Libǎng là gì? Chắc là nhiều độc giả chưa từng nghe nói đến tên xứ này. ấy là một nước nhỏ ở Cận Đông, gần đây đã làm cho thế giới phải chú ý.
Libǎng ở cạnh xứ Xyri, đất rộng 38 vạn dặm vuông (dặm Anh), dân số 70 vạn người, kinh đô là Bâyrút, ngày trước thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, đến nǎm 1861 thì thoát ly nước Thổ mà độc lập, song lại bị đế quốc Pháp bao biện.
Sau Thế giới đại chiến lần thứ nhất, Libǎng đòi hoàn toàn độc lập, nhưng không được. Tháng 7-1922, Hội Quốc liên uỷ nhiệm xứ ấy cho nước Pháp. Trong lời uỷ nhiệm có định rằng: “trong hạn 3 nǎm, Pháp phải lập nên Hiến pháp cho Libǎng và Xyri, và phải làm cho hai nước ấy thành nước độc lập”.
Hiến pháp thì có Hiến pháp Libǎng được Pháp quẳng cho tấm áo Cộng hoà có Tổng thống, có Nội các, có Nghị viện.
Nhưng Hiến pháp lại do người Pháp định ra và chung quy chỉ lợi cho nước Pháp, dân tộc Libǎng chỉ có tiếng mà không có miếng. Bởi vậy, dân Libǎng lấy làm cǎm giận, nên đến nǎm 1925 nổi cách mệnh chống với Pháp. Đế quốc Pháp đối phó với cách mệnh Libǎng cũng như chúng đã từng đối phó với cách mệnh Việt Nam và cách mệnh ở các thuộc địa khác của chúng. Nghĩa là chúng dùng uy lực tàn sát mà đàn áp và đốt phá mấy thành thị để thị uy. Trong cuộc tranh đấu ấy, dưới sự tàn bạo của giặc Pháp, 6000 cách mệnh chiến sĩ Libǎng chìm thây trong bể máu. Song cuộc đại khủng bố của giặc Pháp chẳng những không làm cho dân Libǎng kinh sợ, mà trái lại bể máu đào ấy chẳng bao lâu lại nổi lên một trận sóng to gió lớn khác khiến cho đế quốc Pháp phải hoảng sợ, ấy là: nǎm 1931, dân Lêbanôn lại vùng dậy gây thành phong trào bãi khoá, bãi thị, bãi công, chống thuế, v.v.. Công cuộc vận động tiến hành tràn lan khắp nơi.
Nǎm 1936, công cuộc cách mệnh đại vận động lại dấy nổi làm cho đế quốc Pháp phải nhượng bộ và theo lời hứa của Pháp: sau 3 nǎm sẽ để cho Libǎng được độc lập hẳn. Nhưng vì cuộc Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ, nên cuộc độc lập của Libǎng chưa được thực hiện. Cho tới nǎm 1940, Pháp bị mất nước. Cách đó ít lâu, Anh mang quân đánh Xyri, Pháp bị thua. Nhưng Anh lại giao Xyri và Libǎng cho bọn Đờ Gôn giữ.
Nǎm 1941, Anh Pháp dân tộc giải phóng uỷ viên hội (bọn Đờ Gôn) lại hứa cho Libǎng độc lập. Nhưng trong thời kỳ chiến tranh, bọn Đờ Gôn vẫn được quyền đại lý Libǎng.
Đầu tháng 11-1943, nghị viện Lêbanôn sửa chữa lại Hiến pháp. Uỷ viên của phái Đờ Gôn ở Libǎng bảo rằng Hiến pháp mới không lợi cho đế quốc Pháp, nên bắt giam Tổng thống, Tổng lý và 49 nghị viên Libǎng. Dân chúng tiếp tin ấy, rất mực công phẫn, lập tức nổi lên can thiệp. Người Pháp phái cảnh sát ra dẹp, nhưng cảnh sát cũng đồng tình với dân chúng cự tuyệt không chịu tuân theo mệnh lệnh, nên người Pháp lại phái lính Xênêgan (lính châu Phi) đàn áp. Việc ấy phát sinh từ ngày 10-11-1943, đến nay cũng chưa giải quyết xong. Xem việc ấy thì chúng ta đủ biết nhận thấy:
1) Bất kỳ bọn Pêtanh hay bọn Đờ Gôn cũng vẫn mang tâm lang sói, khư khư trong cái khuôn khổ đế quốc chủ nghĩa, đều là kẻ thù chung của những dân tộc các xứ thuộc địa hay bảo hộ mà trước đây, tại những nơi đó mà chúng đã hoành hành bao thủ đoạn tàn bạo bóc lột, dẫu rằng hiện tại chính thân thể chúng cũng đương bị quằn quại ở chỗ trong cảnh nước mất nhà tan. Và trước đây ít lâu, bọn Đờ Gôn há chẳng từng phải đem những câu “Dân tộc giải phóng” trưng bày với thế giới để cầu mong các cường quốc giúp đỡ, thế mà đối với các dân tộc khác vận động sự giải phóng độc lập thì chúng lại giở tay đàn áp đến cùng. Đấy là một lẽ mà chúng ta cần phải nhận biết.
2) Libǎng tuy là một nước rất nhỏ, dân số Việt Nam ta 20 phần thì đem so với dân số của họ thật không bằng một phần của ta. Thế mà dân tộc Libǎng, trong khoảng 18 nǎm trời (1925-1943) gây nên biết bao cuộc đấu tranh oanh liệt, sự thất bại trong nhất thời đã không làm nản lòng chiến sĩ, thì sự tiếp tục phi thường đáng kính ấy là một lẽ tất nhiên phải có, dân tộc đó anh dũng lại thêm tinh thần đoàn kết cả nước một lòng thì ai là chẳng kính phục? mà loài lang sói vì thế cũng phải trùng gan ngại bước.
Việt Nam hiện đang chuẩn bị đánh Nhật, đuổi Pháp để giành lấy sự độc lập tự do, vậy nên vô luận gần hay xa và bất cứ dân tộc nào nổi lên chống với đế quốc xâm lược đều là bạn thân của dân tộc Việt Nam ta vậy. Cho nên chúng ta rất đồng tình và mong cho công cuộc cách mạng của dân tộc Libǎng được thắng lợi. Tuy xa cách nhau mấy nghìn dặm, chúng ta đồng thanh cùng với anh, với chị em Libǎng hô to khẩu hiệu:
Đánh đổ bọn đế quốc xâm lược!
Libǎng cách mạng thành công muôn nǎm!
Các dân tộc bị áp bức được hoàn toàn giải phóng!
Hồ Chí Minh
Báo Đồng Minh,
số 18, tháng 12-1943.
cpv.org.vn
———————————-
1. Sự kiện thành lập Đảng: Vào những nǎm 1928-1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta tiếp tục dâng lên khắp đất nước. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá mạnh mẽ trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Một trào lưu cách mạng mới xuất hiện, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của một chính đảng thực sự của giai cấp công nhân.
Những phần tử tiên tiến trong phong trào cách mạng đã nhận thức được tình hình đó và đã đứng ra thành lập những tổ chức cộng sản đầu tiên.
Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Hà Nội. Đông Dương Cộng sản Đảng ra Chánh cương, Tuyên ngôn, nêu rõ đường lối của Đảng là làm cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hành công nông liên hiệp. Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng đã thúc đẩy phong trào cộng sản ở trong nước tiến mạnh. Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng cũng được thành lập. Tháng 9-1929, những đảng viên ưu tú của Đảng Tân Việt ra tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Trong vòng 4 tháng, ba tổ chức cộng sản liên tiếp ra đời. Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng sản là yêu cầu phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam nǎm 1929. Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cũng như nguyên tắc tổ chức của chính đảng Mác – Lênin không cho phép tồn tại tình hình là trong một nước mà có ba tổ chức cộng sản. Vì vậy tổ chức một Đảng duy nhất của giai cấp công nhân là yêu cầu bức thiết của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc đó.
Nhận được tin có các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế Cộng sản đã gửi thư kêu gọi các tổ chức cộng sản này thống nhất lại.
Sau khi nắm được tình hình trên, Nguyễn ái Quốc, với tư cách là đại diện của Quốc tế Cộng sản, đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng đã cử đại biểu đến dự Hội nghị. Riêng Đông Dương Cộng sản liên đoàn, không kịp cử đại biểu đến dự được, sau Hội nghị này đã xin gia nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Tr.10.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.