“Một ngày nghỉ ngơi”

– Trong “Nhật ký hành trình” ghi lại chuyến đi thăm nước Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 29/7/1946 viết: “Hôm nay là hôm đầu tiên mà Cụ Chủ tịch được nghỉ ngơi không phải tiếp ai. Không đi thăm ai. Kéo ghế ra giữa vườn đọc sách, xem báo, nói chuyện cùng ông bà Aubrac (là chủ nhà, người đã mời Bác về ở nhà mình trong thời gian sang thăm nước Pháp – X&N) và các anh em tuỳ tùng. Chơi đùa với hai cháu nhỏ”.

“Nhật ký hành trình” viết tiếp: “Nhưng nghỉ ngơi không được bao lâu. Vừa ăn cơm trưa xong thì có người của Chính phủ Pháp phái đến mời Cụ Chủ tịch đi khai mạc Hội nghị Hoà bình của 21 nước Đồng minh.

4 giờ chiều nay, các nước Đồng minh khai mạc Hội nghị Hoà bình. Hội nghị khai mạc tại Điện Luxembourg là Thượng nghị viện Pháp.

Hội nghị có 21 đoàn đại biểu thay mặt 21 nước Đồng minh. Tính cả đại biểu, cố vấn, thư ký, người phiên dịch có đến hơn hai nghìn người…

Hội nghị này tuy gọi rằng Hội nghị Hoà bình, nhưng không bàn việc nước Đức và Nhật, chỉ bàn đến 5 địch quốc nhở là Hongrie, Ý, Finlande (Phần Lan), Bulgarie, Roumanie (là những nước Đồng minh tròn trục phát xít). Vì vậy người ta thường gọi là “Hội nghị 21” hay “Hội nghị Luxembourg”…

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thanh niên dân chủ Pháp tại nhà của ông bà R.Aubrac.Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thanh niên dân chủ Pháp tại nhà của ông bà R.Aubrac.

Tham dự cuộc Hội nghị được quốc tế coi là quan trọng của thời hậu chiến này, Bác bình luận “27 năm về truớc (1919) ở Paris đã có một cuộc Hội nghị Hoà bình. Hội nghị đó cũng có tứ cường là Mỹ, Anh, Pháp, Ý. Thấm thoát chưa được 20 năm lại nổi lên cuộc chiến tranh tàn nhân hơn lần trước. Có ai biết Hội nghị Hoà bình này sẽ giữ hoà bình được mấy năm?”. 

Cuộc hội nghị tổ chức năm 1919 chính là “Hội nghị Versailles” của các nước thắng trận trong Đại chiến Thế giới lần thứ Nhất (1914-1918) bàn về thế giới hậu chiến, thực chất là phân chia lại thế giới theo lợi ích của các nước thắng trận.

Chính vào thời điểm này, “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” gồm 8 điều đề cập tới những quyền cơ bản nhất, do “Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp” ký tên “Nguyễn Ái Quốc” đã được gửi đến hội nghị và tới một số đoàn đại biểu, trong đó có Tổng thống Mỹ Wilson. Đáng tiếc là lợi ích các dân tộc nhược tiểu, thuộc địa không bao giờ được các cường quốc thắng trận để mắt tới.

Khi tường thuật những chi tiết của hội nghị, “Nhật ký hành trình” đã nhắc đến một đại biểu nữ của Roumanie là Uỷ viện của Hội Phụ nữ Dân chủ Thế giới và là Chủ tịch Hội Phụ nữ chống phát xít giới thiệu nỗ lực của quốc gia này sau chiến tranh trong việc chống nạn mù chữ, từ 2 năm nay đã dạy được 10 vạn người biết đọc biết viết, Bác đã lưu ý: “Ở Việt Nam ta chỉ 5 tháng đã dạy được hơn 1 triệu người”.

X&N

bee.net.vn

Advertisement