Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh
~ oOo ~
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH
Chương II Những nguyên tắc phương pháp luận chung chỉ đạo việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh
II. Quán triệt những quan điểm của Đảng và chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo cao cấp trong nghiên cứu về Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về Hồ Chí Minh không những cần xuất phát từ các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử mà còn phải quán triệt những chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, Những chỉ dẫn đó có trong các bài nói và viết, các phát biểu chính thức thành vǎn của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhân những lễ kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của Hồ Chí Minh. Đặc biệt là, cần chú ý khai thác những đánh giá về công hiến của Hồ Chí Minh qua tư tưởng và sự nghiệp của Người, những nhận xét, đánh giá về ảnh hưởng uy tín đạo đức nhân cách, lối sống, phong cách ứng xử vǎn hoá của Hồ Chí Minh đối với xã hội và các tầng lớp nhân dân qua các thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam.
Đây là những đánh giá chính thức và là quan điểm chính thống của Đảng ta đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi trong các vǎn kiện chính trị của Đảng, nhất là các vǎn kiện ở thời kỳ đổi mới, từ Đại hội VI, VII, VIII cho tới nay. Cùng ở trong hệ thống nguồn tài liệu này còn có các bài nghiên cứu, các công trình lý luận chính trị đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp về Hồ Chí Minh của các nhà lãnh đạo vốn là học trò và bạn chiến đấu của Người, cùng sống và hoạt động bên cạnh Người, có điều kiện hiểu biết khá cặn kẽ về cuộc đời Hồ Chí Minh; về những quan điểm, tư tưởng và lý luận của Người; về phương pháp công tác và quan hệ con người rất mực bao dung và nhân ái của Hồ Chí Minh.
Nguồn tài liệu này cung cấp cho người nghiên cứu về Hồ Chí Minh không chỉ về mặt tư liệu khoa học mà còn cả những gợi mở về phương pháp luận, quan điểm và thái độ chính trị bảo đảm cho công việc nghiên cứu những định hướng đúng đắn, hữu ích. Việc nghiên cứu thấu đáo những tài liệu này để nắm vững nội dung tư tưởng và phương pháp trình bày, trên cơ sở đó tiến hành một sự phân loại, sắp xếp nguồn tài liệu theo vấn đề và theo thời gian, trong đó chú trọng khai thác những luận điểm lớn có ý nghĩa chỉ đạo nhận thức hoặc gợi mở phương hướng nghiên cứu, tìm tòi… cần được xem là một yêu cầu nghiêm túc cả về mặt tư tưởng chính trị lẫn chuyên môn, học thuật đối với người nghiên cứu trong tình hình hiện nay.
Để thực hiện yêu cầu này, người nghiên cứu ngoài công phu lao động tìm tòi còn phải có nǎng lực phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá cao. Về mặt thao tác nghiên cứu, không nên bỏ qua một nhận xét là, có một sự thâm nhập đồng thời những chỉ dẫn, gợi ý này cùng với sự thâm nhập các tác phẩm của Hồ Chí Minh (xét từ giới hạn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh bằng phương pháp phân tích vǎn bản), hoặc khai thác sự kiện, niên biểu, tư liệu lịch sử, tư liệu vǎn học, tư liệu thực tiễn về Hồ Chí Minh (xét từ góc độ các lĩnh vực nghiên cứu khác, mang tính chuyên biệt về đối tượng – khách thể Hồ Chí Minh theo những hướng đích khác nhau của nghiên cứu.
Thí dụ: Nghiên cứu biên niên tiểu sử, nghiên cứu tiểu sử khoa học, nghiên cứu các phương diện đạo đức, lối sống, vǎn hoá Hồ Chí Minh hay những tác động, ảnh hưởng của Hồ Chí Minh trong thực tiễn con người và lịch sử…). Sự thâm nhập này có tác động hỗ trợ, thúc đẩy, điều chỉnh lẫn nhau mà điều quan trọng đối với người nghiên cứu là, phải bắt đầu từ đó để tiến lên một cách độc lập, tự chủ và sáng tạo trong những lập luận, kiến giải riêng của mình.
Càng nắm vững đối tượng càng phải vượt qua những sự mô tả bề ngoài về đối tượng ấy để vạch ra lôgích của những mối liên hệ bản chất về đối tượng. Càng tiếp cận với các nguồn tài liệu, những nhận xét, nhận định và kết luận về đối tượng càng phải đề phòng nguy cơ rơi vào sự khuôn sáo, cứng nhắc, thái độ lệ thuộc vào tài liệu và thụ động trước những lập luận đã có. Nó có thể dẫn tới tình trạng coi những chỉ dẫn vốn là một trong những điểm tựa gợi ý nghiên cứu thành những kết quả nghiên cứu, trong khi việc nghiên cứu của chính mình chỉ vừa mới bắt đầu.
