– Ngày 26/2/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh thảo điện mật gửi Đặng Việt Châu, phái viên của Chính phủ tại Thanh Hoá yêu cầu nhanh chóng củng cố quyền lực của chính quyền ở 6 châu thượng du vẫn phải thuộc quyền hành chính của tỉnh và phải có đại diện chính phủ tham gia các Uỷ ban của 6 châu thượng du đó.
Đồng thời Bác nhắc Văn phòng gửi điện cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá phải đăng lá thư “Gửi đồng bào thượng du” và động viên các vị quan lang và dân chúng để củng cố hậu phương vào thời điểm chiến tranh đang lan rộng.
Tháng 2/1961, Bác Hồ trở lại thăm chiến khu Cao Bằng xưa.
Bức thư “Gửi đồng bào thượng du” viết: “Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào thiểu số đã tỏ lòng nồng nàn yêu nước… Tôi nhận được nhiều thơ của đồng bào Thổ, Mường, Nùng, Mèo, Mán… đều nói kiên quyết ủng hộ Chính phủ, kháng chiến đến cùng, chống giặc thực dân, để giữ gìn giang sơn đất nước…
Tôi thay mặt Chính phủ cảm ơn đồng bào và trân trọng hứa rằng: Đến ngày kháng chiến thành công, Tổ quốc và Chính phủ sẽ luôn luôn ghi nhớ những công lao của đồng bào…”.
Đồng bào các dân tộc ít người ở Cao Bằng đón chào Bác.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc, Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác vận động bà con các dân tộc ít người và trong thực tế, chiến khu cách mạng thường là địa bàn sinh sống của cộng đồng nhiều thành phần dân tộc ít người đã có những đóng góp to lớn vào thắng lợi của cách mạng.
Ngay sau ngày, giành được chính quyền, tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt vẫn quan tâm cử người ở lại chiến khu củng cố căn cứ địa phòng khi phải trở lại, mặt khác luôn quan tâm đến các dân tộc ít người trong quá trình xây dựng chính sách quốc gia.
Ngày 23/11/1945, tiếp đoàn đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang về thăm Thủ đô, Bác phát biểu:
“Trước khi nước ta được độc lập, các đồng bào trên đó ai nấy đã nhiệt tâm yêu nước, yêu nòi, đã gắng sức giúp anh em Việt Minh trong cuộc vận động giải phóng dân tộc rất nhiều. Chính tôi có đi qua các miền anh em ở, tới đâu cũng nhận thấy anh em Thổ, Mán (nay gọi là dân tộc Dao và Tày) ai nấy đều một lòng mong Tổ quốc độc lập, ghét oán bọn giặc xâm lăng.
Trước kia, còn thời Pháp, Nhật, tất cả già trẻ, đàn ông, đàn bàn… ai cũng tham gia cách mạng hoặc ra mặt trận giết giặc, hoặc ở đằng sau trồng trọt ngô khoai, giúp cho quân lính mình. Bây giờ, nước ta độc lập, tôi thay mặt đồng bào Kinh cảm ơn anh chị em….
Bao giờ bọn giặc Pháp không trở lại được nữa, đồng bào Kinh sẽ được rảnh rang giúp đồng bào Thổ, Mán nhiều hơn. Chính phủ cũng sẽ giúp cho đồng bào Thổ, Mán như sẽ giúp cho các dân tộc nhỏ khác đuợc có đủ ruộng làm, đủ trâu bò cày…
Tôi nhờ anh chị em về nói lại với đồng bào trên ấy biết rằng đồng bào Kinh và Chính phủ thương mến đồng bào Mán, Thổ, coi như anh chị em một nhà và khuyên anh chị em gắng sức để đi tới thái bình để cùng hưởng chung”.
Và chỉ 10 ngày sau, ngày 3/12/1945, phát biểu tại Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam họp tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ:
“Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân chia nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia, các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập càng cần đoàn kết hơn…” đồng thời nêu rõ:
“Anh em thiểu số chúng ta sẽ được: 1. Dân tộc bình đẳng, Chính phủ sẽ bãi bỏ hết những hủ tục cũ, bao nhiêu bất bình trước sẽ sửa chữa đi; 2. Chính phủ sẽ gắng sức giúp cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt…; Các dân tộc được tự do bày tỏ nguyện vọng và phải cố gắng để cùng giành cho bằng đuợc độc lập hoàn toàn và thái bình”.
X&N
bee.net.vn