bọn đầu cơ để trục lợi, mua bán danh tước thì Đảng, nhà nước sẽ bị lũng đoạn, tác hại không lường hết. Đó là một sự cấu kết cực kỳ nguy hiểm, “đi đêm giữa tay trong và tay ngoài”, giữa những người lợi dụng chức quyền và những kẻ có tiền của muốn làm giàu bất chính.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã xác định ở Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1991, được bổ sung và phát triển năm 2011 không phải là khẩu hiệu kêu gọi chung chung. Cũng không phải là một việc làm được tiến hành sau năm 2015 hay 2020, mà quán triệt ngay, thẩm thấu trong mọi lĩnh vực, mọi nhiệm vụ, mọi quá trình của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Quán triệt quan điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội sâu sắc chừng nào trong từng lĩnh vực, trong suốt quá trình và trong toàn bộ nền kinh tế thì càng thu hoạch được những thành tựu thực chất, nhân tố xã hội chủ nghĩa ngày càng tăng lên đúng định hướng.

Cắt rời các bước của thời kỳ quá độ lâu dài, cắt rời đổi mới với con đường xã hội chủ nghĩa là một sai lầm. Không có công nghiệp hóa chung chung mà chỉ có công nghiệp hóa theo con đường xã hội chủ nghĩa hay công nghiệp hóa theo con đường tư bản chủ nghĩa mà thôi. Tách rời “phát triển” và bản chất chính trị của sự “phát triển” là một biểu hiện của sai lầm đó.

*

Bốn

Đi theo con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân lựa chọn

Khai phá được con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nhờ Đảng ta, từ những tổ chức tiền thân cho đến ngày nay, đã ráo riết học tập, kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Cho nên, để kiên định và kiên trì con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn thì trong mọi hoạt động của Đảng, phải lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam.

Không thực hiện điều quan trọng này thì sa vào vũng bùn của chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”, lâm vào nguy cơ chệch hướng, tự phát hay tự giác phản bội lại thành quả cách mạng mà mồ hôi và xương máu chiến đấu hy sinh của nhiều thế hệ xây đắp nên.

Hiện nay nhờ có hòa bình, độc lập, thống nhất, kinh tế phát triển, giao lưu văn hóa và khoa học mở rộng, chúng ta được học tập nhiều gấp bội so với trước. Bằng cấp, chức danh, cấp quân hàm nhiều hơn trước, cao hơn trước. Điều đó rất quý. Nhưng, một vài lớp bồi dưỡng chính trị, một bằng cử nhân, một chức danh tiến sĩ, một chức vụ trung cấp, cao cấp trong Đảng và chính quyền… chưa thể đảm bảo là đã am tường sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Không thể hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh một cách thô thiển, không có gốc, không có hệ thống, sơ lược, chắp vá. Có hiện tượng chỉ hiểu câu chữ mà không nắm được sự tinh túy và nguyên lý có tính chất phổ quát; có hiện tượng cắt xén lý luận cơ bản, dẫn theo sách vở phương Tây, sách vở chống cộng. Không dày công lăn lộn nghiên cứu thực tiễn. Có hiện tượng lợi dụng phát huy dân chủ, tự do dân chủ để truyền bá những quan điểm sai trái trên báo chí, trên mạng, trên các diễn đàn nghiên cứu.

Những hiện tượng ấy là miếng đất cho xu hướng giáo điều mới và xu hướng xét lại mới phát triển, ngăn trở việc nắm vững và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn một cách đúng đắn.

Bác Hồ dạy: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”.

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần khắc phục một cách nghiêm túc những khuyết điểm về dạy và học chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên. Cần lấy việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm một tiêu chuẩn rèn luyện đảng viên và bồi dưỡng cán bộ.

– Phải kết hợp nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc học tập, soạn thảo các Nghị quyết của Đảng.

– Phải rà soát chương trình học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường học.

– Coi trọng đào tạo một thế hệ giáo viên truyền giảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh có đạo đức và tài năng cao.

– Quan tâm tổng kết tình hình thực tiễn. Tổng kết thực tiễn là dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để soi rọi tình hình và thực tiễn để kiểm tra đường lối chính sách và từng bước hoàn thiện đường lối, chính sách.

– Trình độ hiểu biết và khả năng vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một tiêu chuẩn để tuyển chọn công chức, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

– Kiên quyết chống lại các quan điểm sai trái trong nội bộ Đảng và trong xã hội, các quan điểm chống phá của các thế lực thù địch, các khuynh hướng cơ hội, cố tình bôi bác chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đang tạo ra nguy cơ “tự diễn biến” rất nguy hiểm.

Học tập đi đôi với rèn luyện. Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là rèn luyện đạo đức, nâng cao ý chí chiến đấu phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, tác phong lãnh đạo và tác phong làm việc, tác phong lao động, nền nếp công tác và sản xuất, tinh thần đoàn kết thương yêu lẫn nhau giữa các thế hệ và trong mỗi gia đình. Đặc biệt là cán bộ, đảng viên cần nêu cao các tấm gương tốt, “một tấm gương tốt còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, như Bác Hồ dạy. Thoái hóa về đạo đức sẽ dẫn đến thoái hóa về chính trị.

Cần nâng cao đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh trong nhân dân và thanh niên, thiếu niên. Có chiến lược thực hiện lời Di chúc của Bác Hồ: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, vừa hồng vừa chuyên, thế hệ kế thừa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cần nhớ mãi lời dạy của Người: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”, “không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm được công việc của chủ nghĩa xã hội”.

Tập trung khắc phục bằng được tình hình thoái hóa biến chất về lý tưởng xã hội chủ nghĩaKhông thể để đến Đại hội Đảng lại lặp lại nhận định: “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng”.

Hàng ngàn, hàng vạn trang sách và trang báo mấy chục năm qua đã nói nhiều về tệ tham nhũng, quan liêu.

Đảng đã đề ra nhiều biện pháp. Tôi chỉ xin nhấn mạnh một điểm: thực thà tự phê bình và phê bình từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới, đặc biệt từ cấp lãnh đạo, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước, trong cán bộ cao cấp, trung cấp.

Không xây dựng được tinh thần và nền nếp thực thà tự phê bình và phê bình thì không thể nào xây dựng Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị trong sạch và vững mạnh. Sức mạnh của một Đảng bộ, mỗi đảng viên không chỉ ở chỗ phát huy ưu điểm, mà còn là nhận ra, nhận rõ và kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của mình.

Việc thật thà tự phê bình và phê bình nên bắt đầu từ đợt học tập các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, nằm trong quá trình xây dựng chương trình hành động của Đảng bộ và đảng viên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI.

Cùng với thật thà tự phê bình và phê bình là kiên quyết và thực hành rộng rãi dân chủ trong Đảng và ngoài xã hội. Bác Hồ dạy: “Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn.

Cùng với mở rộng dân chủ là phải tăng cường kỹ luật, giữ vững chuyên chính. Bác Hồ dạy: “Chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là chuyên chính với ai?… Như cái hòm đựng của cải, thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa… Dân chủ là cái quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để phòng phá hoại… Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ lấy dân chủ.

Để thực hiện mở rộng dân chủ, đề cao kỷ luật, thì một biện pháp rất quan trọng là phải kiểm tra, thanh tra và giám sát.

Bên cạnh ưu điểm, hiện nay trong một số trường hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát còn né tránh, còn thỏa hiệp để giữ ghế, giữ ôn hòa, “nín thở qua sông”, chờ qua khỏi các kỳ đại hội, các kỳ bầu cử. Vậy thì làm sao phân biệt được cán bộ tốt xấu, làm sao đưa được cán bộ tốt vào bộ máy lãnh đạo và quản lý? Thanh tra đi, thanh tra lại vẫn không phát hiện được vấn đề. Đến khi đổ bể mới biết. Thanh tra xong, có kết luận rồi, nhưng do nhân nhượng, thỏa hiệp với nhau nên không giải quyết được dứt điểm. Động đến cấp chức càng cao, càng khó thanh tra, kiểm tra. Vậy sức chiến đấu của Đảng có còn hiệu lực nữa không?

Thưa các vị, các đồng chí và các bạn,

Đi theo con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn là một cuộc đấu tranh để xây dựng cái mới và loại trừ cái cũ không còn phù hợp, là sự nghiệp mãi mãi của các thế hệ Việt Nam. Chúng ta khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển nổi tiếp tục thực hiện con đường cách mạng vinh quang đó tới đích. Chúng ta biết rằng: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ dài, nhưng không phải là vô hạn. Chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.

Xin cảm ơn !

(*): Đầu đề là của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Lê Khả Phiêu (Nguyên Tổng Bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam)

dangcongsan.vn

Người đi tìm đường, mở đường, dẫn đường và thiết kế tương lai

Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 2/9/1969)

(ĐCSVN) – Lịch sử Việt Nam 100 năm qua trải nhiều giai đoạn thăng trầm, từ chỗ nước mất độc lập đến khi giành được độc lập, tự do và giành được những thắng lợi vĩ đại như ngày nay. Lịch sử đó gắn liền với tên tuổi, tư tưởng, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người tìm đường, mở đường, dẫn đường và thiết kế tương lai cho dân tộc.

Tìm đường đi cho dân tộc theo đi

Khi ông Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng và làm lễ “vào làng” cho hai con trai, Nguyễn Sinh Cung có tên mới là Nguyễn Tất Thành. Có lẽ một sự mong muốn thành đạt cho các con bắt đầu từ đây. Bởi vì từ đó dõi theo các hoạt động của Nguyễn Sinh Sắc, người ta có thể nhận ra rằng, ông đang có một sự “điều chỉnh, sắp xếp” lại tư duy của mình cho phù hợp với những gì đang diễn ra rất sôi động và nhanh chóng lúc bấy giờ, nếu chưa phải là Âu, Mỹ thì cũng không thể là “Thánh hiền”.

Trong dòng chảy duy tân kiểu Duy tân hội của Phan Bội Châu, không loại trừ suy nghĩ của Nguyễn Sinh Sắc cũng muốn gửi con mình cho người bạn là Phan Bội Châu theo con đường Đông du, sang Nhật học tập. Khi Nhật Bản đang liên tiếp chiến thắng Nga hoàng trong chiến tranh Nga – Nhật, mà hồi đó người ta cho là người da vàng chiến thắng da trắng, thì người Việt Nam hướng tới Nhật Bản là một điều dễ hiểu. Nhưng rõ ràng, trong sự suy tính ở ngã ba đường thì việc ông Nguyễn Sinh Sắc cho hai con vào học trường Pháp – bản xứ (École franco – indigène) ở Vinh, với lớp đầu tiên của bậc tiểu học, thường gọi là lớp dự bị (Cours préparatoire) là một hiện tượng hiếm thấy lúc bấy giờ. Bởi vì, tuy các thầy Nho lúc đó đều than thở: “Nào có ra gì cái chữ Nho/Ông nghè ông cống cũng nằm co”, nhưng phần đông các nhà Nho lại ghét chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Ngay cả Phan Bội Châu, con người lừng danh lúc bấy giờ cũng chẳng ưa gì tiếng Pháp. Phải nói rằng, hồi ấy, việc bàn luận nên học chữ nào gắn rất chặt với việc đi theo con đường nào, làm cách nào để đánh Pháp.

Việc vào học trường Pháp – bản xứ là bước khởi đầu rất quan trọng để Nguyễn Tất Thành có điều kiện khám phá nước Pháp. Và chính tại đây, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên biết tới ba từ: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Khi phần đông đang say sưa với giáo lý “Thánh hiền”, với Nhật Bản, ghét chữ Pháp và sợ Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang nước Pháp “muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” là một hiện tượng hiếm thấy. Anh học chữ Pháp và sang Pháp không phải để chống lại nước Pháp mà để hiểu nước Pháp, hiểu nền văn hóa Pháp để chống lại sự bất công, bất bình đẳng. Từ đây Người trở thành một nhân vật kỳ lạ của thời đại chúng ta như cách nói của Đa vít Hanbớcxtam.

Trong khi các tổ chức và phong trào cứu nước đang lúng túng, bế tắc về tư tưởng, đường lối và phương pháp cứu nước, có xu hướng đi vào ngõ cụt với tâm trạng bi quan “Đêm sao đêm mãi tối mò mò/đêm đến bao giờ mới sáng cho” thì Hồ Chí Minh xuất hiện, kịp thời đáp ứng đúng yêu cầu của lịch sử, của dân tộc và xu thế thời đại. Phong trào giải phóng dân tộc đòi hỏi phải có một đường lối cứu nước khoa học và cách mạng để chống kẻ thù mới là chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập dân tộc. Thời đại đang cần vĩ nhân có khả năng đoàn kết, tổ chức các dân tộc thuộc địa vùng lên thực hiện sự nghiệp giải phóng.

Với trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh có một tầm nhìn, cách nhìn và cách làm hết sức độc đáo, mang sắc thái, diện mạo và dấu ấn Hồ Chí Minh.

Tầm nhìn Hồ Chí Minh là một tầm nhìn xa, trông rộng – tầm nhìn đại dương, tư duy toàn cầu, xuyên thế kỷ. Người ra biển lớn, đi tới mọi châu lục, tiếp cận và khám phá nhiều nền văn hóa khác nhau. Tầm nhìn Hồ Chí Minh từ thế kỷ XX xuyên qua thế kỷ XXI, rọi chiếu tư duy và hành động của chúng ta trong thế giới toàn cầu hóa, đặt hòn đá tảng cho hội nhập và tiếp biến văn hóa.

Cách nhìn Hồ Chí Minh rất khoa học và cách mạng. Người dám rũ bỏ tư duy cũ, con đường cũ, cách làm cũ của các thế hệ bậc cha chú, chỉ giữ lại lòng khâm phục những người đi trước để đạt mục đích giành độc lập dân tộc. Người không làm theo kiểu “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”, “xin giặc rủ lòng thương” hay ra nước ngoài theo kiểu cầu viện. Người nhận thức sâu xa lời dạy của các bậc sĩ phu “muốn bắt cọp phải vào tận hang cọp”. Lúc bấy giờ, trong khi có người ghét chữ Pháp, sợ nền văn minh Pháp thì Hồ Chí Minh có cách nhìn bản lĩnh là muốn đánh Pháp phải hiểu nước Pháp, muốn hiểu Pháp phải học chữ Pháp. Người học chữ Pháp và quyết định sang Pháp để hiểu nước Pháp và văn hóa Pháp, muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau các từ tự do, bình đẳng, bác ái. Với cách nhìn này, Hồ Chí Minh cho thấy một trí tuệ và bản lĩnh với hai tố chất cách mạng và khoa học. Người mạnh dạn khai thác, lấy “vũ khí” của phương Tây là văn hóa, văn minh để chống lại thực dân phương Tây. Trong tác phẩm Hồ, Đa vít Hanbớcxtam nhận xét rằng “ông đã dùng tới nền văn hóa và tâm hồn của kẻ địch của ông”.

Trong khoảng 10 năm từ lúc rời Tổ quốc đến khi bắt gặp ánh sáng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã thu hái nhiều giá trị ở phương Tây. Thật kỳ lạ là Hồ Chí Minh, hiện thân của cuộc đấu tranh quyết liệt chống thực dân phương Tây xâm lược, lại sớm đến với văn hóa Pháp, rất gần với văn hóa phương Tây. Nhà nghiên cứu Hữu Ngọc dẫn lại lời của Etmông Misơlê (Edmond Michelet) cho là “ông Hồ Chí Minh rất Pháp” và lời của nhà báo Pháp Giăng Lacutuyrơ (Jean Lacouture) là Hồ Chí Minh có những dấu hiệu rõ ràng về những mối liên hệ tri thức và chính trị với nhân dân Mỹ. Được trang bị vững chắc vốn quốc học, đặc biệt là sử học, văn học, triết lý sống và các giá trị văn hóa truyền thống, lại thấm nhuần Khổng giáo, Phật giáo và những yếu tố tích cực của Lão giáo, ra đi từ một nước thuộc địa nửa phong kiến chuyên chế, Hồ Chí Minh thâm nhập phương Tây dễ dàng, tự nhiên nhưng vẫn rất Á châu. Người phương Tây nhận xét: Cụ Hồ nổi lên như là người Á châu nhất của Á châu nhưng lại là người dễ dàng tiếp xúc nhất với tinh thần của châu Âu (Pôn Muýtxơ). Hồ Chí Minh đi vào đời sống chính trị, tự đào tạo và trưởng thành ở châu Âu, tôi luyện những lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, tiến bộ ở phương Tây qua lăng kính giải phóng dân tộc. Hướng ra thế giới, sẵn sàng tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ giá trị gốc rễ, cái hồn, cái cốt rất Việt Nam. Đa vít Hanbớcxtam cho rằng, Hồ Chí Minh là một nhân vật kỳ lạ của thời đại này – hơi giống Găng đi, hơi giống Lê nin, hoàn toàn Việt Nam.

Cách làm của Hồ Chí Minh là quan sát, học hỏi, tìm hiểu, từ cuộc sống công nhân đến trí thức, làm nhiều nghề, nhiều địa bàn khác nhau, hoạt động thực tiễn kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu lý luận. Lấy dân tộc làm địa bàn xuất phát, ra nước ngoài xem họ làm như thế nào, tìm hiểu mọi loại học thuyết, mọi thứ chủ nghĩa, chắt lọc trong đó những cái hay, cái tốt, chọn thời cơ trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập. Đó là phương pháp “dĩ ngoại đột nội” (lấy ngoại đột nội), nhưng Phan Châu Trinh không hiểu, lại cho rằng “đãi thời đột nội” (chờ thời đột nội). Dẫu sao, Phan Châu Trinh cũng rất kỳ vọng vào Nguyễn Ái Quốc như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý thuyết tinh thông. Còn Phan Bội Châu phải thừa nhận: rốt cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi là một thất bại lớn, đó là bởi tôi tuy có lòng mà thật bất tài… Nhưng hiện nay đã có người khác giỏi hơn lớp chúng tôi nhiều đứng ra đảm đương công việc mà lớp chúng tôi không làm xong. Đó là Nguyễn Ái Quốc. Ông nói rõ hơn: nếu Nam Đàn có thánh thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ không phải ai khác.

Trải nghiệm, khám phá, nghiên cứu, khảo nghiệm nhiều học thuyết, nhiều chủ nghĩa, nhiều con đường, với tầm nhìn, cách nhìn, cách làm mang sắc thái Hồ Chí Minh, cuối cùng Người rút ra nhận xét: chỉ có chủ nghĩa Lê nin là chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất.

Với sự kiện tiếp nhận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (tháng 7/1920), tham gia Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp (tháng 12/1920), bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba, hoàn toàn tin theo Lê nin, Nguyễn Ái Quốc hoàn thành sứ mệnh tìm đường: giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản.

Người mở đường, xây dựng học thuyết giải phóng dân tộc

Sau 10 năm hoạt động không biết mệt mỏi (1911 – 1920), kết hợp khoa học và cách mạng, trí tuệ và bản lĩnh, Hồ Chí Minh đã tìm được ánh sáng chân lý của thời đại là chủ nghĩa Mác – Lê nin. Hồ Chí Minh tiếp tục sứ mệnh mở đường. Bằng nỗ lực phi thường, Hồ Chí Minh mở hai hướng để truyền bá những gì mình tiếp nhận được trong 10 năm tìm đường cứu nước vào phong trào cách mạng Việt Nam, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hướng thứ nhất từ phía bắc xuống gồm các địa bàn: Pháp (1921 – 1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927). Hướng thứ hai từ phía Tây về với địa bàn Thái Lan (1928 – 1929). Trên bốn địa bàn chủ yếu đó, kết hợp chặt chẽ hoạt động thực tiễn với nghiên cứu lý luận, mở lớp đào tạo huấn luyện cán bộ, viết báo, viết sách, tham dự các hội nghị quốc tế, Hồ Chí Minh đã xây dưng được học thuyết giải phóng dân tộc dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lê nin. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt của học thuyết đó là cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Phương hướng phát triển của cách mạng là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”.

Đối tượng của cuộc cách mạng là bọn thực dân Pháp xâm lược cùng với tay sai của chúng. Bản án chế độ thực dân Pháp là tiếng nói đanh thép, vạch mặt kẻ thù của các dân tộc bị áp bức.

Mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, là độc lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng, đối với nước thuộc địa như Việt Nam, nếu không giành được độc lập, tự do thì sẽ không có gì hết.

Lực lượng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc là toàn dân tộc, đoàn kết chặt chẽ, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lấy liên minh công nông làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cách mạng thuộc địa phải sát cánh, liên minh với cách mạng vô sản ở chính quốc.

Cách mạng giải phóng dân tộc phải được nhận thức và giải quyết trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin. Cách mạng phải do Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa Mác – Lê nin lãnh đạo. Đó là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam, một Đảng chân chính cách mạng, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác”. Vai trò của Đảng, trong thì giác ngộ, vận động, giáo dục, tập hợp dân chúng và đưa họ ra đấu tranh cách mạng; ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Đảng phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển Đảng. Đảng phải đi đúng đường lối quần chúng, trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân, chống quan liêu, mệnh lệnh…

Học thuyết cách mạng giải phóng dân tộc được truyền vào Việt Nam, thấm sâu vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối lãnh đạo, Hồ Chí Minh hoàn thành sứ mệnh mở đường.

Người dẫn đường cho sự nghiệp giành độc lập, tự do

Từ năm 1930, cách mạng Việt Nam tiến triển dưới ánh sáng Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Đặc biệt từ năm 1941 trở đi, sau khi trở về Tổ quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã cùng Đảng ta dẫn dắt cả dân tộc đi tới bến bờ độc lập, tự do.

Với sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam mới được hình thành về cơ bản. Nhưng với nhiều lý do khác nhau, trong đó có sự hiểu biết chưa thấu đáo của một bộ phận trong Quốc tế Cộng sản, nên Hồ Chí Minh trong khoảng 7 năm, từ tháng 6/1931 đến tháng 6/1938, trong “tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng…” (1).

Từ khi về Tổ quốc, Người có điều kiện triển khai và thực thi kịp thời tư tưởng của mình. Ngay sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị 8 Trung ương Đảng (tháng 5/1941). Tại Hội nghị này, học thuyết giải phóng dân tộc của Người được Hội nghị nhất trí cao. Hội nghị quyết định thay đổi chiến lược, chỉ tập trung giải quyết một vấn đề cần kíp là dân tộc giải phóng. Chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc, tạm thời gác lại vấn đề giai cấp đấu tranh để giải quyết sau và thành lập chính quyền cách mạng của chung cả toàn dân tộc, không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào là một tư duy phát triển khoa học và có ý nghĩa cách mạng của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Nhờ đó cả dân tộc đã quy tụ dưới ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh, làm nên thắng lợi nhanh chóng và rất ít đổ máu của Cách mạng Tháng Tám 1945 .

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố với thế giới nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thật sự đã thành một nước tự do độc lập. Từ đây, dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự do.

Thiết kế tương lai: triết lý phát triển bền vững Việt Nam

Sau khi đất nước được độc lập, Hồ Chí Minh trăn trở với hạnh phúc, tự do của nhân dân và sự phát triển của đất nước. Người chỉ ra rằng, “nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Muốn có tự do, hạnh phúc phải xây dựng CNXH. Theo Người, mục đích chỉ có một là CNXH, nhưng con đường để đạt mục đích thì có nhiều và phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo. “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) – nói chung thì loài người phát triển theo quy luật nhất định như vậy. Nhưng tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau”(2). Người viết: “ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”(3). Đối với Việt Nam đó là con đường qua chế độ dân chủ mới, tức là sự phát triển của Việt Nam trải qua 3 giai đoạn: giải phóng dân tộc – dân chủ nhân dân – chủ nghĩa xã hội. Người luôn hướng tới mục đích “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học thành”. Người dặn: “Làm cho người nghèo thì đủ ăn/Người đủ ăn thì khá giàu/ Người khá giàu thì giàu thêm/Người nào cũng biết chữ,/ Người nào cũng biết đoàn kết, yêu nước”(4). Cách làm là “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Người chăm lo xây dựng một xã hội học tập suốt đời, bởi vì “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu; dốt thì dại, dại thì hèn”. “Trồng người” là chiến lược số một và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần “vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Người quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Theo Người “Chính phủ là công bộc của dân” và mọi hoạt động của Chính phủ phải “sao cho được lòng dân”.

Sự phát triển bền vững của đất nước phải do Đảng lãnh đạo. Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo Nhà nước. Hồ Chí Minh quan tâm tới văn hóa cầm quyền của Đảng, trong đó quan trọng nhất là đề ra được đường lối đúng đắn, khoa học, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, từ nguyện vọng lòng dân, gắn liền với xu thế thời đại vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin. Đó là một Đảng biết trọng dân, tin dân, hiểu dân, học dân, gần dân; chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí dân chủ, dân vận; trọng dụng nhân tài. Đảng không giấu giếm khuyết điểm, dám tự phê bình và phê bình, dám nhận trách nhiệm trước dân. Đảng hoạt động trong khung khổ hiến pháp và pháp luật, không có ngoại lệ. Tóm lại, đó là một Đảng chân chính cách mạng, đạo đức và văn minh, không phải là một tổ chức làm quan phát tài. Ngoài lợi ích của dân tộc và Tổ quốc, Đảng không có lợi ích gì khác.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại một văn kiện lịch sử vô giá: đó là bản Di chúc được coi như một Cương lĩnh xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người kỳ vọng về một đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. “Còn non, còn nước, còn người/Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”. Người dặn dò Đảng phải không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Di sản Hồ Chí Minh là bức tranh về một xã hội tương lai. Đó là triết lý phát triển bền vững Việt Nam theo tiêu chí của Liên hợp quốc trong Chương trình nghị sự XXI: 1)Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực; 2) Đạt phổ cập giáo dục tiểu học; 3) Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ; 4) Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; 5) Tăng cường sức khỏe bà mẹ; 6) Phòng chống sốt rét và các bệnh khác; 7) Bảo đảm bền vững môi trường; 8) Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển(5).

Ông Hans D’orville, Phó Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định trong buổi mít tinh ở Đại sứ quán Việt Nam tại Pari, ngày 14/5/2010: “Chúng ta phải công nhận rằng thông điệp của Hồ Chí Minh mang giá trị toàn cầu, và nó luôn có giá trị thời đại, bởi vì nó hướng tới tương lai”(6)./.

Chú thích:

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.3, tr.90.
(2) Sđd, t.7, tr.247.
(3) Sđd, t.8, tr.227.
(4) Sđd, t.5, tr.65.
(5) Chương trình này còn gọi là Tuyên bố Thiên niên kỷ, được 189 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên Liên hợp quốc cam kết thực hiện, tháng 9/2000.
(6) Han D’orville: Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị thời đại, www.tuanvietnam.net, ngày 20/5/2010.

GS.TS Bùi Đình Phong (Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh)

dangcongsan.vn

Những luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và thuộc địa

(ĐCSVN) Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Gần 30 năm sau, vào ngày 28/1/1941, Người mới có điều kiện trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 30 năm ấy, Người đã mất gần 10 năm để tìm lời giải cho bài toán khó lúc bấy giờ là làm thế nào để giải phóng Tổ quốc và nhân dân thoát ách nô lệ của thực dân Pháp, nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do hạnh phúc.

Ở thời điểm ấy, những người yêu nước Việt Nam như các cụ: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu v.v.. đều đã ra sức tìm chủ thuyết và con đường giải phóng dân tộc nhưng đều bế tắc và thất bại. Sau nhiều năm bôn ba nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nguyễn Tất Thành đã phần nào thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa thực dân. Chính vì vậy, khi gặp Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa đăng trên báo L’Humanité, người càng tâm đắc và khẳng định thêm nhận thức của mình về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc gặp Luận cương của Lênin có thể coi là một dấu ấn, một mốc quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Chính vì vậy, năm 1960, trong bài “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, viết nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lênin, Người đã thổ lộ: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[1].

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920 (ảnh tư liệu)

Đúng như lời Người nói sau này rằng, trong Luận cương có những chữ chính trị khó hiểu nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần cuối cùng cũng hiểu được ý chính.
Điều tâm đắc đầu tiên khi Người đọc Luận cương của Lênin chính là đã tìm thấy lời giải đáp về khẩu hiệu TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI.

Qua nhiều tài liệu, chúng ta đều biết rằng “Từ độ tuổi 13, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành nghe ba chữ Pháp TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI”. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy…”[2].

Từ ngày rời Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã đi qua Pháp, nhiều nước châu Phi ven biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, đã từng sống ở Mỹ, ở Anh. Người đã chứng kiến tình hình thực tế của xã hội tư bản:

“Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”

“Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ”.

Đọc Luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc càng hiểu sâu hơn “những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Lênin viết:

“Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”[3].

Đúng là một khẩu hiệu mỹ miều nhưng đằng sau đó ẩn giấu một sự lừa bịp, xã hội tư bản đâu đã là tốt đẹp.

Điều tâm đắc thứ hai Người tìm thấy từ các tác phẩm của Lênin chính là tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Lênin cho rằng nếu không có sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân và các dân tộc thuộc địa, trước hết là của các dân tộc phương Đông thì giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến trên thế giới khó giành thắng lợi. Trên phạm vi toàn cầu chủ nghĩa tư bản chỉ sụp đổ khi nào cuộc tấn công cách mạng của hàng trăm triệu người bị áp bức ở thuộc địa hòa với cuộc tấn công của công nhân bị bóc lột ở những nước đó.

Tiếp thu tư tưởng này của Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa, trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết:

“Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi”[4].

Người chỉ rõ “Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”[5].

Trên cơ sở của tư tưởng đó, ngay từ khi hoạt động trên đất Pháp, Người đã cùng một số nhân vật đại biểu cho các thuộc địa của Pháp thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, một hình thức mặt trận liên kết các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân Pháp thống trị nhằm liên minh với giai cấp vô sản chính quốc cùng đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

Điều tâm đắc thứ ba chính là hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Luận cương của Lênin đã vạch ra đó là đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lênin viết:

“Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là và chủ yếu là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình; không phải thế, đó sẽ còn là cuộc đấu tranh của tất cả các nước thuộc địa và tất cả những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”.

Từ đó Người kêu gọi: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!”.

Từ tư tưởng đó Lênin kêu gọi các đảng cộng sản các nước phải tiếp tục ủng hộ phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và các dân tộc phụ thuộc, sự ủng hộ đó là “điều kiện đặc biệt quan trọng” để cuộc đấu tranh của các thuộc địa chống áp bức giành thắng lợi. Đồng thời, Lênin cũng khuyên các dân tộc ở phương Đông phải liên hệ trực tiếp với cuộc đấu tranh của nước Cộng hòa Xô viết Nga chống chủ nghĩa đế quốc quốc tế thì mới phát triển thành công, mới giành được thắng lợi.

Sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của Lênin – con đường giải phóng chúng ta đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn nhưng không đơn giản. Bởi lẽ ở thời điểm ấy, bên cạnh những tư tưởng đúng còn tồn tại một số luận điểm… của Roi, của Prêôbraginxki, của Marinh hơi trái với những luận điểm của Lênin. Roi không tán thành luận điểm các Đảng cộng sản phải giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc tư sản ở phương Đông; Prêôbraginxki coi thường vai trò cách mạng của các nước thuộc địa: “Việc phóng đại ý nghĩa cách mạng của các khởi nghĩa các nước thuộc địa là không đúng”. V.v..

Chí ít, sự tiếp thu của Nguyễn Ái Quốc về các luận điểm quan trọng trên đây đã phác thảo con đường giải phóng dân tộc của đất nước ta!

Song, cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân diễn ra như thế nào vẫn còn là dấu hỏi lớn, một bài toán đòi hỏi các nhà cách mạng giải đáp. Vấn đề này, ngay các nhà kinh điển Mácxít cũng trả lời rất thận trọng.

Tháng 9 năm 1882, trả lời Caoxki về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của một số nước đang bị nước ngoài chiếm đoạt, Ăngghen nói:

“Theo ý kiến tôi, đích thực là các thuộc địa, tức là những đất đai mà dân châu Âu chiếm đoạt – Canađa, tỉnh Cap, Ôxtơralya, tất cả sẽ được độc lập; trái lại chỉ những đất đai phụ thuộc do người bản địa chiếm giữ, Ấn Độ, Angiêri, các đất của Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha chiếm đoạt, giai cấp vô sản phải học lấy một thời gian và hết sức nhanh chóng tiến tới độc lập. Quá trình này triển khai chính như thế nào, thật khó nói!”[6].

Tháng 11 năm 1921, trong buổi Lênin tiếp Đoàn đại biểu Mông Cổ tại Điện Kremli, khi Xukhêbatô hỏi Người rằng “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc liệu có sẽ giành được thắng lợi không?” thì Lênin trả lời rằng:

“Bản than tôi đã tham gia phong trào cách mạng 30 năm và qua kinh nghiệm bản thân, tôi biết rõ rằng đối với bất cứ dân tộc nào thì việc giải phóng mình khỏi những kẻ nô dịch trong nước và ngoài nước cũng là một công việc khó khăn”[7].

Người cũng dự đoán rằng những cuộc cách mạng sau này trong những nước phương Đông chắc chắn là sẽ “có nhiều điểm độc đáo hơn cuộc cách mạng Nga”.

* * *

Tiếp thu và quán triệt tư tưởng của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã sớm xác định hướng đi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Ngay từ Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, họp vào cuối năm 1920, Người đã nói: “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong các nước thuộc địa”.

Câu nói ấy không phải là một lời kêu gọi chung chung, mà là dựa trên sự phân tích hoàn cảnh chính trị xã hội của các nước thuộc địa. Sau Đại hội Tours không lâu, tháng 5 năm 1921, trong bài nhan đề Đông Dương đăng trên La Revue Communiste, Nguyễn Ái Quốc đã đặt ra câu hỏi: Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng không? Qua sự phân tích về điều kiện địa lý và lịch sử, Người nhận định rằng: “Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu”.

Việc định hướng cho một cuộc cách mạng là rất quan trọng. Đó là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu lý luận và quan sát thực tế từ các cuộc cách mạng Pháp, Mỹ, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ v.v.. Nhưng phương hướng ấy có trở thành hiện thực hay không đã đặt ra những vấn đề mới để Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng ở các nước thuộc địa tiếp tục giải quyết. Nói cách khác, phải có những tìm tòi mới bổ sung cho những vấn đề lý luận mà Ăngghen và Lênin chưa đề cập tới.

Trước đây, Mác, Ăngghen, Lênin cũng đã từng giải quyết vấn đề điều kiện thành công của cách mạng vô sản. Mác cho rằng một trong những điều kiện để cách mạng vô sản thắng lợi là cuộc cách mạng đó phải nổ ra cùng một lúc ở nhiều nước. Lênin trong hoàn cảnh và điều kiện lịch sử mới, đã phân tích sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc và khẳng định rằng cách mạng vô sản có thể bùng nổ và thành công trong một nước, nước đó là khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc.

Đối với cách mạng giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi ách thực dân, Nguyễn Ái Quốc cũng phải làm tròn nhiệm vụ của một nhà tư tưởng, nhà lý luận, tức là phải “đi trước phong trào tự phát và chỉ đường cho nó” như Lênin đã xác định.

Thấm nhuần quan điểm của Lênin về mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng giải phóng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, nhưng phải chăng đó là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, chính quốc thắng thì thuộc địa mới thắng, lúc bấy giờ một số nhà lãnh đạo Đảng ở một số nước chính quốc nghĩ như thế.

Nguyễn Ái Quốc cho rằng, cách mạng giải phóng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Từ năm 1921, Người đã viết:

“Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và qua việc thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, sẽ có thể giúp cho những người anh em của họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”[8].

Người còn nêu rõ: Những người cách mạng ở thuộc địa cần chủ động tạo ra thời cơ: “Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến!”[9].

Luận điểm đó của Người xác định rõ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam không thể ngồi chờ, không ỷ lại vào cách mạng ở “chính quốc”.

Luận điểm này đến năm 1924 được nâng lên một tầm mới: đó là cách mạng ở thuộc địa cần phải tiến hành trước cách mạng giải phóng giai cấp ở chính quốc. Luận điểm đó được Người phát biểu tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản:

“Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới phụ thuộc phần lớn vào các thuộc địa, nơi cung cấp lương thực và binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa. Nếu chúng ta muốn đánh bại các nước này thì trước hết phải tước hết thuộc địa của chúng đi”[10].

Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản khi nghe một số ý kiến coi trọng cách mạng vô sản ở chính quốc hơn thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã thẳng thắn nêu ý kiến của mình:

“Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể không nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”[11].

Những luận điểm trên đây của Nguyễn Ái Quốc nói lên tính chủ động, tích cực của phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Luận điểm đó rõ ràng là khác với quan điểm của một số đông lúc bấy giờ cho rằng cách mạng ở thuộc địa chỉ được giải quyết sau khi giai cấp vô sản ở “chính quốc” giành được chính quyền.

* * *

Một vấn đề lớn trong lý luận về cách mạng giải phóng thuộc địa là vấn đề động lực cách mạng, tức là vấn đề dựa vào lực lượng nào để tiến hành cách mạng.

Về điểm này trong Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Lênin nhấn mạnh sự ủng hộ trực tiếp của tất cả các đảng cộng sản:

“Nếu không có điều kiện đặc biệt quan trọng là sự ủng hộ trực tiếp của tất cả các đảng cộng sản thì cuộc đấu tranh của dân tộc phụ thuộc và của các thuộc địa chống áp bức, cũng như việc thừa nhận quyền phân lập của họ, chỉ là những chiêu bài dối trá như vẫn thường thấy trong các Đảng của Quốc tế 2”[12].

Nguyễn Ái Quốc lại nhấn mạnh động lực cách mạng chính là phải dựa vào sức minh để giải phóng mình.

Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc dự thảo đã nêu rõ:

“Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?

Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”[13].

Thực tiễn giúp chúng ta nhận rõ rằng Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp đỡ các dân tộc khác thoát khỏi ách thống trị của Nga hoàng là chứng minh cho những điều Lênin đã nói về sự giúp đỡ của giai cấp vô sản “chính quốc” có vai trò quan trọng đối với nhân dân thuộc địa; thì Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam chứng minh luận điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc là đúng, Việt Nam làm cách mạng trước nước Pháp “chính quốc”, hoàn toàn dựa vào sức mình và đã thành công.

Cũng cần nói thêm rằng, Nguyễn Ái Quốc nhìn rõ tiềm năng cách mạng to lớn của nhân dân các nước thuộc địa, cụ thể là Đông Dương nhưng Người không đánh giá quá cao và chủ quan một chiều về năng lực ấy. Người đã phê phán, cảnh báo về những sai lầm trong đánh giá đó:

“Nói rằng Đông Dương gồm 20 triệu người bị bóc lột hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai; nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta vẫn thường nghĩ, như thế lại càng sai hơn nữa”[14].

Cách mạng giải phóng thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính nhưng đương nhiên phải có những điều kiện khác nữa như tổ chức hạt nhân lãnh đạo cách mạng, quân đội cách mạng, các tổ chức quần chúng, thời cơ thuận lợi và chắc thắng cho cách mạng, vấn đề đoàn kết quốc tế…

Những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc trên đây rõ ràng có vai trò rất to lớn trong tổ chức và chỉ đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

Thực tiễn đã chứng minh những luận điểm đó là hoàn toàn đúng đắn.

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.127.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.461.
[3] Lênin Toàn tập, Bản tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, M, t.4, tr.198.
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.130.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.134.
[6] Thư gửi Caoxki, 12-9-1892.
[7] Lênin Toàn tập, Bản tiếng Việt, Nxb. Tiến bộ, M, t.5, tr.288-288.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.48.
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.40.
[10] Tạp chí La Correspondance internationnale, số 41, 1924.
[11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.295-296.
[12] Trích Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
[13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.2, tr.138.
[14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, xuất bản lần thứ 3, t.1, tr.39.

Nguyễn Huy Hoan (Nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh)

dangcongsan.vn

Hồ Chí Minh – Từ lòng yêu nước đến con đường giải phóng dân tộc

(ĐCSVN) – Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam giới thiệu bài viết “Hồ Chí Minh – Từ lòng yêu nước đến con đường giải phóng dân tộc” của tác giả Bùi Kim Hồng – Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Thăm khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch –Hà NộiNhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch (Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet)

“Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi ” [1]. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh tự khẳng định “ Tôi hiến cả đời tôi cho dân tộc tôi ” [2]. Cho dù thế giới công nhận Người là lãnh tụ cộng sản kiệt xuất có tầm ảnh hưởng to lớn trong thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ luôn giản dị nhận mình là một người yêu nước. Rời Tổ quốc tìm đường giải phóng dân tộc vào tháng 6-1911 để rồi 30 năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới trở về. 30 năm là một chặng đường dài với biết bao cuộc trường chinh qua các đại dương và lục địa, ghi nhận sự trưởng thành của một con người về tuổi đời, về nhận thức, tư tưởng, từ thân phận một người dân mất nước trở thành một chiến sĩ cộng sản đầy năng lực và sáng tạo. Nhưng điều có ý nghĩa vô cùng sâu sắc là sự trưởng thành đó gắn liền với vận mệnh của một đất nước. tương lai của một dân tộc.

Trước hết, cần khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước. Tinh thần yêu nước của Người được hun đúc bằng truyền thống yêu nước với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của cha ông. Được hình thành trong quá trình dựng nước, trong đấu tranh và bảo vệ nền độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của ngoại bang, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam nổi bật ở tính cố kết cộng đồng chặt chẽ giữa nhà – làng – nước để bảo vệ đất nước, bảo vệ độc lập, thống nhất dân tộc, bảo vệ cuộc sống cộng đồng và sự trường tồn của nền văn hoá dân tộc. Tinh thần yêu nước đã trở thành đạo lý, triết lý sống, niềm tự hào của con người Việt Nam, khởi đầu từ lòng tự hào về “ Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời ” [3]. Tiếp đó là ý thức về quyền độc lập dân tộc, bắt đầu từ ” Nam quốc sơn hà Nam đế cư ” của thời Lý cho đến ý chí quyết tâm “Sát Thát” ở đời Trần, tinh thần quyết chiến của Quang Trung – Nguyễn Huệ ” Đánh cho phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ ”, từ triết lý ” Nước là của chung chứ không phải của một dòng họ nào ” của nhà giáo, nhà tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đến quan điểm “ nhà nước của dân vì dân, do dân ” và ” lòng căm ghét bọn xâm lược ” [4] ) .

Về lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam , Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” [5] ) . Thực tế từ chính cuộc đời Người cho thấy, cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tên khai sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã được nuôi dưỡng trong truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất của gia đình, của quê hương sông Lam núi Hồng “địa linh, nhân kiệt”. Người được thừa hưởng trí tuệ uyên bác của người cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và ảnh hưởng, hấp thụ những bài học về lòng nhân ái, đức hy sinh cao cả của mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Những năm tháng thơ ấu, Người đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đời sống nhân dân lầm than, cơ cực dưới sự thống trị hà khắc và tàn bạo của thực dân Pháp. Các cuộc đấu tranh do các tầng lớp sĩ phu yêu nước lãnh đạo liên tiếp nổ ra: phong trào kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, đặc biệt là phong trào Cần Vương do Tôn Thất Thuyết khởi xướng. Tuy chiến đấu rất anh dũng nhưng rồi các phong trào trên cũng lần lượt bị đàn áp. Thất bại của phong trào Cần Vương chính là cái mốc đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của thời kì đấu tranh chống Pháp giành độc lập dân tộc dưới khẩu hiệu “phò vua cứu nước” nằm trong hệ tư tưởng phong kiến. Nó chứng tỏ giai cấp phong kiến đã không còn đủ uy tín và lực lượng để giải quyết vấn đề giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp. Đoạn tuyệt với con đường cứu nước phong kiến, những sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX hướng ra nước ngoài tìm đến những con đường cứu nước mới để mong được giải phóng. Trong khi cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản tìm con đường Duy Tân, sang Trung Quốc tìm con đường cách mạng Tân Hợi (1911) thì cụ Phan Châu Trinh lại hướng theo con đường nghị viện tư sản của các nước phương Tây. Những con đường đó tuy có màu sắc khác nhau nhưng đều đi theo con đường dân chủ tư sản, không phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. Trong bối cảnh như vậy, phải có những con người ưu tú với trí tuệ mẫn cảm và tầm nhìn vượt lên trên những hạn chế của điều kiện lịch sử trong nước mới có khả năng tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam .

Với tinh thần ham hiểu biết và học hỏi, với tư duy độc lập sáng tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm hình thành chí hướng lớn lao và quyết tâm tìm con đường đi cho cho riêng mình. Người rất trân trọng và khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của những chí sĩ yêu nước trước đó, nhưng Người cho rằng con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, còn cụ Phan Chu Trinh thực hiện các biện pháp cải lương, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”. Người không theo con đường của các bậc tiền bối đã đi, mà có suy nghĩ khác, cách thức khác. Về mục đích đi ra nước ngoài của mình, năm 1923 Người đã trả lời nhà báo Nga Ôxip Manđenxtam rằng: “ Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy ” [6] . Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “ Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi ” [7] . Như vậy là, chí hướng tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn khác với các bậc tiền bối. Rõ ràng, Người đã sớm nhận thức được “ cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng [8] .

Chỉ với đôi bàn tay trắng, bằng ý chí “ sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi ” [9] , chính chủ nghĩa yêu nước đã trở thành hành trang giá trị nhất của người thanh niên Nguyễn Tất Thành ở thời điểm Người xuống con tàu đô đốc La-tút-xơ Tơ-rê-vin ngày 5/6/1911 bước vào cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Chính chủ nghĩa yêu nước cũng là cơ sở, là động lực trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người sau này.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, trong vòng 10 năm tiếp theo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng mọi cơ hội để được đến nhiều nơi trên thế giới như Singapo, Sri Lanka, Ai Cập, Pháp, Angiêri, Tuynidi, Xênêgan, Ghinê, Cônggô, Mỹ, Braxin, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Bỉ, Italia, Thuỵ Sĩ,… Với ý chí kiên cường và lòng yêu nước nồng nàn, Người sẵn sàng làm mọi thứ nghề lao động chân tay như nấu bếp, làm vườn, vẽ thuê,…để sống cuộc đời của người lao động, hoà mình vào phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức bóc lột ở thuộc địa. Tháng 2-1913, từ nước Anh, Người đã gửi cụ Phan Châu Trinh (lúc này đang sống ở Pháp) một bài thơ thể hiện quyết tâm cứu nước của mình: “ Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng – Phải có kiên cường mới gọi hùng – Vai cứng long lanh ngoài ách tớ – Má đào nóng nảy giới quyền chồng ” [10] . Tháng 9 – 1919, phóng viên Mỹ Kim Koei Tche đã có cuộc phỏng vấn Người như sau: “ Hỏi : Anh đến Pháp với mục đích gì? Đáp: Để đòi quyền tự do cho dân An Nam. Hỏi : Bằng cách nào? Đáp: Bằng cách làm việc hết mình và luôn xông xáo tiến lên ” [11] . Rõ ràng, q ua những chuyến đi, những cuộc khảo nghiệm đó, chủ nghĩa yêu nước ở Hồ Chí Minh có những biến chuyển mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động, với các dân tộc cùng cảnh ngộ bị áp bức như dân tộc mình. Quá trình thâm nhập thực tiễn rộng lớn đó cũng đã giúp Người nhận thức rõ hơn, khái quát hơn diện mạo của kẻ thù: không chỉ đối với thực dân Pháp mà cả chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc nói chung: “ …những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác và vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế… Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu ” [12] .

Bôn ba tới nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú ý trước hết đến cuộc cách mạng Mỹ năm 1776 và cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Cuộc cách mạng Mỹ được Người đánh giá là cuộc cách mạng không triệt để và khẳng định không đi theo hình mẫu của cách mạng đó, vì rằng “ Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai…Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc ” [13] . Nghiên cứu cách mạng tư sản Pháp năm 1789, Chủ tịch Hồ Chí Minh rút ra 5 bài học: Phải có tổ chức cách mạng vững chắc; phải lấy liên minh công nông làm gốc; Phụ nữ và thiếu nhi là lực lượng cách mạng quan trọng; Dũng khí cách mạng là một lực lượng vô địch; Làm cách mạng thì phải có gan không sợ hy sinh. Kết luận cuối cùng của Người là nhân dân Việt Nam không thể đi theo con đường cách mạng tư sản của Pháp và của Mỹ bởi vì “ Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi ”.

Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ lúc đó thường lên tiếng chống lại chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa theo hướng nhân đạo hoá các chính sách đó, như lời Người lý giải sau này: “ Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Còn như Đảng là gì, công đoàn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu ” [14] . Tháng 6-1919, lấy tên Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội Những người yêu nước Việt Nam ở Pháp , Người gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam viết bằng tiếng Pháp, gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Mặc dù không đạt được được một yêu cầu nào song việc gửi bản yêu sách đến một hội nghị quốc tế, sự xuất hiện lần đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trên vũ đài chính trị tại sào huyệt của chủ nghĩa thực dân và cùng những nội dung của bản yêu sách đã đánh thức sự thờ ơ của dư luận đối với vấn đề thuộc địa, với chính sách cai trị hà khắc ở thuộc địa của Pháp nói chung và thuộc địa Đông Dương, Việt Nam nói riêng. Sự kiện này cũng đánh dấu một bước tiến trong sự trưởng thành của Nguyễn Ái Quốc sau những khảo nghiệm thực tế. Bằng những hoạt động sôi nổi trong Đảng Xã hội Pháp, trong phong trào công nhân Pháp, Người nhanh chóng nắm bắt được thời cuộc và định hướng đúng đắn cho mình, cho con đường giải phóng dân tộc mình.

Ngày 16 và 17-7-1920, lần đầu tiên ở Pháp, báo Nhân Đạo (L’Humanite), cơ quan của Đảng Xã hội Pháp công bố tác phẩm quan trọng của Lê-nin: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. 9 năm sau ngày rời Tổ quốc, cầm tờ báo ở trang ba đăng văn kiện của Lê-nin, người thanh niên yêu nước thấy bừng lên một ánh sáng mới. Từng dòng, từng chữ quý giá hiện ra trước mắt. Văn kiện lịch sử ấy của Lê-nin mở ra trước mắt Người một chân trời mới rực rỡ và là ngọn đèn soi đường giải phóng cho đồng bào của Người đang rên xiết dưới ách thực dân. Văn kiện ấy khiến cho Người xúc động, tin tưởng, vui mừng đến phát khóc lên và dù chỉ ngồi một mình trong căn buồng nhưng Người vẫn nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: ” Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! ” [15] .

Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với cuộc gặp gỡ kỳ thú đó với tư tưởng Lênin. Nó tạo ra bước chuyển căn bản của Người – chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi và mở đầu một chuyển biến thực sự trong lịch sử tư tưởng cách mạng nước ta – “hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba” [16] . Chủ tịch Hồ Chí Minh vững bước tới tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours. Tại Đại hội này Người đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)… bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những người cơ hội. Cũng tại Đại hội này Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Lúc ấy là rạng sáng ngày 30-12-1920. Thời khắc đó xuất hiện người cộng sản Việt Nam đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc. Thời khắc đó đánh dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Lê-nin và quyết tâm bước theo ánh sáng tư tưởng Lê-nin. Cuối cùng Người cũng đã tìm thấy con đường giải phóng không chỉ phá vỡ xiềng xích cho dân tộc Việt Nam mà còn là niềm hy vọng chung cho các dân tộc thuộc địa khác trên thế giới.

Vậy là, từ thời điểm ra đi năm 1911 cho đến năm 1920, là cả một thập kỷ cho một hành trình tìm kiếm nguồn sáng chân lý cách mạng của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tất nhiên, chân lý ấy cần phải được vận dụng và kiểm nghiệm trong điều kiện thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam, còn là một chặng gian lao phía trước, song niềm cảm thức và trực giác mách bảo Nguyễn Ái Quốc rằng: đó là một chân lý duy nhất đúng đắn cho dân tộc Việt Nam ” Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin ” [17] và ” Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản [18]. Sự lựa chọn và hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử, đã thức tỉnh, thôi thúc lớp lớp người Việt Nam yêu nước đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tập hợp được đông đảo quần chúng dưới ngọn cờ cách mạng để làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thắng lợi. Có thể nói, mỗi bước tiến, mỗi thắng lợi của nhân dân ta, của Đảng ta trong những năm qua “ đều gắn liền với cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của Hồ Chủ tịch. Toàn bộ hoạt động của Người cùng với sự nghiệp của nhân dân ta và của Đảng ta là một thiên anh hùng ca bất diệt của cách mạng Việt Nam ” [19] . Dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi xa nhưng tư tưởng, đường lối cùng với tình thương yêu bao la của Người để lại cho nhân dân ta vẫn còn sức sống bất diệt. Những tư tưởng ấy, tình yêu thương ấy vẫn sáng chói và soi đường cho chúng ta bước tiếp trong công cuộc phát triển phồn vinh và hội nhập quốc tế./.

————————————–

[1] Hồ Chí Minh toàn tập , Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, t.5, tr.575
[2] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.12, tr.560
[3] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.3, tr.216
[4] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.1, tr.466
[5] Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.6, tr.171
[6] Báo Ogoniok , số 39, ngày 23-12-1923.
[7] Báo Nhân dân , ngày 18-5-1965.
[8] Phạm Xanh: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam (1921-1930), Nxb Thông tin lý luận, H.1990, tr.17.
[9] Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, H.1970, tr.11
[10] Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử , Nxb Chính trị quốc gia, H.2006, t.1, tr.52
[11] Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Sđd, tr. 69
[12] Trần Dân Tiên, Sđd, tr.23-24
[13] Hồ Chí Minh : Toàn tập, Sđd, t.2, tr.270
[14] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.10, tr.126
[15] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.10, tr.127
[16] Phạm Xanh, Sđd, tr.28
[17] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.2, tr.268
[18] Hồ Chí Minh toàn tập , Sđd, t.9, tr.314
[19] Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới , Nxb Sự thật, H.1970, tr.35

(Nguồn: TTXVN)

dangcongsan.vn

Bối cảnh quốc tế và trong nước khi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước

(ĐCSVN) – Đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, bằng thiên tài trí tuệ và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết đó, đã tìm ra giải pháp mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.  

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu. Ở các nước này, giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân. Và cũng tại đây, phong trào công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vực gồm các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương Tây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế còn lạc hậu, thường được gọi là phương Đông. Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là làm thế nào để được giải phóng. Thế giới hình thành mâu thuẫn mới:mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Nó trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp ở Tua (Tour),
tháng 12 – 1920

Sang đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dồn dập, báo trước sự chuyển biến của tình hình quốc tế. Cuộc xung đột, tranh giành quyền lợi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước đế quốc, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Ápganixtan, Inđônêxia, v.v… Bão táp cách mạng với “phương Đông thức tỉnh” là nét đặc sắc của tình hình quốc tế trong giai đoạn này.

Trong bối cảnh lịch sử ấy, Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về sự đoàn kết giữa giai cấp công nhân ở các nước tư bản và các dân tộc ở các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Thực tiễn chứng minh lý luận của Lênin là đúng với thắng lợi của cuộc Cách mang Tháng Mười năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga. Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới, nhất là cách mạng ở thuộc địa. Năm 1919, Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước thành lập Quốc tế Cộng sản – một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới. Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát triển mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới.

Trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế, Việt Nam cũng bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử đó. Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm. Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa. Cuộc đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm trong hàng ngàn năm lịch sử đã hun đúc cho dân tộc Việt Nam những truyền thống tốt đẹp: yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất… Dân tộc Việt Nam không ngừng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.

Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt. Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu là triều đình nhà Nguyễn đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng nước ta cho Pháp. Chế độ phong kiến Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc, đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực và phản động. Mặc dù vậy, ngay từ khi đế quốc Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta với truyền thống kiên cường bất khuất đã liên tiếp nổ ra khắp Bắc, Trung, Nam. Cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân ta đã gây cho bọn xâm lược rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Phải mất một phần ba thế kỷ, đế quốc Pháp mới đặt được ách thống trị lên đất nước ta. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến anh dũng đó đều không thành công, đều bị dập tắt trong máu lửa. Năm 1885, phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896. Tuy các sĩ phu giàu lòng yêu nước, nhưng không có khả năng vạch ra được giải pháp mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều bị thất bại. Bởi kẻ thù mới này có tiềm lực kinh tế, có đội quân xâm lược nhà nghề với ưu thế về vũ khí, kỹ thuật và phương tiện chiến tranh. Nhận định phong trào chống Pháp của nhân dân ta thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này có viết: “Cuối thế kỷ XIX chủ nghĩa đế quốc Pháp xâm lược Việt Nam. Bọn vua quan và phong kiến đê tiện và hèn nhát đầu hàng và câu kết với bọn đế quốc để tiếp tục nô dịch nhân dân Việt Nam nhiều hơn, khiến nhân dân Việt Nam khổ cực không kể xiết. Nhưng đại bác của bọn đế quốc không thể át tiếng nói yêu nước của nhân dân Việt Nam…Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam”1.

Sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã cơ bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm lược nước ta, đế quốc Pháp tiến hành kế hoạch “khai thác thuộc địa”, nhằm bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Dưới chế độ khai thác, bóc lột và thống trị của đế quốc Pháp, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi quan trọng:

Về kinh tế, để thu được lợi nhuận tối đa, đế quốc Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động, đó là duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới hình thức thực dân được du nhập vào Việt Nam. Thực hiện chính sách trên, đế quốc Pháp thực hành thủ đoạn độc quyền kinh tế và thủ đoạn bóc lột phi kinh tế, đó là chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý. Chính sách kinh tế trên của Pháp đã tước hết khả năng phát triển độc lập của nền kinh tế Việt Nam, làm cho nó ở trong tình trang lạc hậu, phải hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế Pháp. Nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa, nông dân, thợ thủ công phá sản, ngày càng nghèo đói.

Bến cảng Nhà Rồng hôm nay

Về chính trị, đế quốc Pháp thực hành chính sách chính trị chuyên chế. Chúng dùng lối cai trị trực tiếp bằng bộ máy công chức chuyên nghiệp người Pháp, thâu tóm mọi quyền hành. Đứng đầu bộ máy cai trị ở Đông Dương là một tên toàn quyền người Pháp. Mỗi kỳ có một Thống đốc, hoặc Thống sứ, Khâm sứ. Mỗi tỉnh có một Công sứ. Triều đình nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn. Với bộ máy nhà nước thuộc địa như vậy, chúng thẳng tay đàn áp, không cho dân ta một chút tự do, dân chủ nào. Cùng với chính sách đàn áp dã man phong trào cách mạng, chúng còn dùng chính sách chia để trị. Chúng chia nước ta thành ba kỳ với ba hình thức cai trị khác nhau nhằm chia rẽ và gây hằn thù dân tộc. Chúng còn chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương. Nhận định về chính sách “chia để trị”, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế, mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ bảy”2. Đối với nhân dân ba nước Đông Dương thì sau khi đẩy họ chống lại nhau, chúng “lại ghép một cách giả tạo các thành phần ấy lại”, lập nên xứ “Đông Dương thuộc Pháp”. Chúng còn bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ, đàn áp dã man mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta.

Về văn hóa, xã hội, đế quốc Pháp thi hành chính sách ngu dân, truyền bá văn hóa nô dịch, phản động, khuyến khích đồi phong, bại tục, gây tâm lý tự ti, vong bản. Chúng tước hết mọi quyền sống của con người, lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng tìm mọi cách để ngăn chặn ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam. Đúng như đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”3.

Cũng vào thời điểm đó, các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới dồn dập dội vào nước ta: tư tưởng của Cách mạng Nga năm 1905 dưới tác động của nước Nhật duy tân, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn, tư tưởng dân tộc, dân quyền của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp, v.v.. Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trên, phong trào yêu nước Việt Nam chuyển sang khuynh hướng mới mà ta thường gọi là cuộc vận động dân tộc dân chủ tư sản, tiêu biểu là các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ, v.v.. Sau một thời gian phát triển rầm rộ, các phong trào trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp man rợ của đế quốc Pháp. Mặc dù còn thụ động, ấu trĩ, chưa tin vào sức mạnh của chính dân tộc mình, mà nặng về cầu viện, cải cách, nhưng giải pháp mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản chí ít cũng đặt vấn đề của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế và thời đại nhất định.

Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên đây dẫn đến những thay đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, về đối tượng và lực lượng của cách mạng Việt Nam. Cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay đổi: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản hình thành cùng với sự phân hóa của các giai cấp cũ, rồi kéo theo sự thay đổi về ý thức xã hội và đời sống. Bị đế quốc Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam – chủ yếu là nông dân – với giai cấp địa chủ phong kiến. Đối tượng cần phải đánh đổ của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến. Trong bối cảnh của tình hình quốc tế và trong nước như vậy, giải phóng dân tộc là yêu cầu căn bản của xã hội Việt Nam, là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, là nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam. Rõ ràng, đến đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách mạng Việt Nam ở trong “tình hình đen tối như không có đường ra”.

Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, bằng thiên tài trí tuệ và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức thiết đó, đã tìm ra giải pháp mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tổng công trình sư, vừa thiết kế vừa thi công công trình này, trước hết là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi học có tên là Nguyễn Tất Thành, sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng. Hoàn cảnh gia đình, quê hương, đất nước có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Tất Thành. Thân phụ anh là ông Nguyễn Sinh Sắc, người giỏi Nho học, đỗ Phó bảng, nhưng không chịu hợp tác với Pháp. “Thái độ bất hợp tác, ngầm chống đối thực dân, yêu nước của thân phụ có ảnh hưởng tốt đến nhân cách của anh”4. Quãng đời niên thiếu đèn sách, được sự dạy dỗ của thầy Vương Thúc Quý, một “sĩ tử Cần Vương” và với tư chất thông minh, Nguyễn Tất Thành được bồi đắp vốn kiến thức Nho học và chịu ảnh hưởng chí hướng yêu nước, thương dân của thày dậy.

Năm 1904, ở Nghệ Tĩnh, bọn thực dân Pháp bắt phu đắp con đường Cửa Rào đi Trấn Ninh. Do đói khát và làm việc quá nặng nhọc, nhiều người đã phải bỏ xác, gây cảnh tang tóc đau thương. Thảm kịch “Cửa Rào” gây ấn tượng mạnh, khơi dậy mối thương yêu sâu sắc với đồng bào trong tâm trí Nguyễn Tất Thành. Những năm sau theo cha vào Huế và đi nhiều nơi trong vùng, Nguyễn Tất Thành được chứng kiến cuộc sống khổ cực của người dân, sự áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, phong kiến, đã hình thành ở anh lòng yêu nước, thương dân, căm thù giặc. “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đuổi thực dân, giải phóng đồng bào”5. Cái nôi gia đình, quê hương đã hun đúc cho Nguyễn Tất Thành sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí đánh đuổi bọn thực dân.

Năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào học ở Trường Tiểu học Pháp – Việt Đông Ba, năm sau vào học Trường Quốc học Huế. Tại đây, anh có điều kiện bổ sung vốn kiến thức Nho học, tiếp thu văn hóa phương Tây. Vốn văn hóa đó giúp anh có khả năng suy xét và hoạt động có tư duy. Vào những năm này, ở Kinh thành Huế như một dòng nước xoáy, cuốn hút mọi tầng lớp tham gia hưởng ứng các phong trào yêu nước. Năm 1908, ở Huế và Trung Kỳ bùng nổ phong trào kháng thuế rầm rộ. Nguyễn Tất Thành cùng số đông học sinh Trường Quốc học tích cực tham gia phong trào. Thực dân Pháp đàn áp dã man. Thất bại của phong trào chống thuế ở Huế cũng như ở Trung Kỳ cùng các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, làm cho Nguyễn Tất Thành nhận rõ hơn bản chất dã man của bọn thực dân và cũng làm cho anh sớm thấy được sức mạnh đấu tranh của quần chúng khi được tổ chức.

Từ các sự kiện trên, Nguyễn Tất Thành suy nghĩ, cân nhắc đến con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào. Anh phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan và chủ quan trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX để đi đến kết luận: Cụ Phan Châu Trinh chủ trương chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách, điều đó chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”; Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng “còn nặng cốt cách phong kiến”. Vì vậy, Nguyễn Tất Thành chọn cho mình hướng đi mới, đó là tìm cách đến các nước phương Tây, nơi có trào lưu Tự do, Bình đẳng, Bác ái để tìm cách làm mới, phương pháp mới, rồi trở về nước giúp Tổ quốc, giúp đồng bào. Quyết định này về sau Người có nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ”6. Như vậy, quyết định của Nguyễn Tất Thành có mục đích rõ ràng và có định hướng cụ thể. Với ý định đó, sau khi rời Huế vào Phan Thiết dạy học một thời gian, đầu năm 1911, anh vào Sài Gòn xin vào Trường Bách Nghệ.

Trong lúc đất nước đang cơn khủng hoảng, thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ sôi động, tháng 6 – 1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba từ bến cảng Nhà Rồng trên tàu Latútsơ Tơrêvin rời Tổ quốc thân yêu vượt trùng dương đi tìm chân lý cách mạng. Hành trang của anh mang theo không có gì ngoài tấm lòng yêu nước, đôi bàn tay lao động và ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu dân, cứu nước. Có thể nói, đây là sự kiện lịch sử quan trọng, là bước mở đầu cho cách mạng Việt Nam chuẩn bị đi vào con đường cách mạng vô sản, nhịp bước với thời đại, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân một cách hữu cơ từ trong bản chất giai cấp và trên tinh thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc và của toàn nhân loại.

Trên đường hành trình cứu nước, Nguyễn Tất Thành chấp nhận cuộc sống của người lao động làm thuê. Đối với anh, đó chỉ là phương tiện nhằm thực hiện mục đích đã đặt ra. Động cơ thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi là tìm một giải pháp mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, trước hết là nước Pháp, nước có cuộc Cách mạng 1789 điển hình, nhưng cũng là nước đẻ ra chế độ thực dân đang thống trị Tổ quốc của anh. Ý nghĩ này xuất hiện ở Nguyễn Tất Thành rất sớm, như sau này Người nói: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế. Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những chữ ấy. Nhưng trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người như con vẹt. Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútxô và cả Môngtexkơ cũng bị cấm. Vậy thì phải làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”7. Đó là mục tiêu trực tiếp của chặng đầu cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành. Muốn “trở về giúp đồng bào” thì trước hết phải hiểu thật đầy đủ kẻ thù đang áp bức dân tộc mình, nhất là từ trên mảnh đất đã sản sinh ra nó, đồng thời phải tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn theo đường hướng mới. Sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành với những người sang Pháp hồi ấy là ở chỗ đó.

Trước lúc ra đi tìm đường cứu nước, tìm chân lý cách mạng, Nguyễn Tất Thành đã tiếp thu sâu sắc truyền thống yêu nước của dân tộc, am hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý, là cơ sở quan trọng để Nguyễn Tất Thành tiếp thu chân lý cách mạng, là nhân tố đầu tiên của quá trình hình thành con đường cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

———————————————–

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.9, tr. 313 – 314.

2,3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.2, tr. 116, 99.

4. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh: Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1989, tr.51.

5. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr.13.

6. A. Lui Stơrông: Ba lần nói chuyện với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, ngày 19 – 5 – 1965.

7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.1, tr.477.

PGS.TS Lê Văn Yên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia)

dangcongsan.vn

Bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh

(ĐCSVN)Vừa tròn một thế kỷ, kể từ khi Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc và sau này là Hồ Chí Minh rời bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2011). Đối với Nguyễn Tất Thành, đây không phải là quyết định giản đơn, tình cờ, mà là kết quả tổng hợp của một quá trình phân tích, lý giải khoa học những nhân tố thuận -nghịch của bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lựa chọn đúng hướng đi và xác định con đường cứu nước thành công.

1. Đối với tiến trình giải phóng dân tộc, đây là sự kiện mang nội dung cách mạng và ý nghĩa lịch sử lớn lao. Bởi lẽ, sự kiện lịch sử này vừa là mốc kết thúc một quá trình tổng hợp những yếu tố chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, vừa là bước khởi đầu hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh hồi đầu thế kỷ XX. Vì vậy, ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của nó mãi mãi được ghi nhận và phát huy trong suốt hành trình cứu nước của Người trước đây và trên con đường đổi mới đất nước hiện nay.

Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội lần thứ XVIII của
Đảng Xã hội Pháp ở Tua, tháng 12/1920 (ảnh tư liệu)

Trước hết, cần hiểu rõ khái niệm “tác động của bối cảnh lịch sử” là gì? Theo chúng tôi: Một là, Không phải toàn bộ bối cảnh lịch sử (trong nước và thế giới) đều tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh. Do đó, bài viết này sẽ không nghiên cứu toàn bộ bối cảnh cuộc hành trình, mà chỉ đi sâu nghiên cứu những sự kiện lịch sử được Người biết đến và gây tác động đến quá trình hình thành con đường cứu nước của Người. Hai là, bối cảnh không phải là bức tranh bất động mà nó thường xuyên thay đổi và gây ảnh hưởng đến xu thế phát triển, hoạt động của mỗi tổ chức, con người. Vì vậy, bối cảnh lịch sử tác động đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh bao gồm những sự kiện lịch sử mà Người nhận thức, mà trước hết phải kể đến những sự kiện mang ý nghĩa thời đại, gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam…

Điểm khởi đầu hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh là sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911. Tiếp đó là quá trình vừa lao động, vừa học tập lý luận và hoạt động thực tiễn để tìm ra con đường giải phóng dân tộc thành công. Đó là những năm tháng bôn ba đầy khó khăn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở nhiều quốc gia, châu lục. Vì vậy, nghiên cứu tác động của bối cảnh lịch sử đến hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh không chỉ là nghiên cứu những nhân tố hình thành quyết tâm và hướng đi mà còn nghiên cứu làm rõ hàng loạt yếu tố mới Người “bắt gặp”- nhận thức trong quá trình hình thành đường lối cứu nước của mình.

Vì vậy, ở đây không cần thiết phải thống kê đầy đủ tình hình trong nước và thế giới, cũng không phải mô tả kỹ lưỡng những sự kiện lịch sử đã diễn ra vì đó là bối cảnh chung mà bất kỳ con người đương thời nào đều sống trong đó, dù họ có nhận thức được “bối cảnh” ấy hay không.

Vậy bối cảnh lịch sử tác động đến sự hình thành quyết tâm và hướng xuất dương tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh là gì ?

2. Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam; làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí Minh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ “bình định”, thực dân Pháp thi hành chính sách “khai thác thuộc địa” – thực chất là tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hoá. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.

Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây – đồng nghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hội Việt Nam mới tiếp tục phát triển. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu “Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây”. Đó là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục… do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài…rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm… Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. Bối cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: “Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam”[1]

Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công. Câu hỏi của “bài toán thế kỷ” đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có lời giải.

Bối cảnh trên đây, sau này được Hồ Chí Minh nói rõ khi trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ”[2]!?

Xuất thân từ gia đình trí thức phong kiến có truyền thống yêu nước, trọng nghĩa, Hồ Chí Minh sớm mang trong mình lòng yêu nước, thương dân. Tuổi học đường của Người gắn bó với những năm tháng quan trường ngắn ngủi đầy trắc trở của người cha Nguyễn Sinh Huy. Người đã theo cha đến cả ba miền đất nước, biết được cuộc sống khó khăn của người dân mất nước dù họ ở xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ “bảo hộ” hay Nam Kỳ “thuộc địa”. Người có thời gian sống ở Huế. Đó là điều kiện để Người tìm hiểu, làm quen với cuộc sống quan chức, Hoàng triều. Tuy nhiên, thực tế ấy đã làm cho Người thấy rõ hơn cuộc sống phụ thuộc, thấp hèn của giới quan chức, tay sai. Từ những trải nghiệm đầu đời của mình và cuộc sống lận đận, trắc trở của người cha, Hồ Chí Minh càng thấu hiểu ý nghĩa thực tế của câu chuyện cha mình thường bình giải “Quan trường thị nô lệ, trung chi nô lệ, hựu nô lệ”. Cho nên, đầu năm 1910, sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị bãi chức thì ông vào Nam Kỳ hành nghề bốc thuốc trị bệnh cứu người, còn Hồ Chí Minh thì thấy rõ hơn sự thối nát của chế độ quan trường. Điều này càng thôi thúc Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã viết: “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Anh tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc”[3].

Tuy nhiên, đi đâu và làm gì để tìm ra con đường cứu nước thành công luôn là công việc hết sức khó khăn. Bởi lẽ, bọn thực dân rất bưng bít tư tưởng mới, ngăn trở sách báo tiến bộ với âm mưu giam hãm dân ta trong vòng nô lệ. Người đã nói với nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenxtam: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế…Trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người ta như con vẹt.Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”[4]…

Trong quá trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc và quyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như những yếu tố đảm bảo thắng lợi.

Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Người nhận xét:

“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương…Điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.

Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì còn trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến”[5].

Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước Pháp – quốc gia đã đề xướng ra lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người ” Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, muốn biết cái gì bí mật ẩn náu ở “nước Mẹ” xa xôi ! Người cho rằng “Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ!”. Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và các nước khác… Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.

Quyết định sang phương Tây của Hồ Chí Minh là sự phủ nhận sự tồn tại nhà nước thực dân nửa phong kiến ở Việt Nam. Đó là đòn tiến công đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với nhà nước đương thời, mở cửa ra thế giới để đón nhận những nhân tố mới của thời đại, tiếp thu lý luận tiên tiến, tích hợp tinh hoa văn hoá nhân loại để hình thành con đường cứu nước Việt Nam thông qua Hành trình cứu nước của một con người – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Người xuống tàu buôn Pháp Amiran Latusơ Tơrêvin( Amiral Latouche Treville) thuộc Hãng Năm sao đang cập cảng Nhà Rồng gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen) và được nhận vào làm phụ bếp trên tàu. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng mang theo người thanh niên Việt Nam 21 tuổi với khát vọng cháy bỏng là tìm ra con đường cứu nước Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến.

3. Khi rời Tổ Quốc, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có quyết tâm cao, nhưng sự hiểu biết về thế giới còn hạn chế. Sự ra đi ấy khẳng định một quyết tâm lớn, nhưng biết bao câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vốn hiểu biết của Người chưa có thể nhận thức được đặc điểm, xu thế của thời đại. Từng bước một, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập lý luận và hoạt động xã hội, Hồ Chí Minh dần dần nhìn ra bối cảnh của hành trình tìm đường cứu nước. Từ hoạt động trong nhiều tổ chức chính trị, xã hội, những trải nghiệm cuộc sống trong nhiều quốc gia thập niên 10, 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh sớm nhìn ra những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam như con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, tư tưởng Lênin và đường lối giải phóng thuộc địa của Quốc tế Cộng sản (QTCS). Nhiều bài viết, bài nói, báo cáo của Hồ Chí Minh gửi QTCS đã thể hiện quá trình nhận thức của Người về thời cuộc và sự tổng hợp, vận dụng sáng tạo những nhân tố tích cực của bối cảnh lịch sử để hình thành con đường cứu nước của mình.

