“Xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn đọc”

  Ngày 14/3/1962, báo “Nhân Dân” đăng bài báo “Làm thế nào cho lạc thêm vui?” dưới bút danh “T.L”. Với bút danh đã trở nên quen thuộc với độc giả, Bác đề cập tới một vấn đề tưởng chừng rất nhỏ: việc dùng lạc để làm kẹo diễn ra ở quê hương của mình là tỉnh Nghệ An, cũng là một địa phương chuyên sản loại nông sản vào thời điểm đó có giá trị xuất khẩu cao.

Bài báo mở đầu bằng một đoạn văn vần: “Dân Nghệ nhà choa/ Mỗi năm ăn quà/ Hết chín nghìn bẩy (9.720) tấn gang!”. Xin giải thích: “Những năm bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân các nước anh em ta đều thắt lưng buộc bụng để mua thêm máy móc và nguyên liệu của nước ngoài…

Trong những năm ấy, những thứ của ngon vật quý như quả trứng gà ta, quả cây tốt, vải vóc đẹp… nhân dân đều nhịn, không ăn, không dùng, để đưa ra nước ngoài, đổi lấy máy móc”.

Tháng 3/1960, Hồ Chủ tịch thăm Trường thiếu nhi các dân tộc vùng cao ở Thái NguyênTháng 3/1960, Hồ Chủ tịch thăm Trường thiếu nhi các dân tộc vùng cao ở Thái Nguyên.

Bài báo liên hệ với hoàn cảnh nước ta: “… Các nước anh em giúp ta nhiều, nhưng ta cũng phải mua một số ở nước khác. Muốn mua thì phải có nhiều ngoại tệ, hoặc lấy nông sản mà đổi, ví dụ: lấy lạc đổi lấy gang. Muốn làm như vậy thì ta phải tiết kiệm lạc. Đằng này chúng ta lại phung phí lạc lu bù.

Báo “Nhân Dân” có đăng bài nói ở Nghệ An “trên trời, dưới lạc”. Từ thành thị đến thôn quê, từ ngoài đường đến trong chợ, đâu đâu cũng làm và bán kẹo lạc. Chí ít mỗi thành cũng hết 54 tấn lạc, mỗi năm hết 650 tấn. Nếu đưa ra nước thì 1 tấn lạc đổi được 15 tấn gang.

Thế là nếu đồng bào Nghệ chịu khó “thắt lưng buộc bụng một chút, tiết kiệm lạc để xuất khẩu, thì mỗi năm đổi được 9.720 tấn gang. Và nếu đồng bào các nơi khác đều tiết kiệm lạc thì mỗi năm chúng ta có thể đổi hàng trăm máy cày cho nông thôn… Vậy có thơ rằng: “Làm thế nào cho lạc thêm vui? Đổi lấy máy móc, thì bày tui quyết làm”.

Giờ đây, sau gần nửa thế kỷ đọc lại bài báo này, cho dù đã qua rất nhiều biến đổi của đất nước, nhiều thay đổi trong quan điểm phát triển kinh tế, nhưng cái tinh thần tiết kiệm, chắt chiu tích luỹ nguồn lực vẫn là một nhân tố mà nền kinh tế thời nào cũng phải quan tâm. Bài báo viết nhẹ nhàng, đổi chữ “vui” với “lạc” khi đề câp tới một chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Nhưng người viết bài báo này cũng rất nghiêm túc, khi chúng ta biết rằng, một tháng sau, trong một bài viết có nhan đề “Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu” cũng đăng trên báo “Nhân Dân” (17/4/1962) và cũng ký tên “T.L”, ở cuối bài, Bác đã viết lời xin lỗi độc giả vì những sai sót của bài báo trước: “Đúng ra là 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn (1 tẫn rưỡi) gang. Vì để sót một dấu phẩy (,) mà viết sai thành 15 (mười lăm) tấn gang. Đó là một thái độ không nghiêm túc, cẩn thận, T.L xin thật thà tự phê bình và xin lỗi bạn đọc”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement