Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc

– Ngày 22/6/1946, mở đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hoà Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm bày tỏ sự thân thiện giữa 2 quốc gia và tìm giải pháp cho việc xác lập mối quan hệ giữa hai nước bằng một cuộc đàm phán sẽ diễn ra cùng thời gian này tại Fontainebleau.

Từ Biarritz, máy bay của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà hạ cánh xuống sân bay Le Bourget của thủ đô Paris nơi diễn ra lễ đón tiếp trọng thể  với những nghi thức  quốc gia.

Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại cùng nhiều thành viên trong Chính phủ, đông đảo nhân dân Pháp và bà con Việt kiều đã nghênh tiếp. Đoàn lưu lại tại Khách sạn Royal Monceau gần Phủ Tổng thống.

Ngay tại sân bay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố trước máy ghi âm của Hãng Thông tấn Pháp AFP: “Tôi rất lấy làm bằng lòng được đặt chân lên đất của một nước đã chịu đau khổ nhiều vì lý tưởng và tự do. Cảm ơn Chính phủ và dân chúng Pháp tiếp đãi tôi một cách long trọng. Mong sau này hai dân tộc Pháp và Việt Nam cộng tác một cách bình đẳng, thật thà và thân thiện”.

Cuộc viếng thăm nước Pháp kéo dài tới tận ngày 16/9/1946, Bác mới rời Paris sau khi ký được một bản “Tạm ước” (14/9) với Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại nhằm cứu vãn nguy cơ chiến tranh.

Từ Paris đi tàu hoả tới thành phố Marseille rồi đi cảng Toulon. Ngày 18/9, Bác xuống tàu “Dumont D’ Urville” cùng với một số trí thức tình nguyện về nước phục vụ, trong đó có bác sĩ Trần Hữu Tước, kỹ sư Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa)… Tàu rời cảng, cho tới ngày 20/10/1946 mới về tới Cảng Hải Phòng và ngày hôm sau (21/10) trở về Hà Nội bằng tàu hoả.

d

Một năm sau, hai nước đã ở trong tình trạng chiến tranh, ngày 22/6/1947, tại chiến khu, trả lời phỏng vấn của một nhà báo nước ngoài. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Một là Chính phủ Việt Nam gồm rất nhiều đảng phái, hai là chính sách Việt Nam rất rõ rệt: cốt làm cho nước Việt Nam thống nhất và độc lập, làm cho dân được tự do và khỏi khổ, khỏi dốt. Bao giờ nước Việt Nam được thật thà thống nhất và độc lập thì chiến tranh sẽ kết liễu”.

Đề cập tới tới một chương trình kiến thiết, người đứng đầu nhà nước kháng chiến cho biết: “Chương trình kiến thiết của Việt Nam bước đầu tiên là làm cho dân khỏi khổ, khỏi dốt. Muốn như thế thì chúng tôi phải ra sức tăng gia sản xuất, muốn tăng gia sản xuất rộng rãi và chóng có kết quả thì chúng tôi cần có tư bản, trí thức và lao đông. Dân Việt Nam rất siêng năng và chịu khó, cho nên chúng tôi đủ sức lao động. Việt Nam có rất nhiều phụ nguyên, chúng tôi rất hoan nghênh tư bản Pháp và tư bản các nước công tác thật thà với chúng tôi”.

Đề cập tới vai trò của trí thức, Bác khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế. Chứng thực là trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, những người trí thức Việt Nam đã chứng thực một phần quan trọng… Địa vị những người trí thức ái quốc Việt Nam là cùng với toàn thể đồng bào, kiến thiết nước Việt Nam mới, một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement