Lớp học viết báo “Huỳnh Thúc Kháng”

 – Ngày 18/7/1946, tiếp tục chuyến thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ các tầng lớp nhân dân ở nhiều địa phương, tìm hiểu đời sống và công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh của Chính phủ và nhân dân Pháp. Cùng trong ngày, Bác tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp Maurice Thorez.

Tháng 7/1941, để động viên quần chúng tham gia cách mạng, Nguyễn Ái Quốc viết bài thơ “Hoan nghênh thanh niên học quân sự” gồm 44 câu theo thể lục bát.

Thơ có đoạn: “Nước ta mất đã lâu rồi/ Đồng bào cực khổ suốt đời gian nan/ Suốt đời chịu kiếp lầm than/ Sưu cao thuế nặng, cơ hàn xót xa! Vì ai tan cửa nát nhà?/ Chồng lìa vợ, con lìa cha tơi bời? Vì ai non nước giã rời/ Giống nòi sỉ nhục chơi vơi thế này? Vì giặc Nhật! vì giặc Tây!/” để đi đến kết luận: “… Muốn đánh Nhật, muốn đánh Tây/ Thanh niên ta phải ra đây học hành/ Một là học việc nhà binh/ Hai là học biết tình hình người ta/ Thanh niên là chủ nước nhà/ Phải cho oanh liệt mới là thanh niên”.

dNgày 7/1/1958, Bác tiếp Đoàn đại biểu ĐCS Pháp do đồng chí Gianet Vecmet dẫn đầu thăm VN.

Tháng 7/1949, Bác gửi thư cho lớp học viết báo mang tên “Huỳnh Thúc Kháng”. Là một nhà báo lão luyện, với tình đồng nghiệp Bác diễn giải: “Có thể thí dụ rằng, 3 tháng này các bạn đã học cửu chương. Còn muốn giỏi các phép tính thì phải học nữa, phải học mãi. Học ở đâu? Học với ai? Học trong xã hội, học nơi công tác thực tế, học ở quần chúng. Nếu các bạn viết báo mà quần chúng hiểu, quần chúng ham đọc, quần chúng khen hay, thế là các bạn tiến bộ. Trái lại, là các bạn chưa thành công. Các bạn nên thật thà phê bình ban huấn luyện, để các lớp sau học tập mỹ mãn hơn…”.

Cũng vào thời điểm tháng 7/1949, Bác viết thư gửi báo “Quân Du Kích” là tờ báo của Cục Dân quân là một thành phần tiền thân của báo “Quân Đội Nhân Dân” hiện tại.

Trong thư Bác viết: “Làm cho “Mỗi quốc dân là một chiến sĩ, mỗi xóm làng là một pháo đài. Làm cho Quân đội giặc đến đâu cũng bị khuấy, bị phá, bị diệt; bộ đội ta đến đâu cũng được giúp đỡ đầy đủ về vật chất và tinh thần. Đó là nhiệm vụ của báo: Quân Du Kích”.

Ngày 17/7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết thúc chuyến đi thăm hữu nghị chính thức Liên Xô đầu tiên. Phát biểu tại sân bay Moscow, Bác cảm ơn sự giúp đỡ của Liên Xô đối với sự nghiệp kháng chiến chống Pháp, đấu tranh ngoại giao ở Hội nghị Genève và đánh giá:

“Sự giúp đỡ vô tư ấy làm cho nhân dân Việt Nam thêm tin tưởng và thêm sức mạnh, đồng thời làm cho chúng tôi thấy rõ trách nhiệm to lớn của mình trong việc mau chóng khôi phục lại nền kinh tế, cải thiện đời sống và bồi dưỡng lực lượng của nhân dân”.

Ngày 18/7/1960, Bác đi thăm huyện Quảng Xương, một huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hoá, thăm trại nuôi dưỡng thương binh và trại an dưỡng của cán bộ miền Nam tập kết. Cùng ngày, trên báo “Nhân Dân” đăng bài “Nhà máy giúp đỡ nông thôn” nêu rõ mối quan hệ cần có giữa giai cấp công nhân với quảng đại quần chúng nông dân.

Bài báo cũng lưu ý: “Về phía nông thôn thì tuyệt đối không nên có tâm lý ỷ lại, cái gì cũng chờ Chính phủ, hoặc các đoàn thể giúp”. 

Tháng 7/1967, ghi nhận câu chuyện, Bác Hồ quan tâm đến điều kiện trực chiến của đơn vị phòng không bố trí trên nóc Hội trường Ba Đình nên đã cử cán bộ của mình lên khảo sát. Bác đã quyết định rút hết số tiền tiết kiệm mình đang có để chuyển cho quân đội bổ sung các thứ giải khát cho bộ đội trực chiến.

X&N
bee.net.vn

Advertisement