“Đánh kẻng còn hơn gẩy đàn”

– Ngày 17/1/1926, lúc này Nguyễn Ái Quốc với bí danh là Lý Thuỵ đang hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc) nhằm tập hợp các thanh niên từ trong nước mới sang. Trên báo “Thanh Niên” do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đăng bài “Báo chí bình dân” nhằm đưa ra một quan niệm về báo chí cách mạng. 

Bài báo viết: “Các bạn chúng ta phàn nàn nhiều lần rằng các bài báo của ta thiếu trau chuốt để có thể gây ảnh hưởng đến tâm trí dân chúng. Chúng tôi bất chấp (xem thường) việc sử dụng những từ mỹ miều, văn phong lịch lãm, câu chữ đong đưa, nhịp câu đăng đối song hành, những sự tô vẽ văn chương mà các nhà nho ham chuộng. Nhưng ngựơc lại, chúng tôi gắng sức vì lợi ích của tất cả mọi người, dùng một văn phong sáng sủa, chính xác và dễ hiểu.

Ngày 17/1/1967, Bác Hồ tiếp nhân sĩ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở VNNgày 17/1/1967, Bác Hồ tiếp nhân sĩ trí thức Mỹ phản đối chiến tranh ở VN

Vì mục đích của chúng tôi là: 1. đánh trả sự tàn bạo của người Pháp, 2. khích lệ dân tộc An Nam liên kết lại, 3. làm cho họ thấy đuợc nguyên nhân những đau khổ, đói nghèo của họ và chỉ ra cho họ làm thế nào để tránh được những điều đó nên bản báo của chúng tôi làm tròn nhiệm vụ là hồi kẻng báo động … Tiếng đàn cầm chắc chắn hay hơn tiếng kẻng, những trước mối hoạ đang đe doạ chúng ta, tốt nhất là đánh kẻng còn hơn gẩy đàn!

Có nhiều cách làm rung động lòng người. Khóc lóc, than vãn, đọc Kiều hay Tam Quốc đều khiến ta mủi lòng. Nhưng đó chỉ là những cảm xúc thoáng qua và hời hợt mà chúng tôi không muốn gợi lên trong lòng độc giả chúng tôi. Ngược lại, chúng tôi muốn rằng văn của chúng tôi gây được cho họ ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài.

Ví dụ, nếu gặp một nông dân An Nam quần áo tả tơi, chúng tôi sẽ bằng một giọng đầy thương cảm, nhưng che giấu đi niềm xúc động và nuốt nước mắt mà nói rằng: Than ôi! Sao mà số phận anh khốn khổ thế này. Anh mua giống hết 2 đồng, mua phân 4 đồng, thuê thợ 5 đồng và nộp thuế 1 đồng. Tiền anh chi đã lên đến 15 đồng, anh bán thóc được 18 đồng. Nhưng vì anh đã phải nộp thuế chợ 1 đồng, nên thực ra anh chỉ được 2 đồng, mà tiền ấy, anh cũng bị Pháp cướp mất. Vì thế tôi mới bảo rằng anh khốn khổ.

Anh nông dân của chúng ta sẽ không khóc, không than. Nhưng anh ta suy nghĩ, hiểu ra và cuối cùng sẽ vùng lên và làm cái việc tuyên truyền chống chủ nghĩa đế quốc. Còn những ai yêu thơ thì họ cứ tự do đắm chìm mà đọc Cung Oán hay Nhị Độ Mai.”

X&N
bee.net.vn

Advertisement