“Vấn đề con người là hết sức quan trọng”

– Ngày 30/7/1950, báo “Sự Thật” đăng bài “Xin chỉ thị, gửi báo cáo”, với bút danh XYZ, Bác đề cập đến một hiện trạng “Trước khi làm không xin chỉ thị. Khi làm rồi, không gửi báo cáo. Nhiều địa phương mắc phải cái bệnh ấy. Họ không hiểu rằng thế là: Vô kỷ luật, vô chính phủ, địa phương chủ nghĩa… Vì bệnh ấy có nơi phải thất bại chua cay”.

Bài báo phân tích sự cần thiết phải thực hiện những nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương. Bài báo cũng hướng dẫn rất cụ thể những cách thức để việc báo cáo mang lai hiệu quả thiết thực: “Báo cáo phải thật thà, gọn gàng, rõ ràng, thiết thực. Những tài liệu và con số phải phân tích và chứng thật, Không nên hàm hồ, bèo nheo. Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu. Không nên viết “tràng giang đại hải” mà làm lu mờ những điểm chính”.

Cuối bài báo kết luận: “Đánh thắng khuyết điểm của ta, tức là một phần đã đánh thắng địch”.  Sau này, ngày 10/7/1954, Bác cũng lại viết bài “Viết báo cáo và xin chỉ thị” đăng trên báo “Nhân Dân” cũng nhắc lại chủ đề này với lời kết luận: “Cán bộ các cấp phải hiểu rằng chế độ thỉnh thị và báo cáo là rất quan trọng và mỗi cán bộ phụ trách phải kiên quyết chấp hành điều ấy” (xem 10/7).

f

Ngày 30/7/1962, tham dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về công tác kiểm tra kế hoạch nhà nước năm 1963, Bác phát biểu: “Từ ngày hoà bình lập lại năm nào cũng có thuận lợi, có khó khăn và năm nào cũng không đạt kế hoạch. Tình hình mỗi ngày một căng thẳng. Ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vấn đề ăn và mặc cho quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá. Vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả là do con người…”.

Ngày 30/7/1969, Bác tiếp nhà toán học Hoàng Tuỵ nghe báo cáo về việc ứng dụng vận trù học trong phân phối hàng hoá để góp phần giải quyết việc xếp hàng trước các cửa hàng.

Giáo sư Hoàng Tuỵ thuật lại: “Trong cuộc gặp, Bác trao đổi: “Nên tìm chữ gì dễ hiểu hơn, chữ “vận trù học” vì Chủ tịch nước cũng không hiểu nổi. “Vận trù” là câu của Trương Lương “Vận trù ư duy ác chi trung, quyết thắng ư thiên lý chi ngoại”. Vận trù cũng là tham mưu, Bộ đội ta có nhiều người không học tính toán được nhiều mà làm “vận trù” cũng khá là nhờ cái này”. Rồi người chỉ vào trái tim mình”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement