– “Ngày 21/2/1958, Bác chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị thông qua kế hoạch xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng… Bác nhắc lập kế hoạch phòng không nhân dân, một vấn đề rất mới và phải nói là sớm, đó là nghiên cứu kế hoạch phòng không nhân dân”.
Đó là đoạn trích trong hồi ký của Thượng tướng Văn Tiến Dũng. Nhắc đến sự kiện này vị Tổng tham mưu trưởng muốn nói đến tầm nhìn xa và khả năng dự đoán thiên tài của Bác, vì 6 năm sau (1964), đế quốc Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.
Ngày 21/2/1958, Bác Hồ xem các mặt hàng thủy tinh tại Hội chợ triển lãm tiểu thủ công, Hà Nội.
Có thể nói, tri thức, kinh nghiệm cùng bản lĩnh được tôi luyện qua thực tế hoạt động cách mạng rất phong phú và quyết liệt đã tạo cho Bác một năng lực dự đoán đáng được nghiên cứu như môt năng lực xuất chúng. Chính nhờ năng lực này mà cách mạng Việt Nam đã chủ động vượt qua nhiều thử thách tưởng chừng khó vượt qua.
Ngay trong thời kỳ hoạt động nhằm xây dựng lực lượng chuẩn bị cơ hội khởi nghĩa giành chính quyền, Bác đã đưa ra những dự đoán rất đúng về tình thế bùng nổ cuộc chiến tranh Thái Bình Dương trước cả sự kiện Trân Châu Cảng.
Năm 1942, khi viết “Diễn ca Lịch sử nước ta” nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước trong dân chúng thì ở cuối tác phẩm này, trong phần ghi chú “Những năm quan trọng”, Bác kết thức bằng dòng “1945: Việt Nam độc lập”.
Năm 1949, giữa lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra rất gian khổ và ác liệt, với bút danh Trần Lực, Bác đã viết một truyện ký giả tưởng có nhan đề “Giấc ngủ 10 năm” và được Tổng bộ Việt Minh xuất bản trong năm 1949. Thông qua giấc mơ của một chiến sĩ bị thương, diễn biến cuộc kháng chiến của quân ta kết thúc bằng một “trận đánh rất lớn” buộc đối phương phải bước vào bàn hội nghị đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến gần như đã diễn ra thành hiện thực trong những năm sau đó.
Năm 1950, trên đuờng đi Chiến dịch Biên giớí, Bác viết một bút ký “Vừa đi đường vừa kể chuyện” (ký tên là T.Lan) trong đó tiên đoán :”Cuộc kháng chiến của chúng ta tuy gian khổ, nó có thể kéo dài bốn, năm năm nữa, nhưng cuối cùng chúng ta nhất định thắng lợi”. Sự thực cho thấy cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vào năm 1954 -1955.
Sau những dự kiến về cuộc chiến tranh bằng không quân Mỹ đánh ra miền Bắc nước ta để làm tốt công tác phòng không nhân dân, ngay từ cuối năm 1962, Bác đã yêu cầu Tư lệnh Phòng Không – Không quân Phùng Thế Tài phải nghiên cứu về loại máy bay chiến lược B52 mới mẻ lúc này còn đang là con bài chiến lược chưa từng tham gia tác chiến ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Bác cũng tiên đoán rằng một trận quyết chiến chiến lược sẽ diễn tra trên bàu tời Thủ đô trước khi xcuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn.
Vậy mà chỉ 3 năm sau (1965) Mỹ đã sử dụng loại vũ khí tối tân nhất này trên chiến trường miền Nam rồi từng bước đánh ra miền Bắc và sử dụng tổng lực trong cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972. Lịch sử Binh củng Phòng không-Không quân cho biết chính từ yêu cầu này của Bác, công tác tình báo và xây dựng phương án tác chiến để đối phó với B52 đã được chủ động chuẩn bị rất sớm và rất kỹ. Vì thế, khi phải giáp mặt với B52 chúng ta đã hạn chế được sức mạnh của nó đồng thời từng bước bắn bị thương và bắn rơi loại khí tài cho đến nay chưa bao giờ bị bắn hạ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới trừ Viêt Nam.
X&N
bee.net.vn