Ngay sau khi Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thân mời Cựu hoàng Bảo Đại nhận làm Cố vấn tối cao.
– Ngày 25/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thông tư cho Uỷ ban Trung Bộ chỉ đạo việc đối xử đối với một số quan lại trong chế độ cũ đã tham gia các vụ đàn áp phong trào cách mạng.
Thông tư yêu cầu “Các Uỷ ban địa phương cần phải tỏ rõ thái độ rộng lượng với các cựu công chức và quan lại ấy. Nếu không thấy nhân dân oán hờn thì cứ để họ sống yên ổn” vì “Chính phủ muốn để họ có cơ hội được giác ngộ khiến họ tự ý tham gia vào phong trào kháng chiến kiến quốc một cách thành thực và mong chuộc lại lỗi lầm xưa”.
Sáng mùng 1 Tết Quý Mão, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến chúc Tết các chiến sĩ cảnh sát giao thông
Trước đó, ngày 8/10/1945, trên báo “Cứu Quốc”, Bác đã viết bài “Khoan hồng mà không nhu nhược” trong đó nêu rõ chính sách của Chính phủ Dân chủ Cộng hoà là: “Chính phủ đã tỏ ra, một thái độ rất khoan hồng, chính đại, chỉ coi bọn thực dân Pháp là kẻ thù chính cần tiêu diệt…
Đối với quan lại cũ, trừ những bọn đại gian, đại ác, Chính phủ Cộng hoà ta cũng tỏ một độ lượng không để tâm moi ra những tội cũ đem làm án mới làm gì. Thái độ đó của Chính phủ tỏ rõ một ý muốn duy nhất làm sao đem lại cho dân chúng được tự do độc lập hoàn toàn và để cho tất cả mọi phần tử quốc dân được hưởng tự do độc lập như muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời…”
Bài báo cũng phê phán hiện tượng “tại thôn quê thường xảy ra những cuộc bắt bớ lung tung, những cuộc tịch thu bừa bãi không phải vì quyền lợi của dân chúng mà chỉ vì thù riêng, vì tư lợi” và ra lệnh “Các Uỷ ban Nhân dân không được bắt người vô tang chứng, không được tịch thu của cải trái phép” và nhắc nhở: “Phải khoan hồng nhưng không nhu nhược, như vậy mới thực là biết phụng sự quyền lợi quốc gia”.
Ngay sau khi Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thân mời Cựu hoàng Bảo Đại nhận làm Cố vấn tối cao của Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, mời cựu Thượng thư Bộ Hình Bùi Bằng Đoàn làm người đứng đầu Cơ quan Thanh tra đặc biệt chuyên xử lý các việc làm phi pháp của nhân viên Chính phủ… Bác cũng quan tâm đến cuộc sống của các thành viên trong hoàng tộc và trên thực tế rất nhiều quan lại cũ và tôn thất nhà Nguyễn đã tham gia vào sự nghiệp chung của cách mạng…
Ngày 25/1/1948, Bác gửi tới cụ Ưng Uý, một cựu quan lại cao cấp và là người của Hoàng tộc, thân sinh ra nhà bác học Bửu Hội đang sống tại Huế một bức thư “xin mời cụ tham gia kháng chiến để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bỏ dở của các vị tiền bối Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc”.
Đáp lại, cụ Ưng Uý đã lên chiến khu và ra lời tuyên bố (26/2/1949): “Tôi vốn là cựu quan chức Nam triều và là người trong Hoàng gia. Nay thực dân Pháp thực hiện mưu mô lấy người Việt trị người Việt, tôi phẫn uất quá nên tôi phải lìa nhà lên chiến khu, nguyện theo Chính phủ để giúp một phần hiểu biết vào công cuộc kháng chiến cho đỡ nỗi phẫn uất trong lúc tuổi già…”
X&N
kienthuc.net.vn