Bác Hồ và nhà triết học Anh Bertrand Russel

– Ngày 7/4/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về tình hình chiến sự trên cả nước và một số vấn đề về ngoại giao.

Bìa sách Hồ chí minh một bản biên niên sử mới được xuất bản tại Đức.

Bìa sách Hồ Chí Minh một bản biên niên sử mới được xuất bản tại Đức.

Bác lưu ý việc tăng cường công tác vận động ngoai giao nhân dân, cần tuyên truyền về Toà án xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam do Huân tước và triết gia nổi tiếng người Anh (năm đó đã 94 tuổi), một người có cảm tình đặc biệt đối với nhân dân ta, đề xướng để tranh thủ dư luận quốc tế.

Bertrand Russel (1872 – 1970) là một nhà triết học và cũng là một chiến sĩ hoà bình nổi tiếng người Anh. Tháng 7/1964, ông đã dẫn đầu một đoàn đại biểu các tầng lớp nhân dân Anh đến Sứ quan của Mỹ và London phản đối những chính sách xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam và khu vực Đông Dương. Uy tín của ông đã thu hút được nhiều nhân vật tên tuổi tham gia.

Ngay sau khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, ném bom miền Bắc, Bertrand Russet đã gửi điện đến Chủ tịch Hồ Chí Minh lên án hành động chiến tranh của Mỹ.

Ngày 10/8/1964, Bác đã gửi điện cảm ơn, trong đó nêu rõ: “Chúng tôi luôn thiết tha với hoà bình và chủ trương giải quyết vấn đề Việt Nam bằng phương pháp hoà bình. Tôi cảm ơn cụ đã quan tâm đến tình hình nghiêm trọng do Mỹ gây ra trên đất nước chúng tôi và xin gửi cụ lời chào kính trọng”.

Ngày 15/11/1966, theo sáng kiến của Bertran Russel, một Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ, mang tên ông được thành lập và đã tiến hành hai phiên xét xử, lần thứ nhất từ 2 đến 13/5/1967 tại Stockholm (Thuỵ Điển) và lần thứ hai từ 20/11 đến 1/12/1967 tại Copenhaguen (Đan Mạch) gây tiếng vang thu hút ngày càng đông đảo giới tri thức và nhân dân các nước ủng hộ nhân dân Việt Nam.

Ngày 19/11/1966, Bác đã gửi điện tới Betrand Russel nhấn mạnh “… Toà án sẽ góp phần thức tỉnh lương tri của nhân dân… Kiên quyết đấu tranh cho đến thắng lợi cuối cùng vì sự nghiệp chính nghĩa của mình, nhân dân Việt Nam đánh giá cao và hết lòng ủng hộ sáng kiến cao quý của cụ…”.

Sau phiên xét xử đầu tiên, Bác lại gửi điện tới nhà triết học Anh khẳng định: “Sự nghiệp cao cả mà cụ đã đề xướng ra nay bước đầu được thực hiện… Đó là một sự kiện quốc tế rất quan trọng… Nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới đều mong đợi sự thành công của Toà án quốc tế”.

Cũng nhân dịp này, Bác còn gửi điện tới Nhà triết học nổi tiếng người Pháp Jean Paul Satre là đồng chủ tịch Toà án này bày tỏ niềm tin tưởng: “… Chắc chắn các dân tộc và tất cả những người yêu chuộng hoà bình và công lý sẽ sát cánh với các vị, nhiệt tình ủng hộ các vị”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement