Tag Archive | Bầu cử

Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ đầu tiên – Dấu ấn vẻ vang

(PLO) – Trong quá trình hình thành và phát triển, Quốc hội Việt Nam đã trải qua gần 13 khóa hoạt động, thông qua 5 bản Hiến pháp với nhiều đổi mới về tổ chức, hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đất nước. Trong đó, nhiệm kỳ đầu tiên với 14 năm hoạt động (1946-1960) là nhiệm kỳ dài nhất, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành lập Chính phủ hợp hiến, hợp pháp. Tiếp tục đọc

Advertisement

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đặt nền móng xây dựng nhà nước pháp quyền

tennguoidepnhatVOV.VN – Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo phải tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên ở nước ta. Tiếp tục đọc

Gần dân và vì dân mới là đại biểu của dân

Tư tưởng ấy không mới, nhưng luôn có tính thời sự như một lời nhắc nhở vừa ân cần vừa bắt buộc, đối với mỗi cán bộ trong chế độ ta. Còn nhớ, thời thuộc Pháp, nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn Ái Quốc, bằng nhãn quan chính trị sắc bén đã vạch trần bản chất chuyên chế, tùy tiện trong cách thức quản lý, cai trị của bọn thực dân. Ở đó, người bản xứ thì bị trói tay chân, phải gánh chịu thói tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp, và thói tham lam của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn. Nguyễn Ái Quốc nêu một ví dụ. Vị Công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh phía Bắc, có toàn quyền cai quản mọi mặt, từ tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh, tài sản của người bản xứ. Ông ta, đặc biệt còn “cai quản” cả việc bầu cử những người cầm quyền bản xứ nữa. Xem ra, quan lại bấy giờ không gần dân và vì dân một chút nào cả!

Tưởng ấy không mới, nhưng luôn có tính thời sự như một lời nhắc nhở vừa ân cần vừa bắt buộc, đối với mỗi cán bộ trong chế độ ta. Còn nhớ, thời thuộc Pháp, nhà yêu nước và cách mạng Nguyễn Ái Quốc, bằng nhãn quan chính trị sắc bén đã vạch trần bản chất chuyên chế, tùy tiện trong cách thức quản lý, cai trị của bọn thực dân. Ở đó, người bản xứ thì bị trói tay chân, phải gánh chịu thói tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp, và thói tham lam của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn. Nguyễn Ái Quốc nêu một ví dụ. Vị Công sứ, đứng đầu mỗi tỉnh phía Bắc, có toàn quyền cai quản mọi mặt, từ tư pháp, thuế vụ, sinh mệnh, tài sản của người bản xứ. Ông ta, đặc biệt còn “cai quản” cả việc bầu cử những người cầm quyền bản xứ nữa. Xem ra, quan lại bấy giờ không gần dân và vì dân một chút nào cả!

Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu: H.T (st)

Cách mạng tháng Tám thành công. Vai trò nhân dân thay đổi, quan niệm về vị trí, sức mạnh của họ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rõ, đại ý dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra! Chính vì hiểu và tin dân, nên ngay từ đầu khóa I Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), trong diễn văn khai mạc, Bác khẳng định: “Từ giờ về sau, Quốc hội và Chính phủ còn có những gánh nặng nề, phải bước qua nhiều sự khó khăn, nhưng tôi chắc rằng quốc dân sẽ nhất trí, dựa vào sức đoàn kết mà làm việc, và như thế thì dù khó khăn đến đâu kháng chiến sẽ thắng lợi và kiến quốc sẽ thành công!”. Dự đoán của Bác về vận mệnh đất nước còn nhiều gian nan trắc trở, quả không sai. Giành được độc lập nhưng thực dân Pháp quay trở lại, chúng ta còn phải làm thêm một Điện Biên Phủ nữa, người Pháp mới thực sự đầu hàng. Miền Bắc hòa bình, nhưng còn đó miền Nam sau vĩ tuyến 17. Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước phải kéo dài đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Bác Hồ không còn vào vui với miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, nhưng sinh thời, vào những thời điểm cầm trên tay lá phiếu bầu cử Quốc hội ở miền Bắc, mỗi người dân đều háo hức hướng về Người và các đồng chí:Đêm tháng năm trống cờ bay bổng

Ta ghi vào lá phiếu của ta những dòng hy vọng:

