Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh
~ oOo ~
Phần thứ hai: PHƯƠNG PHÁP LIÊN NGÀNH VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN NGÀNH NGHIÊN CỨU VỀ HỒ CHÍ MINH
Chương IV Phương pháp liên ngành trong nghiên cứu Hồ Chí Minh
Ở nước ta, cho đến nay, phương pháp liên ngành vẫn còn là một hiện tượng mới mẻ của lĩnh vực phương pháp và phương pháp luận, mức độ phổ cập còn hạn chế, thực chất là chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn. Do đó, trước khi bàn việc vận dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu Hồ Chí Minh, cần thiết thống nhất một số quan niệm cơ bản về thực chất, đặc điểm và phạm vi vận dụng của nó.
I. Khái niệm về nghiên cứu liên ngành và phương pháp liên ngành
1. Về nghiên cứu liên ngành
Hiện tượng nghiên cứu liên ngành đã phát triển mạnh mẽ từ những nǎm 50 trở lại đây, nảy sinh từ thực tiễn phát triển của khoa học, khi các chuyên ngành hẹp không thể tự mình giải quyết được những vấn đề đặt ra nếu không liên hợp, kết hợp với các chuyên ngành khác. Đến nay, xu hướng liên ngành đã trở thành đối tượng nghiên cứu không thể bỏ qua của những người làm khoa học. Hiện tượng liên ngành đã được Ph. Ǎngghen tiên đoán từ cuối thế kỷ XIX. ở thời cổ đại, về cơ bản, khoa học chưa có sự phân ngành, nếu có, cũng chỉ như những yếu tố mà chưa thành một ngành. Các nhà khoa học có tên tuổi thời bấy giờ cũng đồng thời là các nhà bách khoa (như Pithagore vừa là nhà triết học, vừa là nhà toán học, thiên vǎn học, … Aristote vừa là nhà triết học, chính trị học, lôgích học, tu từ học, thi pháp học, vừa là nhà vật lý học, sinh vật học, v.v…).
Điều đó cũng diễn ra ở phương Đông với tình trạng vǎn – sử – triết bất phân. Nhà nho kiêm cả y, lý, số… Bước sang thời trung, cận đại, thế giới không còn được nhìn như một tổng thể thống nhất mà đã được chia ra thành từng khối. Tri thức khoa học đã được phân hoá và hình thành các bộ môn khác nhau: toán, thiên vǎn, cơ, lý, hoá, sinh, sử, vǎn, kinh tế, tâm lý, ngôn ngữ,… Lịch sử phân ngành kéo dài cho đến cuối thế kỷ thứ XIX. Các khoa học lý thuyết đồ sộ cũng đã xuất hiện vào thời gian này. Sự phân ngành dữ dội, đã tạo ra những hạn chế: các chuyên ngành chỉ biết đi sâu vào cái riêng của ngành mình mà bỏ qua cái chung. Vì vậy, càng phân ngành, các nhà khoa học càng ít hiểu nhau. Do đó, Ph. Ǎngghen đã dự đoán: ở chỗ ráp ranh của phân ngành sẽ là liên ngành. ở thời kỳ hiện đại, sự phát triển như vũ bão của khoa học đã tạo ra yêu cầu khách quan là các ngành phải xích lại gần nhau, liên hợp với nhau, thâm nhập vào nhau.
Khoa học hiện đại hình thành ba khối chuyên môn lớn: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân vǎn, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Sự liên ngành diễn ra ở các mức độ khác nhau: có khi là hai ngành ráp ranh, kề cận nhau (cơ-lý, hoá-lý, hoá-sinh), có khi tới ba ngành (cơ-lý-toán, hoặc như khoa học Mác – Lênin gồm triết học, kinh tế – chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học), có khi còn nhiều hơn nữa, tới bốn, nǎm ngành, như trong tâm lý học hiện đại, điều khiển học, v.v… Sự liên ngành không chỉ diễn ra trong nội bộ một khối ngành mà còn diễn ra giữa khối ngành kia, như toán – kinh tế, toán – ngôn ngữ,… Xét về mức độ, sự hợp ngành cũng diễn ra ở hai mức: mức thấp, mức kết hợp là liên ngành (hay liên bộ môn) và mức cao là mức hợp ngành hay tích hợp (intégration) để tạo ra bộ môn mới.
Hiện nay ở nước ta, nghiên cứu liên ngành mới bắt đầu ở mức thấp. Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về tư tưởng Hồ Chí Minh (KX.02) là một chương trình nghiên cứu liên ngành (ở mức thấp) nghĩa là các nhà khoa học thuộc nhiều bộ môn tham gia vào giải quyết các đề tài của chương trình bằng cách vận dụng phương pháp bộ môn của mình để tìm hiểu, lý giải một phương diện nào đó của đối tượng nghiên cứu vốn rất đa diện là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực ra, nghiên cứu liên ngành như là một cấu trúc thực sự, sau khi có một cơ quan nghiên cứu làm đầu mối, một chương trình nghiên cứu làm nội dung vẫn chưa đủ, mà phải tiến lên xây dựng một lý thuyết chung mới nghiên cứu liên ngành được. Từ đó đẻ ra yêu cầu phải xây dựng phương pháp liên ngành.
2. Phương pháp liên ngành
Như trên đã nói, xuất phát từ yêu cầu mở rộng trường nhận thức của mỗi chuyên ngành, do quá đi sâu vào cái riêng của ngành mình mà làm cho nhiều cái riêng khác bị che mờ đi, không đủ sức bao quát được các hiện tượng phức tạp khác, vì vậy cần thiết phải liên ngành với nhau nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục cái hạn chế của mỗi bên. Nhu cầu hợp tác nghiên cứu liên ngành đặt ra vấn đề phương pháp liên ngành. ở nước ta, vấn đề nghiên cứu liên ngành hưa thật phát triển nên vấn đề phương pháp liên ngành cũng chưa thể giải đáp một cách thật đầy đủ và sáng tỏ ngay được. Hiện nay, có hai xu hướng liên ngành cơ bản: liên ngành vì một ngành (đã có) và liên ngành vì hợp ngành (để hình thành một ngành mới). ở nước ta, nhất là trong khoa học xã hội, đang bắt đầu ở hướng thứ nhất. Do đó, để tìm hiểu về phương pháp liên ngành, ở đây giới thiệu hạn chế trong phạm vi liên ngành vì một ngành, nhằm vân dụng thiết thực vào việc nghiên cứu Hồ Chí Minh.
2.1. Thực chất của phương pháp liên ngành (vì một ngành) là gì ? Nó có những đặc trưng và yêu cầu nào ? ở nước ta, đây là một vấn đề còn mới mẻ, đang trên đường thực nghiệm, nên cũng chỉ mới có điều kiện nêu ra một số nét ban đầu đẻ từ đó tìm cách vận dụng vào chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (vì một ngành) do đối tượng nghiên cứu quyết định. Thực tế, có những đề tài không thể do một ngành nghiên cứu giải quyết được, mà đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành. Thí dụ, để nghiên cứu về thời kỳ quá độ ( bao gồm các vấn đề quy luật phổ biến và đặc thù của thời kỳ quá độ, vấn đề phân kỳ thời kỳ quá độ, vấn đề giải quyết những khó khǎn, phức tạp về kinh tế – xã hội, đạo đức – lối sống,… trong thời kỳ quá độ, v.v..) đòi hỏi phải có sự tham gia nghiên cứu của nhiều ngành. Điều này càng rõ hơn khi tiếp cận các đề tài có tính toàn cầu như về thời đại hiện nay, về chiến tranh và hòa bình, về nguyên liệu – nǎng lượng và môi trường sinh thái, v.v..