Điều cần lưu ý ở đây là Hồ Chí Minh rời Tổ quốc hoà nhập vào thế giới trong thời điểm chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Hệ thống thuộc địa đã hình thành trên phạm vi thế giới. Trong Tham luận trình bày tại Đại hội lần thứ V của QTCS (1924), Hồ Chí Minh chỉ rõ: Năm 1876: 1/4 tỷ người dân thuộc địa thì năm 1914: 1/2 tỷ dân thuộc địa. Đến đầu những năm 20, diện tích các nước thuộc địa gấp 5 diện tích các nước chính quốc, còn dân số chính quốc chưa bằng 3/5 số dân các nước thuộc địa. Số dân thuộc địa Anh đông gấp hơn 8,5 số dân nước Anh còn đất đai rộng gấp 252 lần của nước Anh[6]… Cuộc đấu tranh giải phóng của các thuộc địa và phụ thuộc tuy đã được đẩy mạnh ở các nước châu Âu như: Airơlen, Ba Lan nhưng chưa có nước nào giành được độc lập. Còn ở châu Á, tuy đã trỗi dậy một “Châu Á thức tỉnh” nhưng các quốc gia lớn như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia vẫn đang là thuộc địa của bọn đế quốc. Trên phạm vi toàn thế giới, chưa có một thuộc địa nào được giải phóng. Con đường giải phóng dân tộc chưa có một hình mẫu, tấm gương soi chung!

Vì vậy, hành trình cứu nước của Hồ Chí Minh lúc này cũng mới chỉ là quyết tâm và định hướng. Người bắt đầu bằng nghề phụ bếp rồi sau đó là công nhân trên tàu buôn Pháp. Nhờ đó, Người có dịp qua nhiều quốc gia như: Xinhgapo, Côlômbô, Aicập, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Mỹ. Đầu năm 1913, Người từ Mỹ về Lơ Havơrơ sau đó sang Anh. Tại đây, Người làm nghề đốt lò, quét tuyết, phục vụ khách sạn. Bất kỳ hoàn cảnh nào, Người thường xuyên chú ý tìm hiểu đời sống và gần gũi với người lao động. Người rất xúc động trước điều kiện sống cực khổ và bị đàn áp của người da đen[7]. Sau những tháng năm trải nghiệm cuộc sống người dân thuộc địa làm thuê, Người dần dần nhận ra một điều: Ở đâu cũng có người nghèo và sự giàu nghèo không phụ thuộc vào màu da, chủng tộc. Người lao động ở đâu cũng khổ cực và biết thương yêu nhau.

Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, vừa tiếp tục lao động kiếm sống, vừa tích cực tham gia hoạt động chính trị xã hội. Người liên hệ chặt chẽ với công nhân Pháp, những đại biểu thuộc địa và những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Đây là thời kỳ hoạt động sôi nổi và có hiệu quả trong hành trình tìm thấy con đường cứu nước Việt Nam. Đầu năm 1919, Người vào Đảng Xã hội Pháp: “Chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái” [8]. Giữa năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi “Bản yêu sách tám điểm “của nhân dân An Nam tới Hội nghị các nước đế quốc họp tại Vécxây (Versailles). Mặc dù Yêu sách chỉ nêu những yêu cầu tối thiểu trong khuôn khổ cải cách, nhưng các tác giả của bản Yêu sách ấy đã không nhận được một lời phúc đáp. Từ thực tế ấy, Người kết luận: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”[9]. Thực tế trên đây đã giúp Hồ Chí Minh hiểu thêm bối cảnh khách quan mà hành trình cứu nước không thể bỏ qua. Hành trình đi tìm con đường cứu nước của Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục.

Sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Người là được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7-1920. Luận cương đã mang lại cho Người ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Khẳng định ý nghĩa to lớn của Luận cương trong hành trình tìm ra con đường cứu nước, sau này Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[10]. Cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh càng trung thành với con đường độc lập dân tộc bao nhiêu, thì càng trung thành bấy nhiêu với những lý luận Lênin viết trong Sơ thảo Luận cương và đường lối của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Điều này thể hiện rất rõ khi Người trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sáclơ Phuốcniô: “Từ ngày Luận cương của Lênin đã hoàn toàn soi sáng cho tôi, tôi không còn chỉ dự các cuộc họp của Đảng một cách thụ động nữa. Tôi lao vào cuộc chiến đấu, hăng hái bàn cãi, tiến công mạnh mẽ những kẻ chống lại Lênin và Quốc tế thứ ba”[11].

Sự kiện được đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin cùng với những hoạt động sát cánh với công nhân, trí thức Pháp và các đại biểu thuộc địa cùng đồng bào mình trên đất Pháp trước đó đã tạo tiền đề quan trọng để tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua tháng 12 năm 1920, Hồ Chí Minh tích cực thảo luận và sớm quyết định bỏ phiếu ủng hộ Đảng mình gia nhập Quốc tế thứ ba. Người đã tham gia dự thảo Nghị quyết về chủ nghĩa Cộng sản và các thuộc địaLời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa tại Đại hội lần thứ nhất (1921) và lần thứ hai (1922) Đảng Cộng sản Pháp. Người đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên có nhiều đóng góp tích cực cho vấn đề giải phóng thuộc địa.

Với những sự kiện trên đây, Hồ Chí Minh đã từ người yêu nước trở thành người cộng sản chân chính. Và đây còn là mốc quan trọng đánh dấu việc Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường cứu nước. Người đã hoàn thành sứ mạng Người tìm thấy con đường cứu nước Việt Nam .

Tiếp theo là những hoạt động của Hồ Chí Minh với sứ mạng Người dẫn đường cứu nước đến thắng lợi.

Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều. Vì trong suốt tiến trình thực tế hoá đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, địa bàn”đối nội” và phải tìm được những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng. Tháng 6-1923, trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp Người phác họa công việc của mình – Người dẫn đường cứu nước khi trở về Tổ quốc là: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng là trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”[12]. Tuy nhiên con đường ấy còn nhiều gian truân. Người đã trải qua nhiều công việc, hoạt động ở nhiều quốc gia như: Nghiên cứu lý luận tại Đại học Phương Đông, dự nhiều Hội nghị quốc tế tại Liên Xô, làm cán bộ Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và nhiều năm làm phiên dịch trong Phái bộ Bôrôđin tại Trung Quốc (1924-1927). Cũng trong thời gian này, tại Quảng Châu, Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên – Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Giữa năm 1927 Người trở lại Liên Xô, thực hiện nhiệm vụ do Quốc tế Cộng sản giao ở Pháp, Bỉ, Đức, Thuỵ Sĩ, Italia rồi về Xiêm, Thái Lan, Trung Quốc.

Đầu năm 1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc), Người đã chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng tại đây, từ giữa năm 1931 đến năm 1933, Người bị thực dân Anh bắt giam. Đầu năm 1934 sau khi thoát tù, Người trở lại Liên Xô học Trường Quốc tế Lênin và làm nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa (thuộc Ban Phương Đông, Quốc tế Cộng sản). Thành công nổi bật trong hoạt động cách mạng của Người là nhận thức và giải quyết thoả đáng mối quan hệ dân tộc và giai cấp – vấn đề quan trọng và nhạy cảm mà ngay Quốc tế Cộng sản cũng có lúc mắc sai lầm. Người rất chú ý đặc điểm và truyền thống dân tộc, nhưng không vì thế mà xa rời lập trường giai cấp. Điều này được thể hiện qua luận điểm: “Vậy là màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”[13]. Những luận điểm sáng tạo về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng thuộc địa còn được thể hiện rõ trong nhiều bài báo , đặc biệt trong tham luận của Người được trình bày tại Đại hội V của QTCS năm 1924. Trong bối cảnh QTCS chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu “tả” khuynh, biệt phái từ sau khi Lênin qua đời (1924), đặc biệt sau Đại hội VI của QTCS (1928), Người vẫn kiên trì học tập lý luận và thường xuyên lập kế hoạch về nước thực thi con đường cứu nước để bắt liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương Đảng ở trong nước.

Nét đặc sắc nhất cuộc hành trình cứu nước 30 năm là không bao giờ Người xa rời mục đích về nước cứu đồng bào. Khi ở Liên Xô dự Đại hội lần thứ VI Quốc tế Thanh niên, Người nói với nhà văn I. Êrenbua: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở và Tổ quốc”[14]. Khi đang hoạt động trong Bát lộ quân Trung Quốc, Người vẫn bí mật liên lạc với Ban lãnh đạo Đảng trong nước chuẩn bị xây dựng căn cứ địa vùng biên giới Việt Trung. Cuối tháng 6 năm 1940, ngay sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, Người chỉ thị gấp cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp không đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Diên An nữa mà cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đi Quế Lâm, Nam Ninh (Quảng Tây) hướng về Cao Bằng đón thời cơ mới. Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh kết thúc Hành trình cứu nước, về vùng rừng núi Cao Bằng – địa đầu Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo dân tộc thực hành đường lối cứu nước mới, mở ra giai đoạn mới trong công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam.

4. Ra đi tìm đường cứu một quốc gia là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Nhưng tìm thấy con đường ấy và điều quan trọng tiếp theo là bổ sung, hoàn thiện nó cho phù hợp với điều kiện cụ thể rồi đưa về áp dụng trong nước là việc khó gấp bội phần. Sau nhiều lần thất bại của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên kết hợp thành công sức mạnh trong nước và quốc tế – dân tộc và thời đại, yếu tố khách quan và chủ quan để tìm ra lời giải cho “Bài toán thế kỷ” đã đặt ra trước dân tộc từ đầu thế kỷ XX. Người đã khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ đã tìm thấy con đường cứu Việt Nam khỏi ách thống trị thực dân phong kiến. Tuy nhiên cần thấy rõ, đây không phải đơn giản là việc lựa chọn một mô hình con đường có sẵn để vận dụng vào Việt Nam. Mặc dù Luận cương của Lênin cũng như những quan điểm của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp có vị trí quan trọng trong “con đường cứu nước” mà Hồ Chí Minh tìm đến; song chỉ ngần ấy thôi, chưa phải là con đường cứu nước Hồ Chí Minh, bởi lẽ đó chỉ là những nguyên tắc lý luận, định hướng mang tính phổ biến. Con đường cứu nước Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo những nguyên tắc, quan điểm ấy vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam không chỉ được tạo ra bởi tác động mạnh mẽ của bối cảnh lịch sử mà còn bởi những đóng góp đầy sáng tạo của Hồ Chí Minh. Thắng lợi công cuộc giải phóng ở Việt Nam đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên phạm vi thế giới. Đó tác động trở lại của cách mạng Việt Nam với thế giới, dấu ấn của Hồ Chí Minh với thời đại. Do đó, thế giới đã tôn vinh Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất Việt Nam./.

——————————————————————————–

[1]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1996,T1,tr.314

[2].Dẫn theo báo Nhân Dân, ngày 18 tháng 5 năm 1965

[3] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN,H.1994,tr.12

[4] . Hồ Chí Minh Toàn tập,Nxb. CTQG, H.1995,t.1,tr.477

[5] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…, Sđd,tr.12

[6] Xem: Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG,H.1995,t1,tr.273-289

[7]. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 40-50

[8] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…Sđd, tr.41-42

[9] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện…Sđd,tr.31

[10] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t. 10 tr.127

[11] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t12,tr.471

[12] Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t.1 tr.192

[13] Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd,t.1,tr.266

[14] Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, xuất bản lần thứ 2,Nxb.CTQG, H.2006,t.2,tr.63

PGS.TS Lê Văn Tích (Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh)

dangcongsan.vn