Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh – Bài 7

Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh

~ oOo ~

Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH

Chương II Những nguyên tắc phương pháp luận chung chỉ đạo việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh

III- Kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu khoa học nghiên cứu về các vĩ nhân trên thế giới

Hồ Chí Minh được thế giới thừa nhận là một danh nhân vǎn hoá. Hồ Chí Minh là một vĩ nhân của thế kỷ XX mà tên tuổi và sự nghiệp của người Người đã trở nên gần gũi, thân thiết đối với các dân tộc trên thế giới. Riêng đối với cách mạng Việt Nam và lịch sử dân tộc Việt Nam, công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã mở ra cả một thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh. Đó là thời đại rực rõ nhất của dân tộc ta, đưa dân tộc ra tới độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như vậy.

Do đó, nói một cách ngắn gọn, nghiên cứu Hồ Chí Minh là nghiên cứu một vĩ nhân, một danh nhân vǎn hoá. ở nhiều nước trên thế giới, từ lâu đã ra đời khoa học nghiên cứu về các vĩ nhân. Khoa học này có những hình thái biểu hiện của nó dưới các dạng nghiên cứu tiểu sử, nghiên cứu học thuyết tư tưởng, nghiên cứu lịch sử cuộc đời và sự nghiệp. Trong lĩnh vực vǎn học nghệ thuật, các vĩ nhân và danh nhân còn là đối tượng của những sáng tạo để dựng nên các hình tượng trong tiểu thuyết lịch sử, trong sáng tác thơ ca và điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc…

Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học, việc tham khảo, kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu nói ở đây chủ yếu là ở những công trình khảo cứu dưới góc độ lịch sử và lý luận. ở nước ta, tiếp cận tới những tác phẩm thuộc loại này còn rất mới, thường vấp phải không ít khó khǎn về tư liệu. Đó là chưa kể đến những khác biệt rất cǎn bản về thế giới quan, về lập trường chính trị và ý thức hệ của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học chuyên biệt này. Đối với một vĩ nhân, tức là cùng một đối tượng nghiên cứu, song tuỳ thuộc sự khác nhau ở chỗ đứng và cách nhìn mà mỗi học giả nghiên cứu lại có những lǎng kính rất khác nhau trong đánh giá và cam thụ. Vì vậy, nguyên tắc phương pháp luận cần phải đặt ra trong việc nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc các kinh nghiệm và thành tựu của khoa học nghiên cứu về các vĩ nhân là quan điểm mácxít trong việc đánh giá vai trò cá nhân trong lịch sử.

Quan điểm mácxit (duy vật lịch sử) thừa nhận vai trò, tác dụng của các cá nhân, ảnh hưởng quan trọng của các cá nhân thiên tìa, kiệt xuất trong tiến trình lịch sử, thậm chí trong những tình huống đặc biệt, họ có thể có những vai trò quyết định đối với tiến trình lịch sử. Song có hai điểm đặc biệt phải lưu ý: Một là, dù vĩ đại đến đâu các vĩ nhân cũng đều là con đẻ của một thời đại lịch sử nhất định. Là sản phẩm của lịch sử, ở thời đại mình, họ không thể không bị những quy định, những chế ước, những ràng buộc của chính lịch sử đó. Tài nǎng cũng như hạn chế của họ là sự phản ánh cái giới hạn của trình độ phát triển lịch sử đương thời của thời đại đã sản sinh ra họ.

Do đó, tính chân thực, khách quan về mặt lịch sử đòi hỏi phải nghiên cứu các vĩ nhân với tư cách là một cá nhân, một con người hiện thực. Không nắm vững quan điểm lịch sử – cụ thể này có thể rơi vào tình trạng huyền thoại hoá (thổi phồng, tuyệt đối hoá, lý tưởng hoá) làm suy giảm tính hiện thực của đối tượng nghiên cứu. Nó còn có thể dẫn tới quan điểm sùng bái cá nhân, mang màu sắc tôn giáo, do đó không tái tạo được diện mạo lịch sử chân thực, mà còn xuyên tạc, bóp méo cá nhân đó. ở một khuynh hướng khác của sự thoát ly quan điểm lịch sử là tình trạng hiện đại hoá các nhân vật lịch sử. Nó có biểu hiện là đem các chuẩn mực đánh giá, các thước đo giá trị của thời kỳ hiện đại để đo lường các vĩ nhân của những thời kỳ trước đây, tạo ra những cách hiểu gượng ép, nhân tạo, thoát ky bối cảnh, điều kiện hiện thực vốn có của các vĩ nhân đó. Hai là, các cá nhân thiên tài, các vĩ nhân dù có đóng góp to lớn và xuất sắc đối với lịch sử thì vấn đề là ở chỗ, quyết định đối với tiến bộ lịch sử vẫn thuộc về vai trò của quần chúng nhân dân. ý nghĩa tích cực của những đóng góp của vĩ nhân phải được xác định ở sự liên hệ xã hội – nhân vǎn có trong tư tưởng, sự nghiệp và hành động của họ.

Đó là cơ sở giá trị của họ, là cái bảo dảm cho sức sống và ảnh hưởng của họ trong nhân dân, trong vǎn hoá của nhân loại. Cũng phải từ cơ sở này để xem xét, giải thích những hạn chế thuộc về chủ quan và khách quan mà các vĩ nhân, dù là vĩ nhân cũng không thể vượt qua. Với những quan niệm đó, các công trình nghiên cứu về vĩ nhân của học giả này hay học giả khác, nhất là các học giả đứng trên lập trường tư tưởng tư sản cần được nghiên cứu và kế thừa chủ yếu ở mặt phương pháp và kỹ thuật, đặc biệt là phương pháp sưu tầm, khảo cứu, tập hợp tư liệu, sử liệu và phương pháp trình bày.

Dĩ nhiên, có không ít những học giả tư sản tuy không cùng quan điểm, chính kiến với những người mácxít nhưng đã từng có những thành tựu đặc sắc trong nghiên cứu vĩ nhân. Sự trung thực đối với lịch sử, nhiều khi đem lại cho họ những phát hiện mới mẻ, có giá trị. Do đó, cũng chính quan điểm và phương pháp mácxít đòi hỏi người nghiên cứu phải tránh những định kiến chủ quan hẹp hòi, những thái độ biệt phái, cực đoan trong việc phủ nhận, khước từ các thành tựu nghiên cứu về vĩ nhân trong lĩnh vực khoa học này của thế giới. Việc chǎm chú khai thác, khảo cứu nó có thể giúp ích một cách đáng kể cho chúng ta trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh.

PGS, PTS. Hoàng Chí Bảo; GS. Nguyễn Đǎng Mạnh;

cpv.org.vn

Advertisement