Trong những trường hợp đó, phương pháp liên ngành là phương thức tốt nhất để khai thác, tái hiện toàn bộ bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu như là nó và như là ngoài nó. Thí dụ, việc sử dụng phương pháp liên ngành trong sử học xuất phát từ chỗ đối tượng của sử học là những sự kiện do con người sáng tạo ra, đã xảy ra trong quá khứ, có khi ở những thời đai rất xa xưa, trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và giữa con người với nhau. Đó không phải là một đối tượng trực tiếp đang diễn ra mà là được tái hiện ra, nên không bao giờ đầy đủ. Vì vậy, để chiềm lĩnh được nó, một đối tượng phức tạp nhiều bộ phận, nhiều hệ thống, nên ngoài chi thức và phương pháp của bản thân sử học, nhà nghiên cứu cần phải vận dụng những chi thức và phương pháp ngoài sử học như triết học (đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), đường lối, quan điểm của Đảng, các nhà khoa học hỗ trợ khác như địa lý – lịch sử, xã hội học, tâm lý học, dân số học, v.v..
Phương pháp liên ngành là phương pháp đưa cách thức, mô hình, lược đồ của ngành mình vận dụng vào nghiên cứu ngành khác và ngược lại. Nó là sự kết hợp, đan xen và bổ sung các phương pháp cho nhau giữa các ngành độc lập, nhằm phát huy cái mạnh, hạn chế cái nhược điểm của mỗi phương pháp. Tất nhiên, liên ngành không đơn thuần chỉ là cộng ngành, mà có sự điều chỉnh đậm, nhạt trong sử dụng các phương pháp tuỳ theo mỗi đề tài nghiên cứu. Thí dụ, để nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chủ yếu phải vận dụng phương pháp của đạo đức học Mác – Lênin có kết hợp với phương pháp tâm lý học xã hội để lý giải diễn biến tâm lý con người sau chiến tranh, từ bao cấp sang cơ chế thị trường, với phương pháp điều tr xã hội học, phương pháp thống kê toán học, v.v..
Vì vậy, hội thảo chuyên gia là bước đi là bước đi cần thiết để lựa chọn khả nǎng đối tác trước khi bắt tay thực sự vào nghiên cứu liên ngành. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học và do yêu cầu của thực tiễn đời sống, nghiên cứu liên ngành đang trở thành một hiện tượng phổ biến trong mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội (ngắn han, trung hạn và dài hạn) của mỗi quốc gia, cũng như việc giải quyết những vấn đề có tính toàn cầu của thời đại hiện nay (vấn đề cân bằng sinh thái, bùng nổ dân số, khủng hoảng lực lượng, nǎng lượng,…) đòi hỏi sự nhất thể hoá về nhận thức và hành động trong tất cả các quốc gia, khu vực và toàn nhan loại. Tập thể rộng lớn các nhà khoa học thế giới tham gia vào đó, làm việc với nhau trên cơ sở phương pháp liên ngành khoa học, sẽ đem lại cho nó một bước phát triển mới, cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
2.2. Phương pháp liên ngành đòi hỏi nắm vững một số nguyên tắc chỉ đạo – Phải xác định rõ vai trò của chủ thể trong liên ngành: cái gì là trung tâm, ai giữ địa vị chủ đạo ? Liên ngành là sự tương tác giữa các chuyên ngành, nếu sự tương tác đó chịu lực chi phối của nhiều trung tâm khác nhau sẽ dẫn tới những kết quả khác nhau. Hai bộ môn khoa học gần kề nhau, như hóa và sinh, nếu hóa học là trung tâm thì sẽ tạo ra chuyên ngành mới là hóa – sinh, nếu sinh học đóng vai trò trung tâm thì sẽ tạo ra ngành mới là sinh – hóa. Trong trường hợp liên ngành vì một ngành thì phải lấy ngành sẵn có này làm trung tâm, xuất phát từ nhu cầu của ngành đó và cuối cùng tất cả đều quay về phục vụ cho ngành đó. Nếu liên ngành vì chuyên ngành nghiên cứu Hồ Chí Minh thì trung tâm tổ chức hợp tác liên ngành là bộ môn Hồ Chí Minh học.
Các chuyên gia hợp tác như sử học, đạo đức học, xã hội học, vǎn học,… sẽ huy đông mọi tri thức và phương pháp của các ngành mình hướng vào phục vụ cho việc khám phá bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu là con người, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức,… Hồ Chí Minh. Để làm được việc này, trung tâm đứng ra tổ chức sự hợp tác liên ngành phải có đội ngũ chuyên gia giỏi, nhất là cán bộ đầu ngành giỏi, để phân tích, chọn lọc tiếp thu và sử dụng được lợi thế của những phương pháp khác nhằm hoàn thiện cho phương pháp của chuyên ngành mình. Một ngành học non trẻ sẽ trưởng thành nhanh chóng khi biết hợp tác với các chuyên ngành khác. – Phải xác lập và nắm bắt những đặc thù của phương pháp chuyên ngành của mình để trong quá trình liên ngành, khi tiếp thu các chi thức và phương pháp của các ngành khác, không làm mất đi đặc trưng riêng củ chuyên ngành mình.
Một chuyên ngành khoa học mới ra đời, hệ thống tri thức, ngôn ngữ, khái niệm của nó, thường chưa thể hoàn chỉnh ngay một lúc. Nghiên cứu chuyên ngành là sự giao thoa, tương tác giữa nhiều ngành, trong đó có những ngành cơ bản đã có bề dày lịch sử, có khả nǎng thâm nhập, tác động vào các ngành khác. Nếu không đứng vững và xuất phát từ đặc trưng của ngành mình thì chẳng những không hấp thụ được những cái hay, cái mạnh của ngành khác mà còn đánh mất vai trò, tác dụng của ngành mình, và như vậy thì nghiên cứu liên ngành cũng mất luôn ý nghĩa. Thí dụ, nghiên cứu đề tài “Con người và chính sách xã hội với con người” đã thu hút sự tham gia của rất nhiều ngành: triết học, xã hội học, đạo đức học, vǎn hoá học, tâm lý học, v.v..
Khi tham gia vào đề tài này, bộ môn Hồ Chí Minh phải xuất phát từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và những tư tưởng của Người về chính sách xã hội đối với con người. Từ khi có mặt trận Việt Minh, nhất là từ khi đứng đầu nhà nước của dân, do dân, vì dân, cho đến Di chúc để lại cho Đảng và Nhà nước ta, Người luôn luôn yêu cầu phải làm gì đối với con người sau khi chiến tranh kết thúc… Chỉ trên cơ sở đó, chuyên ngành Hồ Chí Minh mới có đóng góp cụ thể vào đề tài những kiến nghị cụ điều chỉnh, sửa đổi các chính sách cũ, đặt ra những chính sách mới có tính khả thi, theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh và phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta. – Phải tuân thủ trình tự liên ngành từ gần đến xa, từ cùng khối đến khác khối, tức là phải xuất phát từ nhu cầu và đặc trưng của ngành mình mà lựa chọn đối tác.
Chẳng hạn, toán học liên kết trước hết với khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ, sau đó mới dần dần lan sang khoa học xã hội và nhân vǎn. Ngay trong khoa học tự nhiên nó cũng bắt đầu từ các bộ môn gần kề: từ cơ học, đến vật lý học, sau mới đến hoá học rồi sinh học,… Chuyên ngành nghiên cứu Hồ Chí Minh thuộc khối khoa học xã hội và nhân vǎn, có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ môn lý luận Mác – Lênin (triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng,…) tiếp theo là với sử học, kinh tế học, tâm lý học, ngôn ngữ học, vǎn học,… Phương pháp thống kê toán học cũng có thể vận dụng trong phạm vi nhất định như để tìm hiểu tần số xuất hiện của những từ ngữ và mệnh đề nào đó trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
PGS, PTS. Hoàng Chí Bảo; GS. Nguyễn Đǎng Mạnh;
Bạn phải đăng nhập để bình luận.