“Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc”

– Ngày 16/4/1959, đến thăm Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam, lấy tư cách “một người có nhiều duyên nợ với báo chí” Bác có một bài phát biểu dài phân tích bản chất của báo chí cách mạng, những kinh nghiệm viết báo ở ngoài nước và trong nước cũng như những căn bệnh thường thấy của người làm báo.

Bác nói: “Ưu điểm của các cô các chú không ít, nhưng khuyết điểm thì cũng còn nhiều… Cái bệnh dùng chữ là phổ biến trong tất cả các ngành. Đáng lẽ báo chí phải chống lại cái bệnh đó, nhưng trái lại, báo chí lại tuyên truyền cho cái tệ đó. Cố nhiên có những chữ ta không thể dịch được thì ta phải mượn chữ nước ngoài…

Tóm lại chúng ta dùng chữ nhiều quá, có khi lại còn dùng sai nữa. Mong rằng báo chí cố gắng sửa đổi cái tệ ấy đi. Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi”.

aBác đang xem thông báo về phong trào thi đua diệt dốt trong hai năm 1948-1949 của hai tỉnh Hà Tĩnh và Thái (48KB); BNHCM Ngày 16-4.doc (28KB)Bác đang xem thông báo về phong trào thi đua diệt dốt trong hai năm 1948-1949 của hai tỉnh Hà Tĩnh và Thái Nguyên.

Nói về làm báo cũng là một lao động nặng nhọc, Bác chia sẻ: “…Nghề nào cũng khó, không có nghề nào dễ, phải có ý chí tự cường, tự lập, kém thì phải cố mà học. Chúng ta phải làm thế nào để vượt được khó khăn, làm tròn nhiệm vụ. Người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn, chứ không chịu thua khó khăn. “Không có việc gì khó, có chí thì làm nên”. Câu nói đó rất đúng

Bác đã dành nhiều thời gian để nói đến những kỷ niệm cũng là những kinh nghiệm của một người viết báo và làm báo, trong đó có kỷ niệm “Khi đã biết viết báo, mình lại muốn viết tiểu thuyết. Nhưng lại e rằng biết chữ Tây võ vẽ như mình thì viết tiểu thuyết sao được.

Tình cờ đọc một truyện ngắn của Tolstoi, thấy viết một cách rất giản dị, dễ hiểu, thì cho rằng mình cũng viết được… Từ đó mình bắt đầu viết những truyện ngắn. Lúc đó mình sống ở khu phố công nhân nghèo, hiểu rõ đời sống của họ, mình cứ viết những điều mắt thấy tai nghe.

Viết xong đưa đến báo Nhân Đạo (L’ Humanité) và nói với đồng chí phụ trách về văn nghệ: “Đây là lần đầu tiên tôi thử viết truyện ngắn, nhờ đồng chí xem và sửa lại cho”. Đồng chí ấy xem xong rồi bảo: “Được lắm,  chỉ cần sửa lại một vài chỗ thôi”.

Cách mấy hôm sau, thấy chuyện của mình được đăng báo thì sướng lắm. Sướng hơn nữa là nhà báo trả cho 50 France tiền viết bài. Chà! Lần đầu tiên được trả tiền viết báo. Với 50 France đó mình có thể sống 25 ngày không phải đi làm, tha hồ tham gia mít tinh, tha hồ viết báo, tha hồ đi xem sách…”

Phần cuối bài nói, Bác nhấn mạnh: “Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phục vụ ai?… Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động… phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu ..  Tất cả những bài Bác viết chỉ có một đề tài là: chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó. Kinh nghiệm của 40 năm là không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement