– Ngày 7/3/1946, Hồi ức “Những năm tháng không thể nào quên” thuật lại: tại Bắc Bộ phủ, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bội Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng và Cố vấn Vĩnh Thuỵ đồng tiếp J.Sainteny để bàn việc triển khai tiếp bản Hiệp định sơ bộ vừa ký kết ngày hôm trước. Người đứng đầu nhà nước Việt Nam đặt vấn đề cuộc hội đàm chính thức nên được tổ chức tại Paris.
Đầu giờ chiều, Bác đạt được thoả thuận với J.Sainteny sẽ cùng ký dưới một thông báo chung để bố cáo rộng rãi trong đó có nội dung: “Chính phủ Pháp thừa nhận Việt Nam tự thành lập một chính phủ riêng của mình để cho Việt Nam hoàn toàn tự do trong việc thiết lập chính quyền.
Tháng 3/1951, Bác cùng các đại biểu phụ lão và thiếu nhi tại ĐH Thống nhất Mặt trận Liên Việt.
Chính phủ Việt Nam không phản đối việc quân đội Pháp trở lại một cách hoà bình để thay thế quân đội Trung Quốc làm nhiệm vụ ở khu vực Đông Dương từ Bắc vĩ tuyến 16 trở lên. Việc đầu tiên thực hiện Hiệp định sơ bộ là chấm dứt mọi cuộc xung đột trên lãnh thổ Đông Dương, 24 giờ sau khi bản thông báo này đựoc phát đi trên các làn sóng đài phát thanh Hà Nội và đài phát thanh Sài Gòn”.
16 giờ ngày hôm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc mít tính lớn của đông đảo nhân dân trước Nhà Hát lớn thành phố để giải thích về nội dung bản hiệp định đã ký kết. Sau phát biểu của Võ Nguyên Giáp kết thúc bằng sự khắng định: “Tư tưởng chỉ đạo, mục đích của Chính phủ là hoà bình vì tiến bộ. Con đuờng mở ra với hiệp định chính là con đường dẫn chúng ta đến độc lập trong một ngày gần đây, thật sự và hoàn toàn. Đó là mục đích của chúng ta”, Vũ Hồng Khanh, người tham gia ký bản hiệp định cũng xác nhận : “Mục đích của chúng ta là độc lập hoàn toàn. Mục đích đó, chúng ta không chỉ một bước mà đạt được”.
Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên tiếng: “Nước ta độc lập thực sự từ tháng Tám 1945. Nhưng tới nay chưa một cường quốc nào công nhận nền độc lập của ta. Cuộc điều đình với nước Pháp sẽ mở ra con đường làm cho quốc tế thừa nhận ta. Nó dẫn ta đến vị trí ngày càng chắc chắn trên trường quốc tế . Đó là một thắng lợi về mặt chính trị… Đồng bào nên bình tĩnh, đoàn kết, trong kỷ luật”.
Cuối cùng, vị Chủ tịch của nước Việt Nam Mới tuyên bố: “Tôi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt đời đã cùng đồng bào chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Tôi thà chết chứ không bán nước !”. Cùng trong ngày, Bác ký giấy uỷ nhiệm cho các phái viên đặc biệt của Chính phủ là Hoàng Quốc Viêt và Huỳnh Văn Tiểng vào Nam Bộ để giải thích và thi hành Hiệp định Sơ bộ 6/3.
Một năm sau đó, ngày 7/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các vị Phạm Văn Bạch và Nguyễn Văn Tây, lãnh đạo “Phòng Nam Bộ” cơ quan trực thuộc Chính phủ theo dõi và hỗ trợ cho phong trào kháng chiến Nam Bộ. Thư có đoạn: “Dù gay go mấy, chúng ta cũng không sợ, không hoang mang, vì chúng ta biết trước những sự gay go khốn nạn đó. Vì chúng ta tự tin đủ sức khắc phục nó. Và vì chúng ta chắc thắng lợi cuối cùng sẽ về tay ta”.
X&N
bee.net.vn