Sửa đổi Hiến pháp

– Ngày 18/4/1958, tại phiên họp buổi chiều của Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Ban sửa đổi Hiến pháp báo cáo trước toàn thể đại biểu quá trình xây dựng và nội dung bản dự thảo “Hiến pháp sửa đổi”.

Bác hứa với Quốc hội “sẽ tiếp tục cố gắng hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ quan trọng mà Quốc hội đã trao cho và làm cho nước ta có một bản Hiến pháp xứng đáng với những thắng lợi và những tiến bộ vẻ vang của nhân dân ta”.

Hai năm sau, ngày 15/4/1960, trong bài diễn văn kết thúc kỳ họp thứ 12, cũng là kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá kỳ họp thứ 8 “có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng” vì nó triển khai việc sửa đổi Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để đến kỳ họp tiếp theo, kỳ họp thứ 9 vào cuối năm 1959, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi và ban hành vào ngày đầu tiên của năm 1960.

4-1959 HCM chủ tọa phiên họp HN trung ương lần thứ 16.jpg (56KB)Tháng 4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp HN trung ương lần thứ 16.

Cần lưu ý rằng, ngay tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá I, diễn ra vào tháng 11/1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cũng là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Nhưng đáng tiếc rằng, Bản Hiến pháp này chưa kịp ban hành thì chiến tranh bùng nổ trên toàn quốc (19/12/1946).

Vì thế, cho dù Bản Hiến pháp 1946 được đánh giá như một nội dung mẫu mực của một bộ luật cơ bản xác lập thể chế Dân chủ – Cộng hoà, không chỉ xác lập một sự tiến bộ vượt bậc trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam mà còn xác định một thể chế tiên tiến trong nền chính trị của thế giới, nhưng nó chưa bao giờ được chính thức ban hành.

Vì thế, bản Hiến pháp sửa đổi được tổ chức soạn thảo tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9 chính là bản Hiến pháp đầu tiên được ban hành!

Điểm lại những dấu ấn của Quốc hội khoá I: cuộc Tổng tuyển cử tổ chức vào ngày 6/1/1946 bầu ra 333 đại biểu, được bổ sung không qua bầu cử 70 đại biểu dành cho 2 đảng đối lập với Việt Minh là Việt Quốc và Việt Cách. Đại biểu trẻ nhất 22 tuổi (chính là nhà văn Nguyễn Đình Thi) và cao tuổi nhất là 64 tuổi (cụ Ngô Tử Hạ, nhân sĩ công giáo).

Có 4 đảng chính trị là Dân chủ, Xã hội và 2 đảng trên cùng Nhóm Mác xít (bộ phận công khai của Đảng Cộng sản tự giải tán từ 11/1945). Sau những biến cố chiến tranh đã có 116 đại biểu bị tước quyền, còn lại 287 đi theo kháng chiến đến ngày kết thúc thắng lợi.

Nổi bật là những tấm gương của các đại biểu đã hy sinh trở thành những vị liệt sĩ trong Quốc hội: Luật sư, một trí thức công giáo ở Gia Định bị thực dân giết hại ngay trong tháng 7/1946; Bác sĩ Huỳnh Bá Nhung ở Rạch Giá, nhà cựu học Lê Thế Hiểu đại biểu Quảng Trị, bác sĩ Nguyến Văn Luyện, và học giả Nguyễn Văn Tố, vị Trưởng ban thường trực Quốc hội (chủ tịch) đầu tiên, bị giặc Pháp bắt, tra tấn, dụ dỗ không được đã giết hại.

Đánh giá về Quốc hội khoá I, Bác nói: “Quốc hội ta là Quốc hội dân chủ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á cũng là Quốc hội đầu tiên của các nước thuộc địa cũ được độc lập tự do. Suốt 14 năm, Quốc hội đã đoàn kết nhân dân, giúp đỡ Chính phủ lãnh đạo cuộc kháng chiến thắng lợi và thực hiện nhiều chính sách to lớn ích nước lợi dân”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement