“Biến thành chính sách của nhân dân”

– Ngày 12/4/1952, Báo “Cứu Quốc” đăng bài “Cụ Hồ và cuốc cỏ bỏ phân”, ký tên Đ.X chính là do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết.

Bài báo cho biết, Chủ tịch nước đã nhận được hàng vạn bức thư của các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi, của bà con nông dân và chiến sĩ, lao động gửi tới thông báo về thành tích tăng gia sản xuất.

Bài báo trích nội dung thư của một chị chiến sĩ nông nghiệp được gặp Cụ Hồ đã hứa: “Sẽ vận động bà con trong làng ra sức cuốc cỏ bỏ phân, làm mùa thật tốt”, tức là thực hiện một hướng dẫn khoa học để lao động của người dân có kết quả  thiết thực.

HCM bên lá cờ tổ quốc,ảnh do một sĩ quan Anh chụp đầu năm 1946,lưu trữ tại Bảo tàng Chiến tranh Ho (63KB)Bác Hồ bên lá cờ tổ quốc, ảnh do một sĩ quan Anh chụp đầu năm 1946, lưu trữ tại Bảo tàng Chiến tranh Hồ Chí Minh.

Kết luận bài báo, tác giả tin tưởng rằng chính sách tăng gia và tiết kiệm của Chính phủ và Đoàn thể nhất định thành công vì chính sách ấy “đã thấm nhuần và đã biến thành chính sách của nhân dân”.

Bài báo này biểu hiện kết quả bước đầu của phong trào thi đua yêu nước do Bác phát động nhằm thu hút toàn dân tham gia vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lúc này đã bước vào một thời kỳ quyết liệt mà thắng lợi của nó, theo quan điểm của Bác, không chỉ ở trên chiến trường.

Trong một bức thư “gửi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ toàn quốc” được viết vào thời điểm này (4/1952), Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: “Kế hoạch tăng gia sản xuất và tiết kiệm do Chính phủ đề ra, đã được Ban thường trực Quốc hội đồng ý, đã được Ban chấp hành trung ương Mặt trận Liên Việt đồng ý; Đã được các đoàn thể nhân dân đồng ý; Đã được các đại biểu chính quyền các khu, các tỉnh và các đại biểu quân đội ta thảo luận kỹ và đồng ý.

Nghĩa là kế hoạch này là một kế hoạch rất dân chủ, rất thiết thực, rất ích nước lợi dân… Thực hiện kế hoạch này chẳng những có ý nghĩa kinh tế to lớn, mà lại có ý nghĩa chính trị to lớn. Nó giáo dục cán bộ và nhân dân về quyền hạn và nhiệm vụ dân chủ…

Vậy tôi yêu cầu cán bộ các ngành, các đơn vị, từ trung ương đến khu, đến xã phải nghiên cứu rất kỹ lưỡng, phải hiểu biết rất rõ ràng kế hoạch này. Tôi yêu cầu các cán bộ thấm nhuần kế hoạch rồi phải giải thích tuyên truyền cho mọi chiến sĩ, mọi người thấm nhuần kế hoạch, để thực hiện kế hoạch cho kỳ được.”

Đó chính là phương thức chỉ đạo thực hiện một đường lối, chính sách mà phong trào quần chúng là thước đo hiệu qủa mà hiệu ứng của nó chính là việc xây dựng nền dân chủ làm cho mọi chính sách của đoàn thể chính trị và nhà nước trở thành “chính sách của nhân dân”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement