Thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình

– Ngày 13/1/1960, cách đây tròn nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh ban bố Luật Hôn nhân và Gia đình. Luật đã được kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá II thông qua.

Trong bài nói tại Đại hội Đại biểu nhân dân Hà Nội diễn ra vào buổi tối cùng ngày ký sắc lệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ ý: “Thưa đồng bào yêu quý. Chúng ta đều nhất trí xác nhận rằng kỳ họp lần thứ 11 của Quốc hội đã đạt được kết quả rất to lớn và ảnh hưởng sâu xa. Như Luật Hôn nhân và Gia đình có quan hệ mật thiết đến mọi người dân trong nước, đến cả nòi giống Việt Nam ta. Đạo luật ấy làm cho gái trai thật sự bình quyền, gia đình thật sự hạnh phúc. Toàn thể đồng bào ta đều nhiệt liệt hoan nghênh đạo luật chí tình chí lý ấy”.

Tháng 1/1959, Hồ Chí Minh thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Việt NamTháng 1/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Kỳ họp thứ 11của Quốc hội khoá I diễn ra tại Nhà Hát lớn thành phố Hà Nội từ ngày 18 đến 31/12/1959 có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc sửa đổi Hiến pháp và thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình.

Liên quan đến bộ Luật này, bà Lê Thị Xuyến thay mặt Tiểu ban soạn thảo trình bày văn bản dự thảo, tiếp đó các đại biểu sôi nổi thảo luận về căn bản tán thành bộ luật quan trọng này. Bác Hồ góp ý rằng dự thảo dùng nhiều chữ Hán – Việt, cần sửa để dân dễ hiểu và làm theo; đại biểu Công giáo của tỉnh Hà Tĩnh là ông Vương Đình Long không tán thành “ly hôn” vì nó trái với giáo lý của Đạo…

Sau cùng Bác phát biểu: “Quốc hội đã phát biểu sôi nổi, thế là tốt. Tuyệt đại đa số các đại biểu tán thành Luật Hôn nhân và Gia đình, có một đại biểu không tán thành. Đó là vấn đề tôn giáo. Chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng. Xã hội luôn luôn biến đổi, tiến lên mãi không bao giờ thụt lùi. Đó là quy luật. Chúng ta ra Luật Hôn nhân tức là luật lấy vợ lấy chồng, xây dựng gia đình.

Vì sao trong luật đó lại có điều khoản nói đến ly hôn, tức là bỏ vợ, bỏ chồng? Chính vì chúng ta còn ảnh hưởng của chế độ phong kiến cũ, còn có những đôi vợ chồng bị ép buộc lấy nhau không chung sống với nhau được nữa. Luật phải cho phép họ bỏ nhau để giải phóng cho họ.

Nhưng sau này, nếu ta áp dụng tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, tình trạng ép buộc không còn nữa, gia đình chúng ta xây dựng sẽ hoà thuận, hạnh phúc, thì những điều khoản về ly hôn mà đại biểu Vương Đình Long lo lắng sẽ không cần nữa. Tức là nếu chúng ta áp dụng tốt Luật Hôn nhân và Gia đình, thì sau này, trong một thời gian ngắn, xã hội tiến lên, con người tiến lến, ly hôn sẽ không còn nữa”.

Sáng 29/12/1959, Quốc hội biểu quyết với 193 phiếu thuận và 1 phiếu không biểu quyết. Bác phát biểu:“Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình là nhiệm vụ của toàn dân…”.

X&N

bee.net.vn

Advertisement