Hồ Chí Minh

Lê Duẩn, Trường Chinh…
Ôi cái tên những người Cộng sản
Nghe dặt dìu tên núi tên sông
Tên viết bằng chữ đỏ chiến công
Những cái tên, trong lòng ta, đã thành câu hát…

(Chính Hữu-“Lá phiếu hôm nay”, 1960)

Hiểu dân tin dân, đánh giá cao tiềm lực của nhân dân nên mỗi bận bị “xa dân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất buồn phiền! Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, một chiến sỹ nhiều năm bảo vệ Bác cho tới lúc Người qua đời, kể lại mẩu chuyện Bác Hồ đi bỏ phiếu bầu cử HĐND Thành phố Hà Nội, vào tháng 4-1969. Bấy giờ Người đã yếu, phải chọn nơi bỏ phiếu nào không ảnh hưởng đến sức khỏe của Bác. Khảo sát nhiều nơi, thấy hòm phiếu ở Nhà Thuyền (Hồ Tây), lối đi vào hòm phiếu không phải lên xuống, lại yên tĩnh, khí hậu mát mẻ là tốt hơn cả. Địa điểm thế là ổn, còn thời gian? Cuối cùng, chọn phương án bảo vệ Bác đi bỏ phiếu vào buổi chiều, cử tri vắng vẻ, tránh căng thẳng cho vị Chủ tịch nước. Chuẩn bị xong tất cả, mời Bác lên xe và mọi việc đều được tiến hành theo đúng kế hoạch. Khi xe về đến Phủ Chủ tịch, Bác bước xuống đi bộ về nhà. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng từ xe khác cũng kịp xuống, bước theo Bác. Vừa đến bên, Bác quay lại hỏi:

– Chú Kháng, chú có biết vì sao Nguyễn Hải Thần bị dân khinh, dân ghét không?

Nghe Bác hỏi vậy, ông Kháng chột dạ. Trấn tĩnh lại, ông nhớ năm 1945, mỗi lần Nguyễn Hải Thần đi đâu là bọn lính bảo vệ ngồi trên xe, tay lăm lăm chĩa súng ra ngoài. Có hẳn một khẩu trung liên đặt trên nóc xe luôn sΩn sàng nhả đạn, khiến ai trông thấy cũng chướng mắt, coi thường… Nghĩ đến đó, ông Kháng trả lời Bác:

– Thưa Bác, vì bọn bảo vệ Nguyễn Hải Thần nhố nhăng quá?

Nghe xong Bác hỏi tiếp:

– Chú có biết, ai bảo vệ an toàn cho Bác không?

Thực tế công tác bảo vệ Bác trong bấy nhiêu năm đã khiến ông Kháng nói ngay:

– Thưa Bác, Nhân Dân ạ!

Trả lời vậy, nhưng ông Kháng vẫn chưa rõ “trục trặc” ở khâu nào khiến Bác không vui lòng? Phải một thời gian sau, một đồng chí trực tiếp bảo vệ ngồi cùng xe với Bác nói lại, ông Kháng mới ngộ ra, là do hôm nọ nơi đến bỏ phiếu Bác thấy vắng cử tri quá. Bảo vệ an toàn cho Bác mà vô tình thiếu niềm tin vào dân, xa dân, là trái với quan điểm quần chúng của người cán bộ cách mạng.

Sự việc ngỡ như nhỏ bé, tình cờ kể trên xẩy ra vào tháng 4, thì đến ngày 02 tháng 9 năm đó Bác Hồ đi xa. Những ngày tháng 5 này, toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta đang tích cực chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa XIII và HĐND các cấp (2011 – 2016). Ứng cử viên đang tích cực tiếp cận người dân, nêu chương trình hành động, lắng nghe nguyện vọng, hứa hẹn những việc sẽ làm… Đấy là điều cần nhưng chưa đủ. Gần dân khi mình cần dân thì không khó, cái khó gấp nhiều lần, thử thách gấp nhiều lần là gần dân để vì dân. Bởi, như Bác kêu gọi toàn dân đi bỏ phiếu năm 1946: “Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền Độc lập của tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào.” Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Để nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội, cần tạo cơ chế giúp cho mỗi đại biểu gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri.

Xem ra, ý nghĩa câu chuyện Bác Hồ đi bỏ phiếu ở hòm phiếu Nhà Thuyền, Hồ Tây – Hà Nội, và niềm day dứt của người bảo vệ Bác năm nào, mãi tới hôm nay còn có sức lan tỏa…

K.H
Nguồn: Báo Nghệ An

baodientu.chinhphu.vn