Chuyến xuất ngoại đầu tiên ngoài “phe” XHCN

– Ngày 4/2/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà lên đường đi thăm chính thức Cộng hoà Ấn Độ và Liên bang Miến Điện (nay gọi là Myanmar).

Đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của Bác cùng đoàn chính phủ ta sang thăm chính thức những quốc gia châu Á nằm ngoài “phe” xã hội chủ nghĩa và là những nước có vai trò quan trọng ở lục địa này.

Bối cảnh khi đó là nguy cơ Hiệp định Generve bị vô hiệu hoá do sự phá hoại của Mỹ và chính quyền Sài Gòn mà Ấn Độ đang là Chủ tịch của Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Việt Nam.

4-2-1958 HCM thăm cộng hòa Ấn Độ, nhân dân thủ đô Đêli nhiệt liệt chào mừng.jpgNgày 4/2/1958, Bác thăm cộng hòa Ấn Độ, nhân dân thủ đô Dêli nhiệt liệt chào mừng.

Hơn thế, chuyến đi này cũng nhằm đáp lại thịnh tình của Thủ tướng Ấn Độ J.Nerhu đã đến thăm Hà Nội, ngay sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954). Đây cũng là nguyên thủ quốc gia đầu tiên sang thăm chính thức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kể từ khi nước Việt Nam độc lập (1945).

Trước khi rời Hà Nội, Bác nêu rõ mục đích của chuyến đi nhằm “thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Việt Nam, Ấn Độ và Miến Điện, đồng thời để tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc Á – Phi, do đó thêm lực lượng giữ gìn hoà bình thế giới”. Bác nhấn mạnh vai trò của Ấn Độ “là một nước rất to và nhân dân Ấn Độ rất anh dũng”. 23 giờ đêm máy bay mới tới thành phố Calcuta của Ấn Độ.

Cũng cần nói thêm rằng Calcuta là thành phố mà Bác đã dừng chân trên hành trình sang Pháp năm 1946, nhưng lúc đó Ấn Độ vẫn còn là thuộc địa của đế quốc Anh. Với đất nước và nhân dân Ấn Độ, Bác còn có mối thâm tình với một nhà lãnh đạo phong trào dân tộc nổi tiếng của quốc gia đông dân hàng thứ 2 ở châu Á và thế giới nay là Mahatma Gandhi (dân gian gọi là Thánh Cam Địa). Bác đã gặp cụ thân sinh ra M.Gandhi tại Hội nghị của Liên đoàn Quốc tế chống chiến tranh tranh họp tại Brussels (Bỉ).

Tháng 11/1942, trong lúc bị các thế lực quân phiệt Trung Hoa giam cầm, Nguyễn Ái Quốc  đã viết bài thơ “Gửi Nê-ru” cho thấy tình cảm của nhà cách mạng Việt Nam với người đồng chí Ấn Độ (bản dịch từ chữ Hán): “Khi tôi phấn đấu, anh hoạt động/ Anh phải vào lao, tôi ở tù/ Muôn dặm xa với chưa gặp mặt/ Không lời mà vẫn cảm thông nhau/ Đôi ta cảnh ngộ vốn không khác/ Cảnh ngộ giờ đây khác bội phần/ Tôi chốn lao tù người bạn hữu/ Anh trong gông xích bọn cừu nhân”.

Tháng 9/1946, trên đuờng từ Pháp trở về nước bằng đường thuỷ, khi tàu đi ngang Ấn Độ Dương, nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam Bác có gửi điện tới  J.Nerhu lúc này đã trở thành Thủ tướng Chính phủ tại New Delhi “để gửi lời chào anh em tới Ngài và nhân dân của dân tộc Ấn Độ vĩ đại” và bức điện gửi Mahatma Gandhi gửi lời “chúc mừng nồng nhiệt nhất nhân kỷ niệm lần thứ 77 ngày sinh của Ngài và chúc Ngài trường thọ 2 lần 77 tuổi”…

Trong lần đến thăm chính thức này, ngay trong ngày đầu tiên (5/2), Bác đã đến viếng mộ của Mahatma Gandhi và trồng một cây địa mang từ Việt Nam sang làm kỷ niệm. Còn khi đón tiếp Bác, Thủ tướng Ấn Độ J.Nerhu đã phát biểu:

“Hỡi nhà chính trị vĩ đại của nhân dân! Cũng như người cha vĩ đại cuả dân tộc chúng tôi là Thánh Grandhi. Ngài là biểu hiện của một đời sống đơn giản, thanh cao và khắc khổ. Chúng tôi hết lòng cầu với thượng đế rằng cuộc viếng thăm lịch sử của Ngài đến đất nước này sẽ đúc nên những giây chuyền vàng bằng hữu nghị để thắt chặt hai dân tộc chúng ta trong tình nghĩa anh em chói lọi. Tình hữu nghị vĩ đại giữa Ấn Độ và Việt Nam sẽ tiêu diệt những tội ác như chiến tranh, thù oán, tham lam và chủ nghĩa thực dân độc ác…”.

X&N
bee.net.vn

Advertisement