ùng với việc đổi mới toàn diện đất nước như một đường lối chiến lược của sự phát triển để xây dựng một xã hội Việt Nam hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đặc biệt coi trọng yêu cầu đổi mới tư duy, nhận thức, thực hiện dân chủ hoá để giải phóng tinh thần, ý thức xã hội, kích thích những tìm tòi sáng tạo để hình thành những tư tưởng khoa học mới, khắc phục sự chậm trễ của lý luận so với thực tiễn, sự lạc h ậu của khoa học xã hội trước cuộc sống. Quan điểm đổi mới ấy của Đảng ta phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh.
Do đó, việc thấm nhuần các quan điểm của Đảng, việc tìm hiểu các chỉ dẫn nghiên cứu Hồ Chí Minh của các đồng chí lãnh đạo của Đảng phải dẫn tới những thúc đẩy tích cực nghiên cứu chứ không phải hạ thấp vai trò, chức nǎng nghiên cứu xuống trình độ mô tả, thuyết minh cái có sẵn một cách thông thường, cho dù thuyết minh, tuyên truyền là rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động tư tưởng.
Dưới đây là một số điểm chú ý được rút ra từ các vǎn kiện Đảng và các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần đây có ý nghĩa chỉ dẫn nghiên cứu về Hồ Chí Minh mà chúng tôi có thể lĩnh hội, vận dụng vào các đề tài nghiên cứu.
1. Mọi thắng lợi và thành tựu của cách mạng Việt Nam đều gắn liền mật thiết với tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối của Đảng, của tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh mà những nét nổi bật và bao trùm là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao nǎng lực, trí tuệ, phát huy sức mạnh chiến đấu của Đảng, truyền thống đoàn kết của Đảng và của dân tộc… đó là những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới. Học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những vấn đè quan tâm hàng đàu của Đảng trên lĩnh vực công tác tư tưởng – lý luận, giáo dục và tuyên truyền của Đảng đối với toàn xã hội. Đó là cách đặt vấn dề của Đảng ta tại Đại hội VI – Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của cách mạng nước ta trong tình hình mới.
2. Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện và hoàn cảnh lịch sử – cụ thể của nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ của sự phát triển xã hội ta, sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh. Đây là những nét chủ đạo được đề cập trong Cương lĩnh, Chiến lược, Vǎn kiện Đại hội VII và trong Nghị quyết các Hội nghị Trung ương (khoá VII) của Đảng.
3. Kiên trì sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong đổi mới kinh tế – xã hội, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội xây dựng chế độ mới do dân lao động làm chủ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đây là những định hướng của công tác tư tưởng và lý luận dược nêu lên trong Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị gần đây cùng với các Nghị quyết Trung ương về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh; về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, về Đảng lãnh đạo Nha nước, về phát huy vai trò của nhân tố con người trong xây dựng kinh tế, phát triển vǎn hoá – giáo dục, xây dựng nông thôn, thực hiện từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Đó là sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Trong hàng loạt các bài nói và viết của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng ta, từ các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, Đỗ Mười, đến các đồng chí cố vấn Nguyễn Vǎn Linh, Phạm Vǎn Đồng, và nhiều đồng chí khác, đã gợi mở nhiều ý kiến phong phú về nghiên cứu, đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh, vè phương pháp cách mạng, chiến lược đại đoàn kết, về xây dựng Đảng, Nhà nước và quân đội, về giáo dục con người, đào tạo cán bộ cách mạng, về đạo đức và lối sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn cả một mảng tư liệu phong phú, sinh động về Hồ Chí Minh dưới hình thức hồi ký, chuyện kể, sự kiện liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của Người.
Đó là những cứ liệu xác thực hỗ trợ rất nhiều cho việc nghiên cứ toàn diện, hệ thống về Hồ Chí Minh. Vì tất cả những lẽ đó, cần thiết phải khẳng định vị trí và tầm quan trọng của những quan diểm của Đảng được ghi trong các vǎn kiện, các chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo cao cấp, trong hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận chung chỉ đạo việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh. Các khoa học lịch sử Đảng và xây dựng Đảng đã đề cập trực tiếp tới các vấn đề đã nêu trên. Bộ môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” với tư cách một môn khoa học đang trong quá trình hình thành, đặt nền móng cho sự ra đời một chuyên ngành khoa học mới – ” Hồ Chí Minh học” ở nước ta – chắc chắn sẽ hỗ trợ tích cực về công cụ và phương pháp nghiên cứu cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
PGS, PTS. Hoàng Chí Bảo; GS. Nguyễn Đǎng Mạnh;
Bạn phải đăng nhập để bình luận.