– Ngày 15/3/1924 Tờ báo “L’Unita” (Đoàn kết) của Đảng Cộng sản Italia đã đăng nội dung trả lời phỏng vấn nhà báo Giôvanni Giécmanettô của Nguyễn Ái Quốc, lúc này đang có mặt ở nước Nga Xô viết.
Tự giới thiệu về mình “tôi là người An Nam, bị Pháp cai trị, học sinh Trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva. Tôi tên là Nguyễn Ái Quốc”, người được phỏng vấn trả lời tiếp câu hỏi “Tại sao anh lại sang châu Âu?”: “Trước đây tôi có đọc một số tờ báo phát hành sang nước tôi… Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “mẫu quốc” ra sao và tôi đã tới Paris. Khi trường Đại học Phương Đông ở Matxcơva mở, tôi bèn xin học”.
Ngày 15/3/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đoàn đại biểu phong trào hòa bình Pháp thăm VN.
Nguyễn Ái Quốc cũng cho biết: “Tôi đã đọc nhiều tuyên bố ủng hộ và đoàn kết của những người chống đối (chống chủ nghĩa thực dân), nhưng không người nào đem lại cho chúng tôi sự giúp đỡ thiết thực để thoát khỏi chế độ nô lệ mà “những người gieo rắc văn minh” đã giam hãm chúng tôi…
Nhiều người đã hiểu tình trạng kém cỏi của chúng tôi nhưng chưa có ai, trừ những người làm cách mạng Nga chỉ cho chúng tôi con đường đi đến giải phóng… chính đồng chí Itlitxơ (Lênin) thân mến của chúng tôi đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đi đầu để làm cho chúng tôi có khả năng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới”.
Khi được phóng viên hỏi: “Tay anh làm sao thế?”, Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Không sao, tôi mang vòng hoa của học sinh viếng Lênin, vì thế hai ngón tay tôi bị tê cóng…”. Với câu hỏi “Khi học xong, anh dự định làm gì?” Nguyễn trả lời: “Dĩ nhiên là tôi sẽ trở về Tổ quốc tôi để đấu tranh cho sự nghiệp của chúng tôi… Chúng tôi hiểu rõ là chúng tôi có trách nhiệm rất nặng nề, và tương lai của các dân tộc thuộc địa tuỳ thuộc vào sự tuyên truyền và tinh thần hy sinh của chúng tôi…”. Bài phỏng vấn cũng giành để giới thiệu về trường đại học Phương Đông như một “sáng kiến bônsêvich”của nước Nga.
Cũng trong ngày hôm ấy, Nguyễn Ái Quốc đang công tác tại “Phân bộ số 33” viết thư gửi Chủ tịch Quốc tế Cộng sản Zinoviev đề nghị cho được gặp “để tôi thảo luận với đồng chí về tình cảnh những thuộc địa của Pháp”.
Đó là những quan điểm đầu tiên mà Hồ Chí Minh lựa chọn con đường thực hiện những mục tiêu yêu nước của mình hướng về nước Nga Xô viết.
X&N
bee.net.vn