Thành lập Quỹ Độc lập

 – “Thế giới sẽ chỉ có hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp nơi mà họ gặp nó. Trong khi chờ đến ngày đó, hiện nay họ còn là nạn nhân của con quái vật ấy, đòi hỏi một cách nghiêm khắc nhân danh nguyên tắc của dân tộc được quyền tự quyết và họ rất xứng đáng để lưu ý tiếng nói của họ phải được lắng nghe với tình cảm đậm đà trong nhân dân các nước ở châu Âu và châu Mỹ”. Đó là quan điểm về hoà bình và chiến tranh của Nguyễn Ái Quốc trong bài báo viết trên tờ “Le Populaire”(Dân chúng) ngày 4/9/1919 khi là đảng viên Đảng Xã hội Pháp.

“…Chính phủ giành lấy cái quyền hạn bỉ ổi chỉ cho phép xuất bản những loại báo nào ca ngợi mình và sau khi đã có kiểm duyệt rồi. Chính phủ lợi dụng cái đặc quyền độc đoán ấy để lập ra những tờ báo tiếng An Nam theo ý mình được hưởng những trợ cấp bí mật của nhà nước và chuyên làm việc quảng cáo tuyên truyền cho chính phủ…”. Cũng trong bài báo trên, Nguyễn Ái Quốc vạch mặt chính sách báo chí của chủ nghĩa thực dân.

“Yếu tố quyết định nằm ngay trong bản thân chú. Đó là lòng yêu nước của chú”.  Đó là câu nói của Bác Hồ ngày 4/9/1947, khi tiếp ông Phạm Khắc Hoè, cựu Ngự tiền Văn phòng của Vua Bảo Đại vừa từ vùng tạm chiếm lên chiến khu tham gia kháng chiến khi không đồng ý với ý kiến của ông Hoè cho rằng ra chiến khu tham gia kháng chiến chỉ vì hình ảnh và uy tín của lãnh tụ.

Ngày 2/3/1946, Chủ tịch HCM tại lễ ra mắt chính phủ. Đặng Thai Mai - Bộ trưởng Giáo dục đứng thứ 2 từ trái sangNgày 2/3/1946, Chủ tịch HCM tại lễ ra mắt chính phủ. Đặng Thai Mai – Bộ trưởng Giáo dục đứng thứ 2 từ trái sang

Chỉ 2 ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập, ngày 4/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh số 4 thành lập Quỹ Độc lập “để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của quốc gia” và trao cho nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện phụ trách. Chính từ Quỹ này đã có Tuần Lễ Vàng mang lại cho cách mạng một nguồn lực vô giá về tài chính và sự ủng hộ của dân chúng. Cùng ngày, tại Bắc Bộ phủ Bác tiếp nhà trí thức Đặng Thai Mai khích lệ các tầng lớp trí thức ra gánh việc nước. Và trong Chính phủ Kháng chiến thành lập tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá I, Đặng Thai Mai là Bộ trưởng Giáo dục.

X&N

bee.net.vn

Advertisement