– Ngày 22/1/1924, Nguyễn Ái Quốc đang học và làm việc tại Liên Xô thì nhận được tin V.I.Lenin đã từ trần vào đêm hôm trước (21/1/1924).
Nguyễn Ái Quốc đã tới trụ sở Quốc tế Nông dân ở Matxcova để dự phiên họp bất thường.

Tháng 1 /1960, Bác Hồ giành nhiều thời gian thăm hỏi bà con kiều bào Thái Lan về nước
Tại đây, Nguyễn Ái Quốc được phân công cùng một số đồng chí khác viết “Lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân”.
Văn kiện kêu gọi: “Nghĩa vụ thiêng liêng của chúng ta là thực hiện những lời khuyên quan trọng nhất của Lenin. Điểm quan trọng nhất trong di huấn chính trị của Người là thực hiện liên minh công nông, củng cố khối đoàn kết nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị…
Hãy cất lên thật to, thật mạnh giữa quần chúng nông dân lời kêu gọi: Nông dân và công nhân ở tất cả các nước hãy đoàn kết lại!”
Sau đó, Nguyễn Ái Quốc đã viết một bài bày tỏ cảm xúc trước sự kiện này và được đăng trên tờ “Pravda” (Sự Thật). Bài báo có nhan đề “Lenin và các dân tộc thuộc địa” mở đầu bằng câu: “Lenin đã mất! Tin này đến với mọi người như sét đánh ngang tai, truyền đi khắp các bình nguyên châu Phi và các cánh đồng xanh tươi ở châu Á..
Lenin đã mất rồi thì chúng ta biết làm thế nào? Liệu có những người dũng cảm và rộng lượng như Lenin để không quản thời gian và sức lực chăm lo đến sự nghiệp giải phóng của chúng ta không? Đó là những điều mà quần chúng nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa băn khoăn tự hỏi…
Còn chúng tôi những người cộng sản, những người sinh ra ở các thuộc địa, chúng tôi vô cùng đau đớn… Song chúng tôi tin tưởng rằng Quốc tế Cộng sản và các phân bộ của nó, trong đó có các chi bộ ở các nước thuộc địa sẽ thực hiện được những bài học và những lời giáo huấn mà vị lãnh tụ để lại cho chúng ta…
Khi còn sống Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội. Lenin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”.
X&N
bee.net.vn